[Thiền sư] Pháp Nhãn Văn Ích
- 27 Sep, 2024
Giới thiệu
📀 Ngài Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益, Hōgen Moneki, 885 - 958) là thiền sư Trung Quốc, vị tổ khai sáng tông Pháp Nhãn trong hệ thống ngũ gia thất tông, môn đệ nối pháp của Thiền sư La Hán Quế Sâm và là thầy của Quốc sư Thiên Thai Đức Thiều. Sư là một trong những Thiền sư trội nhất của đời đó và vì vậy dòng Thiền của Sư sau được gọi là Pháp Nhãn tông mặc dù trước đó được gọi là Huyền Sa tông (Huyền Sa Sư Bị). Sư có 63 môn đệ ngộ huyền chỉ. Sư họ Lỗ, người Dư Hàn, xuất gia lúc 7 tuổi với đại sư Toàn Vĩ ở Tân Định Trí Thông Viện, thọ giới cụ túc năm 20 ở Khai Nguyên Tự, vùng Việt Châu, tỉnh Triết Giang.
📀 Sư chú mục vào giới luật, nghe Luật sư Hy Giác giảng dạy ở chùa Dục Vương tại Mậu Sơn Minh Châu, bèn đến đây học tập nghiên cứu chỗ ý chỉ u vi. Sư lại xem sách Nho, đến trường Văn Nhã. Hy Giác bảo: kẻ này là du hạ trong môn của ta. Do huyền cơ một phen dấy lên, những việc tạp nhạp đều buông hết, Sư chống gậy sang phương nam hành khước.
📀 Đến Phước Châu ở trong hội của Trường Khánh Huệ Lăng, Sư tuy chưa phát minh đại sự, mà chúng vẫn kính nể. Sư bèn kết bạn với Thiệu Tu, Hồng Tiến 3 người cùng dẫn nhau đi tham cứu.
📀 Đi đến viện Địa Tạng gặp trời trở tuyết, 3 người cùng xin ngụ tại đây. Trời lạnh, 3 người cùng vây quanh lò sưởi. Thiền sư La Hán Quế Sâm (trụ trì viện Địa Tạng) thấy liền hỏi: Đây là đi làm gì?
Sư thưa: Đi hành khước
Quế Sâm hỏi: Việc hành khước là thế nào?
Sư thưa: Chẳng biết
Quế Sâm bảo: Chẳng biết rất là thân thiết
Quế Sâm lại hỏi cả 3 người: Trong Triệu Luận nói: Trời đất cùng ta đồng gốc, vậy sơn hà đại địa cùng chính mình Thượng tọa là đồng hay khác?
Sư thưa: Khác
Quế Sâm đưa 2 ngón tay.
Sư nói: Đồng
Quế Sâm cũng đưa 2 ngón tay, rồi đứng dậy đi.
Đến tuyết tan, 3 người cùng đến từ biệt đi nơi khác.
Quế Sâm đưa ra đến cửa, hỏi: Bình thường Thượng tọa nói Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức, vậy phiến đá dưới sân này, là ở trong tâm hay ở ngoài tâm?
Sư thưa: Ở trong tâm
Quế Sâm bảo: Người hành khước mắc cớ gì lại để phiến đá trên đầu tâm?
Sư bí không có lời để đáp, bèn dẹp hành lý vào chùa, xin ở lại tham cứu.
Sau hơn 1 tháng, Sư trình kiến giải nói đạo lý, vẫn bị Quế Sâm bảo: Phật pháp không phải thế ấy
Sư thưa: Con đã hết lời cùng lý rồi
Quế Sâm bảo: Nếu luận Phật pháp thì tất cả hiện thành
Qua câu nói ấy, Sư đại ngộ.
📀 Sau khi khai ngộ, 3 huynh đệ mỗi người trụ một nơi. Riêng Sư lập am ở châu Cam Giá. Hồng Tiến và Thiệu Tu muốn dạo khắp các tòng lâm ở miền Giang Biểu nên rủ Sư đồng đi. Đi đến Lâm Xuyên, Châu Mục thỉnh Sư trụ viện Sùng Thọ.
📀 Sư ở mấy nơi, nơi nào đồ chúng theo tham vấn thường xuyên không dưới 1000 người. Sư làm cho chánh tông của Huyền Sa hưng thạnh miền Giang Biểu. Sư theo cơ thuận vật gỡ kẹt dẹp tối, phàm nói tam muội các nơi, hoặc nhập thất trình kiến giải, hoặc đứng ra thưa hỏi, đều theo bệnh cho thuốc, tùy căn cơ ngộ nhập không thể ghi hết. Đến niên hiệu Hiển Đức năm thứ 5 (993) nhà Châu, ngày mười bảy tháng bảy năm Mậu Ngọ, Sư có chút bệnh. Quốc chủ đích thân đến thăm hỏi. Ngày mùng 5 tháng nhuần, Sư tắm gội xong, từ giã chúng ngồi kiết già thị tịch, nhan mạo như lúc bình thường. Sư thọ 74 tuổi, năm mươi bốn tuổi hạ. Vua ban sắc thụy là Đại Pháp Nhãn Thiền sư, tháp hiệu Vô Tướng.
Ngữ lục
📀 1. Hai chữ thanh sắc làm sao qua được?
Sư bảo đại chúng: Các ông nên hỏi:
Ông tăng này đã qua thanh sắc chưa? Nếu đã hiểu chỗ ông tăng hỏi thì thông qua thanh sắc không khó.
📀 2. Cầu Phật tri kiến, đường nào là đường thẳng ngắn nhất?
Không có đường đó.
📀 3. Đại chúng vân tập thỉnh sư quyết nghi.
Thương lượng trong liêu xá, trà đường
📀 4. Mây mờ thấy mặt trời thì thế nào?
Đó là sự thật.
📀 5. Thế nào là chỗ trọng của sa môn?
Có chỗ trọng thì không phải là cửa sa môn.
📀 6. Trong trăm ngàn ức hóa thân, thế nào là pháp thân trong đó?
Đều là pháp thân.
📀 7. Một phòng tối trăm năm, một ngọn đèn sáng phá cả. Thế nào là một ngọn đèn?
Thế nào là Trăm năm tối ám?
📀 8. Thế nào là chân đạo?
Thứ nhất là dạy các ông, thứ nhì cũng là dạy các ông.
📀 9. Thế nào là chân địa?
Không có địa nào là chân.
📀 10. Trong 12 thời phải tu hành thế nào?
Bước, bước đạp thật.
📀 11. Thế nào là cổ Phật?
Nay không hiềm nghi.
📀 12. Gương cũ chưa lau, làm sao chiếu?
Hà tất tái tam.
📀 13. Thế nào là huyền chỉ của chư Phật?
Ông cũng có.
📀 14. Từ vô trú mà các pháp sanh, thế nào là vô trú?
Hình chưa có chất, chưa đặt tên.
📀 15. Vong tăng theo chúng nhân xướng, tổ sư thì theo người nào?
_Ông nói vong tăng theo người nào?
📀 16. Thế nào là gia phong của Thanh Lương?
Ông đi chỗ khác nhưng nói là từ Thanh Lương tới.
📀 17. Thế nào là chư pháp vô thường?
Ông nói pháp nào? Chỉ là nói lúc rảnh.
📀 18. Nội quán sắc thân là ảo hóa thì sao?
Có được không đó?
📀 19. Quốc sư gọi thị giả là có ý gì?
Đợi lúc khác rồi đến.
📀 20. Thế nào là pháp thân?
Là ứng thân.
📀 21. Thế nào là đệ nhất nghĩa?
Tôi trả lời ông là đệ nhị nghĩa.
📀 22. Có tục sĩ vẽ một bức tranh tặng sư.
Tâm ông khéo hay tay khéo?
Tâm khéo.
Tâm ấy ở đâu?
Ông tăng không trả lời được.
📀 23. Thế nào là tháng 2?
Sâm la vạn tượng
Thế nào là tháng 1?
Vạn tượng sâm la
📀 24. Thế nào là gia phong của cổ Phật?
Ông thấy ở nơi nào không đủ?
📀 25. Trong 12 giờ, phải tu thế nào để cùng Đạo tương ứng?
Tâm thủ sảo thành sáo ngụy.
📀 26. Thế nào là trên Phật?
Phương tiện gọi là Phật.
📀 27. Thế nào là một cuốn kinh của người học?
Đề mục rất rõ ràng.
📀 28. Toàn thân là nghĩa, thỉnh sư nhất quyết.
Ý nghĩa tự phá.
📀 29. Thế nào là tâm của cổ Phật?
Từ bi, hỷ xả
📀 30. Từ đâu tới?
Từ Báo Ân tới.
Chúng tăng có yên không?
Yên.
Uống trà đi!
📀 31. Thế nào là học nhân tự kỷ?
Bính Đinh đồng tử đến xin lửa
📀 32. Thế nào là một giọt nước Tào Khê?
Là một giọt nước Tào Khê
📀 33. Thế nào là Phật?
Ngươi là Huệ Siêu
📀 34. Sư cử: xưa có một ông tăng lâu ngày không gặp nhau, một hôm bỗng gặp. Ông tăng ở trên gác nói: -Lâu ngày không gập ông đi đâu vậy? -Tôi tạo một tháp vô phùng. -Tôi cũng định tạo một cái, ông cho tôi mượn có được không?
- Sao không nói sớm, tôi đã cho người khác mượn rồi.
Pháp Nhãn nói: Ông tăng đó có mượn hay không?
📀 35. Sư cử: Ngày xưa có một vị tôn túc nhân có một ông tăng hỏi: Sư từ khi bắt thú dùng toàn lực, khi bắt voi cũng dùng toàn lực, không biết toàn lực là gì?
Lão túc đáp: Không thiếu lực.
Pháp Nhãn nói: Chẳng hiểu lời cổ nhân.
📀 36. Sư cử: Xưa có một vị tôn túc trên cửa đề chữ tâm, trên vách đề chữ tâm. Pháp Nhãn nói: ___Trên cửa nên đề chữ Môn, trên vách nên đề chữ Bích.
📀 37. Sư cử: Xưa có một vị tôn túc dạy một đứa nhỏ không sai phạm gì. Một hôm có một ông hành cước tăng đến dạy đứa trẻ lễ nghi. Khi vị tôn túc từ ngoài về, đứa trẻ ra ngoài chào hỏi, đón rước.
Vị tôn túc kinh ngạc hỏi: Ai dạy ngươi vậy?
Đứa trẻ nói: Là vị hành cước tăng.
Lão túc gọi vị hành cước tăng đến: Ông có tâm hạnh gì vậy? Đứa nhỏ này rất đáng thương, tôi đã dạy dỗ nó 2, 3 năm rồi, sao ông làm hư nó?
Mặc dù trời đang mưa, vị tôn túc cũng đuổi ông tăng ra khỏi nhà.
Pháp Nhãn nói: Gia phong của cổ nhân rất kỳ quái, ý là sao?
📀 38. Sư cử: Xưa có một vị tôn túc ngồi xoay lưng lại tượng Phật.
Một ông tăng hỏi: Hòa thượng sao ngồi xoay lưng lại tượng Phật?
Sư nói: Pháp thân ở khắp pháp giới, ông bảo tôi ngồi hướng nào? Ông tăng không trả lời được.
Pháp Nhãn nói: Nếu tâm ở khắp pháp giới thì dĩ nhiên là biết.
📀 39. Sư cử: Xưa thị giả giữ tháp ở Tứ Châu, đến giờ đóng cửa đều khóa cửa.
Có người hỏi: Nếu đã là Tam Giới Đại Sư sao còn bị đệ tử khóa? Ông tăng không trả lời được.
Pháp Nhãn nói: Đệ tử khóa, đại sư khóa.
📀 40. Trước tháp ở Tứ Châu, một ông tăng vái lạy.
Có người hỏi: Hòa thượng lạy đại thánh, mà có thấy đại thánh không? Ông tăng không trả lời được.
Pháp Nhãn nói: Ông nói xem ý nghĩa của lễ bái là gì?
📀 41. Trên cầu ở Phúc Châu, có một ông tăng đang ngồi. Một vị quan hỏi: -Trong đó có Phật tánh không? Ông tăng không trả lời được. Pháp Nhãn nói: -Ông là người nào?
📀 42. Sư cử: Đại Châu. Một ông tăng hỏi Đại Châu: -Thế nào là Phật? -Đối mặt hồ trong chẳng Phật thì ai? Đại chúng không ai đáp được. Pháp Nhãn nói: -Chẳng có giao tiếp.
📀 43. Sư cử: Triệu Châu. Một ông tăng mới đến hỏi Triệu Châu: -Mô giáp từ Trường An tới, tiếc là gậy không vẹt được người. -Vì gậy của đại đức quá ngắn. Ông tăng không trả lời được. Pháp Nhãn nói: -Ha! Ha!
📀 44. Một ông tăng hỏi Triệu Châu: -Lúc thế giới bị hủy hoại, tánh này không hoại. Tánh này là thế nào? -Tứ đại, ngũ uẩn. -Các thứ này còn bị hoại, cái tánh này là sao? -Ngũ uẩn, tứ đại. Pháp Nhãn nói: -Hai cái này bị hoại hay không, làm sao hiểu?
📀 45. Sư cử: Bí Ma. Mỗi khi có ông tăng đến hỏi Bí Ma đều đưa ra một cái nèo và nói: -Nói được hay không đều bị cái nèo này xiết cổ tới chết. Nói mau! Nói mau! Học nhân không đáp được. Pháp Nhãn nói: -Xin tha mạng! Xin tha mạng!
📀 46-Sư cử: Đức Sơn bảo đại chúng: -Hôm nay tôi không trả lời, ai hỏi sẽ ăn 30 gậy. Có một ông tăng ra lạy, Đức Sơn bèn đánh. -Con còn chưa hỏi mà? Sao hòa thượng lại đánh? -Ông là người xứ nào? -Tân La (Đại Hàn) -Ông chưa lên thuyền đã đáng đánh 30 gậy rồi. Pháp Nhãn nói: -Đại tiểu Đức Sơn một lời nói, 2 cái cọc.
📀 47. Sư cử: Tuyết Phong. Có ông tăng hỏi: -Giơ gậy hay phất tử không chỉ tông thừa, không biết hòa thượng thế nào? Tuyết Phong giơ phất tử lên. Ông tăng ôm đầu đi ra. Tuyết Phong không chịu. Pháp Nhãn nói: -Đại chúng! Hãy coi viên đại tướng này!
📀 48. Sư cử: Tuyết Phong hỏi Cảnh Thanh: -Xưa có một lão túc dẫn một vị quan viên đi tuần đường nói: -Đại chúng nơi đây đều học Phật, Pháp, Tăng. Quan nhân nói: -Vàng tuy là quý nhưng vào mắt có ích gì? Lão túc không trả lời được. Cảnh Thanh nói: -Ném gạch được ngọc. Pháp Nhãn nói: -Sao quan viên lại quý tai hơn mắt?
📀 49. Sư cử: Giáp Sơn. Có ông tăng hỏi Giáp Sơn: Thế nào là cảnh Giáp Sơn?
Giáp Sơn trả lời bằng 2 câu kệ:
Vượn ẵm con về núi biếc xanh Chim bay hoa rụng trước vách ngành.
Pháp Nhãn nói: Tôi lo tu luyện, chỉ do cảnh mà hiểu.
📀 50. Sư cử: Long Nha hỏi Đức Sơn: Con dùng kiếm sắc chặt đầu sư phụ thì thế nào?
Đức Sơn vươn cổ chịu chém.
Pháp Nhãn nói: Ông hạ thủ chỗ nào?
📀 51. Quang Hiếu Tuệ Giác thiền sư đến thăm sư, sư hỏi: Gần đây lìa chỗ nào?
-Triệu Châu.
-Nghe nói Triệu châu có công án cây Bách trước sân có phải không?
-Không.
-Mọi người đều nghe có ông tăng hỏi: Ý tổ sư từ Tây sang là gì? Triệu Châu nói: Cây bách trước sân, sao thượng tọa lại nói không?
-Tiên sư không có lời này, sao hòa thượng lại phỉ báng ổng?
📀 52. Sư cùng ngồi với Ngộ Không thiền sư bên lò lửa. Sư giơ một thẻ hương lên hỏi: -Không gọi là thẻ hương, huynh đệ gọi là gì? -Thẻ hương. Sư không chịu, Ngộ Không nói: -20 năm sau, câu nói này sẽ rõ.
📀 53. Linh Ẩn thiền sư, người Phúc Châu lúc đến thăm sư.
Sư chỉ mưa nói: Từng giọt rơi trước mắt thượng tọa.
Linh Ẩn lúc đó không ngộ, sau đọc kinh Hoa Nghiêm cảm ngộ. Được sư ấn khả.
📀 54. Bách Trượng Đạo Hằng tham sư. Sư thuật chuyện ngoại đạo hỏi Phật: Không hỏi có lời, không hỏi không lời, thỉnh Thế tôn đáp. Thế tôn im lặng hồi lâu.
Pháp Nhãn nói: Ông nên chú ý Thế tôn im lặng hồi lâu. Đạo Hằng nhân đó mà ngộ.
📀 55. Thị giả thiền sư Cẩn, một lần đứng hầu sư, sư hỏi một ông tăng: Rời đây ông đi đâu?
-
Vào núi.
-
Không dễ.
-
Sẽ gập nhiều núi sông.
-
Nhiều núi sông không ác.
Ông tăng không trả lời được. Thiền sư Cẩn có sở ngộ.
📀 56. Quy Tông Huyền Sách cũng có tên là Huệ Siêu.
Một lần Huệ Siêu hỏi sư: Phật là thế nào?
- Ông là Huệ Siêu.
Huệ Siêu từ đó ngộ nhập.
📀 57. Thiền sư Huyền Tắc người Hoạt Châu lúc đầu đến tham Thanh Phong hỏi: -Thế nào là tự kỷ của học nhân? -Bính Đinh đồng tử đến xin lửa. Sau ông đến tham sư, sư hỏi: -Ông từ đâu tới? -Từ Thanh Phong. -Thanh Phong có lời gì? Ông thuật lại. Sư hỏi: -Ông hiểu thế nào? -Bính Đinh đồng tử là lửa lại đi xin lửa, tức là mình lại đi tìm mình. -Ông chưa hiểu. -Mô giáp chỉ hiểu thế, còn hòa thượng thì sao? -Ông hỏi đi, tôi sẽ bảo cho ông. -Thế nào là tự kỷ của con? -Bính Đinh đồng từ đến xin lửa. Huyền Tắc ngay đó đại ngộ.
📀 58. Quan viên hỏi một ông tăng: -Thầy tên gì? -Vô giản (không chọn lựa) -Bỗng đưa một chén cát thầy có nhận không? -Cám ơn quan nhân cúng dường. Pháp Nhãn nói: -Giống như người Cao Ly nhờ người Đường khắc hộ tượng Quán Thế Âm nhưng khi chuyển tượng lên thuyền thì không chuyển được. Do đó người Cao Ly và Đường nhân thương lượng chuyển tượng về thờ ở Minh Châu Khai Nguyện Tự. Có Ông tăng hỏi: -Quán Thế Âm hiện thân khắp chốn, tại sao lại không chịu đến Cao Ly? Pháp Nhãn nói: -Biết được thì Quán Âm tới.
📀 59. Vân Môn nói:
Lúc Thế tôn đản sinh, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, đi 7 bước, ngoảnh nhìn bốn phía rồi nói: Trên trời, dưới trời chỉ có ta là hơn cả. Lúc đó nếu tôi thấy thì đã đánh chết cho chó ăn thì thiên hạ đã thái bình.
Pháp Nhãn nói: Vân Môn khí nghệ quá cao, chẳng lý gì đến Phật pháp.
📀 60. Sư cử: Ca Diếp. Sơ tổ một hôm đứng đạp bùn, một sa di trông thấy, hỏi: Sao tổ lại làm việc này?
-Tôi không làm thì ai làm cho tôi?
Pháp Nhãn nói: Nếu lúc đó tôi ở đó thì đã đến đạp bùn rồi.
📀 61. Lục tổ bảo đại chúng: Tôi có một vật, không đầu không đuôi, không danh tự, không mặt mũi, không lưng. Mọi người có biết không?
Lúc đó Thần Hội bước ra thưa: Là bản nguyên của vạn pháp, là Phật tánh của Thần Hội.
Tổ đánh một gậy bảo: Ông sa di lắm lời, tôi đã bảo là vật thì sai, há nói bản nguyên của Phật tánh? Về sau ông chỉ dựng một am cỏ, là môn đồ trí giải.
Pháp Nhãn nói: Cổ nhân thọ ký không sai, ngày nay Trí giải tông là do Thần Hội vậy!
📀 62. Một vị giám quan bảo chúng: Hư không là trống, Tu di là chùy. Ai đánh trống được?
Đại chúng không trả lời được. Có ông tăng kể cho Nam Tuyền nghe.
Nam Tuyền nói: Vương lão sư không đánh trống này!
Pháp Nhãn nói: Vương lão sư không đánh trống.
📀 63. Giám quan giơ phất tử lên hỏi ông tăng giảng kinh Hoa Nghiêm: -Đây là loại pháp giới thứ mấy? Tọa chủ trầm ngâm. -Suy nghĩ mà giải là ma nói, dưới đèn không chiếu. Pháp Nhãn nói: -Vỗ tay 3 lần.
📀 64-Tây Đường Trí Tạng trên đường gập một viên quan lại, mời ăn chay. Bỗng một con lừa hí. Viên quan lại hô: -Đầu đà! Trí Tạng ngửng đầu lên, viên quan lại bèn chỉ con lừa, Tây Đường bèn chỉ viên quan lại. Pháp Nhãn không nói chỉ hí như lừa.
📀 65-Phù Dung đến tham Quy Tông hỏi: -Thế nào là Phật? -Ông có tin tôi không? -Lời hòa thượng chân thành sao con dám không tin. -Chính là ông. -Làm sao bảo nhiệm? -Bụi vàng tuy quý, rơi vào mắt không hoa rơi loạn.
Pháp Nhãn nói: -Nếu không có hậu ngữ thì ở đâu đối phó với Quy Tông?
📀 66. Lương tọa chủ đến tham mã Tổ. Tổ hỏi: -Ông giảng kinh gì? -Tâm kinh. -Tâm là công năng, ý và công năng giảng được kinh sao? -Nếu tâm không giảng được, hư không giảng được sao? -Giảng được. Lương tọa chủ phất tay áo bỏ đi. Mã Tổ gọi: -Tọa chủ! Lương tọa chủ ngoảnh đầu lại. -Từ sanh đến tử chỉ là cái đó. Lương tọa chủ nhân đó mà ngộ. Pháp Nhãn nói: -Hãy xem cổ nhân từ bi dạy người.
📀 67. Đại Từ hỏi một ông tăng: -Ông định đi đâu? -Giang Tây. -Ông có cho lão tăng theo không? -Người trên lão tăng cũng không theo được. Pháp Nhãn nói: -Nếu thiền sư muốn đi, con sẽ đội nón lên!
📀 68. Có một bà đến chùa cúng dường. Bà cúng tiền tùy theo tuổi. Bà hỏi một vị thánh tăng: -Thánh tăng bao nhiêu tuổi? Vị tăng không trả lời được. Pháp Nhãn nói: -Tâm ở mọi chỗ tức biết.
📀 69. Có một vị tăng người Quảng Nam trú ở một am cỏ. Quốc vương nhân đi săn ghé thăm. Tả hữu mời ông đứng dậy chào. Ông nói: -Chẳng cứ Đại vương, ngay Phật đến cũng không đứng dậy. Vương hỏi: -Phật chẳng phải là thầy ông sao? -Phải. -Thấy thầy mình đến sao không đứng dậy. Pháp Nhãn nói: -Chưa đủ ân.
📀 70. Bạch Mã Đàm Chiếu thiền sư thường nói: -Khoái hoạt! Khoái hoạt! Lúc lâm chung lại nói: -Diêm Vương đến bắt tôi! Viện chủ hỏi: -Hòa thượng đương thời bị Tiết Độ Sứ ném xuống nước mặt không đổi sắc, sao nay lại như vậy? -Trầm Tử có nói: Lúc đó một thời, nay một thời. Viện chủ không đáp được. Pháp Nhãn nói: -Lúc đó bịt tai mà ra.
📀 71. Hồng Châu thái thú Tống Linh Công một hôm đến thăm Đại Ninh Tự, viện chủ kêu đệ nhị tọa khai đường nói pháp. Công hỏi: -Sao không gọi đệ nhất tọa? Đại chúng không trả lời được. Pháp Nhãn nói: -Không cần phí sức như thế!
📀 72. Sư hỏi một ông tăng: -Ông từ đâu tới? -Từ đạo trường tới. -Là minh đầu hợp hay ám đầu hợp?
Ông tăng không lời đáp lại. Sư sai ông tăng cho thêm đất vào chậu trồng hoa sen. Ông tăng đem đất đến, sư hỏi: -Ông lấy đất từ phía Đông hay Tây cầu? -Từ phía Đông. -Là thật hay hư!
📀 73. Cổ nhân truyền y, là truyền cho ai? -Ông ở đâu thấy truyền y? -10 phương hiền thánh đều vào tông này, tông này là tông gì? -Thập phương hiền thánh đều vào.
74-Cỏ thẳng không tàn thì sao? -Mạn ngữ.
📀 75. Đãng tử về quê thì sao? -Tưởng cống hiến cái gì? -Chẳng có một vật nào cả. -Mặt trời để làm gì?
📀 76. Sư cùng Thiện Tu và Pháp Tiến hai người cùng rời khỏi núi. Qua Địa Tạng Viện, gập tuyết xuống cùng ngồi quanh lò lửa. Địa tạng hỏi: -Đi có mục đích gì? -Hành cước. -Hành cước có ích gì? -Không biết. -Không biết rất thân thiết.
📀 77-Địa Tạng cùng 3 người luận Đạo. Địa Tạng nói: -Trời đất cùng ta là cùng hay khác? Sư đáp: -Khác. Địa Tạng giơ 2 ngón tay lên. -Là cùng.
Địa Tạng cũng giơ 2 ngón tay lên, rồi đứng dậy đi.
📀 78-Tuyết ngưng, 3 người lên đường. Địa Tạng đưa tiễn, nói: -Ông thường nói tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức, nay hòn đá trước sân là ở trong tâm hay ngoài tâm? -Ở trong tâm. -Người hành cước! Sao lại ném đá vào tâm vậy? Sư không lời đáp lại, bỏ hành lý xuống xin ở lại. Chưa gần một tháng ngày ngày trình kiến giải, Địa Tạng đều nói: -Phật pháp chẳng phải vậy. -Con lời cùng tuyệt ý rồi! -Nếu luận Phật pháp tất cả đều hiện thành. Lời vừa dứt, sư đã đại ngộ.
📀 79-Ba người cùng đi thăm nghiệp lâm ở Giang Biểu, tới Lâm Xuyên thì vị Châu mục mời sư trụ trì Sùng Thọ Viện. Nước nôi chưa xong tăng đã đến thưa: -Bốn chúng đã vây quanh pháp tòa. -Chúng nhân đến tham thiện tri thức. -Đại chúng đã vân tập, thỉnh sư cử xướng. -Các ông đã đến đây, đứng đã lâu rồi, lão tăng không thể không nói. Tôi kể một phương tiện của cổ nhân. Trân trọng. Rồi xuống pháp tòa.
📀 80-Thượng tọa Tử Phương từ Trường Khánh đến, sư dẫn bài vị của Trường Khánh tặng hòa thượng: -Thế nào là trong vạn tượng riêng lộ thân? -Hiểu vậy được sao? -Ý hòa thượng thế nào? -Cái gì là vạn tượng? -Cổ nhân chẳng vẹt vạn tượng. -Trong vạn tượng riêng lộ thân, nói gì đến vẹt vạn tượng? Tử Phương bỗng nhiên ngộ giải.
📀 81-Sư thượng đường, đại chúng đứng đã lâu. Sư nói:
-Nếu chỉ là thế thì phải giải tán đi. Còn có Phật pháp gì nữa không? Không thì đến làm gì? Có thể trong đó có nhiều người đến tụ tập. Cần gì phải đến đó? Những người đã từng đọc Hoàn nguyên quán, Bách môn nghĩa hải, Niết bàn kinh thì kinh nào dạy thời tiết? Nếu có hãy kể xem nào?
📀 82-Ở Thanh Lương Tự trước buổi nói pháp, Pháp Nhãn chỉ vào rèm cửa, hai ông tăng đến cuốn lên. Pháp Nhãn nói: -Một được, một mất.
83-Pháp Nhãn được các vua nhà Nam Đường trọng vọng. Một hôm sau khi luận bàn về Phật pháp với Lý Vương, hai người dạo ở vườn ngự uyển ngắm hoa Mẫu đơn. Lý Vương yêu cầu Pháp Nhãn làm thơ trợ hứng. Ông bèn đọc bài thơ sau: Ôm áo đối Phương Tùng Lý do thực chẳng đồng Tóc từ ngày nay bạc Hoa năm ngoái đã hồng Xấu đẹp tùy sương sớm Theo gió chiều tỏa hương Cần gì đợi rơi rụng Mới biết chỉ là không. Lý Vương chợt ngộ.
📀 84-Sư cử: Đại Từ thượng đường nói: -Tôi không giải đáp thắc mắc, chỉ biết nhận bệnh. Một ông tăng bước ra, Đại Từ bèn trở về phương trượng. Pháp Nhãn nói: -Trước mắt, trong chúng có bệnh mà không biết.
📀 85-Nhân đào giếng, bị cát rơi vào mắt. Sư nói: -Mắt trần bị bụi trở ngại, mắt đạo bị gì làm trở ngại? Chư tăng không trả lời được. Sư tự đáp: -Bị mắt trở ngại.
📀 86-Sư thấy một ông tăng đang vác đất, bèn ném một cục đất xuống trước mặt nói: -Để tôi giúp ông. -Tạ ơn hòa thượng từ bi. Sư không chịu, ông tăng nói: -Hòa thượng có tâm hạnh gì? Sư bỏ đi.
📀 87-Sư bị đau chân, một ông tăng lại hỏi thăm. Sư nói: -Phi nhân lại không động được, ngay cả người đến muốn động cũng chẳng được. Trong Phật pháp có câu nói nào đây? -Hòa thượng thích so sánh nhỉ? Sư không chịu đáp thay: -Hôm nay hòa thượng bệnh có vẻ giảm rồi!
📀 88-Một ông tăng hỏi: -Chuyện kiếp sau thế nào? -Ở trong tay ông, kiếp này!
📀 89-Sư hỏi một đứa bé: -Tôi biết cha cậu, tên người là gì? Đứa trẻ không trả lời được, sư hỏi một ông tăng: -Nếu là một người con hiếu, thì hạ chuyển ngữ gì? Ông tăng không trả lời được. Sư nói: -Là người con hiếu.
📀 90-Sư hỏi ông tăng giảng Bách pháp luận: -Là Thể Dụng hai trận, theo Minh môn là năng sở kiêm cử. Tọa chủ là năng, pháp tọa là sở, nói cái gì là kiêm cử?
📀 91-. huyền đến đất thì sao?
- Thuyền đến.
- Đến đâu?
- Thuyền ở bến sông.
Giác bỏ đi, sư hỏi ông tăng đứng bên cạnh :
- Ông nói coi, ông tăng đó có mắt hay không?
📀 92-Sư hỏi Vĩnh Minh: -Ngoài tham thỉnh ra ông còn đọc kinh gì? -Hoa Nghiêm. -Sáu tướng: đồng dị, tổng biệt, thành hoại là môn nào nhiếp thuộc. -Phẩm thứ 10, cử lý mà nói thì các pháp thế và xuất thế đều gồm sáu tướng này. -Không còn sáu tướng này không?
Vĩnh Minh không đáp được, sư nói: -Ông hỏi tôi đi, tôi sẽ trả lời cho ông. -Không có sáu tướng không? -Không.
Vĩnh Minh do đó mà ngộ, bèn lạy tạ. -Ông hiểu thế nào mà lạy tôi? -Không.
Lúc đó có nữ chúng vào viện, sư nói: -Cách tường nghe tiếng thoa xuyến là phá giơ hay không? -Là đường vào tốt.
📀 93. Thiệu quốc sư nhân ngồi bỗng nhiên khai ngộ đến tham sư. Sư nói: -Ông sẽ là thầy của vua, làm Đạo tỏa sáng, tôi cũng không bằng. Thiệu quốc sư sau đó có làm bài kệ: Thông huyền phong đỉnh Chẳng là nhân gian Ngoài thân không pháp Đầy mắt núi xanh. Sư nghe bài kệ này nói: -Bài kệ này có thể làm rạng tông tôi.
📀 94. Có người hỏi tăng:
- Đốt đèn gì?
- Trường minh (Sáng lâu).
-Lúc nào đốt? -Đốt từ năm ngoái. -Trường minh ở đâu? Ông tăng không trả lời được. Trường Khánh trả lời thay:
- Biết công lý không bị người mắng. Sư nói:
- Quân tử bị lợi dụng.
📀 95. Ông tăng hỏi:
- Không hỏi ngón tay, thế nào là mặt trăng?
- Tại sao không hỏi ngón tay?
Ông tăng lại hỏi:
- Không hỏi mặt trăng, thế nào là ngón tay?
- Mặt trăng.
- Học nhân hỏi ngón tay sao hòa thượng lại đáp mặt trăng?
Sư đáp: -Vì ông hỏi ngón tay.
📀 96. Sư cử: Một ông tăng hỏi Đầu Tử:
- Sông là đệ nhất, sao nước sông hòa nước biển lại có vị nhạt?
- Trên trời có sao, dưới đất có cây.
Pháp Nhãn nói: Giống như trái nhau.
- Sư cử Giáp Sơn hỏi một ông tăng: Ông từ đâu tới?
-
Từ Đông Tây lễ Tổ sư đến.
-
Tổ sư không ở đó.
Ông tăng không trả lời được.
Pháp Nhãn trả lời thế: Hòa thượng biết Tổ sư.
📀 98. Sư làm bài tụng:
Lý cùng quên tình vị
Làm sao có dụ tề
Sương đêm trăng rơi rụng
Ở phía trước cửa khe
Con vượn và trái chín
Núi dài như đường mây
Ngửng đầu toàn chiếu hiện
Nguyên là ở phương Tây.
📀 99. Sư làm bài kệ TAM GIỚI DUY TÂM:
Tam giới chỉ tâm
Vạn pháp chỉ thức
Chỉ thức chỉ tâm
Mắt nghe, tai sắc
Sắc đâu đến tai
Thanh nào đụng mắt
Sắc mắt, thanh tai
Mọi pháp xong hết
Vạn pháp duyên không
Chỉ quán như ảo
Đất nước, núi sông.
Ai giữ ai bỏ.
📀 100. Sư làm bài tụng HOA NGHIÊM:
Hoa Nghiêm nghĩa sáu tướng
Trong đồng lại có dị
Nếu là dị nơi đồng
Chẳng phải là Phật ý
Chư Phật ý tổng biệt
Làm sao có đồng dị
Nhập định trong thân nam
Thân nữ không lưu ý
Tuyệt tất cả danh từ
Vạn tượng không sự lý .
📀 Khai đường trong ngày đầu, tiệc trà chưa xong, bốn chúng đã vây quanh pháp tòa.
Vị Tăng đại diện đến bạch Sư: Bốn chúng đã vây quanh dưới pháp tòa của Hòa thượng.
Sư nói: Chúng nhân đến tham chân thiện tri thức. Chốc lát, Sư lên tòa.
Chúng đảnh lễ thỉnh xong, Sư bảo: Chúng nhân trọn đã đến đây, Sơn tăng chẳng lẽ không nói, cùng đại chúng nhắc một phương tiện của người xưa. Trân trọng!
Liền xuống tòa.
Có vị Tăng bước ra lễ bái.
Sư bảo: Khéo hỏi đi.
Vị Tăng trình lên ý hỏi.
Sư bảo: Trưởng lão chưa khai đường chẳng đáp thoại.
Thượng tọa Tử Phương từ Trường Khánh đến.
Sư nhắc lại bài kệ của Hòa thượng Huệ Lăng ở Trường Khánh mà hỏi: Thế nào là ở trong vạn tượng riêng bày thân? Tử Phương dở phất tử.
Sư nói: Hội thế ấy sao được?
Tử Phương hỏi: Tôn ý Hòa thượng thế nào?
Sư bảo: Gọi cái gì là vạn tượng?
Tử Phương nói: Người xưa chẳng vạch vạn tượng.
Sư bảo: Ở trong vạn tượng riêng bày thân, nói cái gì là vạch chẳng vạch?
Tử Phương bỗng nhiên ngộ giải, thuật kệ đầu thành.
Sư hỏi Thiệu Tu: Có sai hào ly cách xa trời đất?, huynh hội thế nào? Thiệu Tu đáp: Có sai hào ly cách xa trời đất.
Sư bảo: Hội thế ấy sao được?
Thiệu Tu hỏi: Hòa thượng thế nào?
Sư đáp: Có sai hào ly cách xa trời đất.
Thiệu Tu liền lễ bái.
📀 Có vị Tăng hỏi: Thế nào là vạch bày thì được cùng đạo tương ưng?
Sư nói: Khi nào ông vạch bày tức cùng đạo chẳng tương ưng.
Tăng hỏi: Khi 6 chỗ không tri âm thì thế nào?
Sư nói: Nhà ông quyến thuộc một đàn.
Sư lại nói: (…)
📀 Quốc chủ Giang Nam quí trọng đạo đức của Sư, thỉnh Sư vào trụ thự Tịnh Huệ Thiền sư trong Báo Ân thiền viện.
Sư thượng đường bảo chúng:
Người xưa nói: ta đứng đợi ông nhìn. Hôm nay Sơn tăng ngồi đợi các ông nhìn. Lại có đạo lý cùng chăng? Cái nào thân, cái nào sơ? Thử xét đoán xem!
📀 Có vị Tăng hỏi: Mười phương hiền thánh đều vào tông này, thế nào là tông này?
Sư đáp: Mười phương hiền thánh đều vào.
Tăng hỏi: Thế nào là Phật, người hướng thượng?
Sư đáp: Phương tiện gọi là Phật.
Tăng hỏi: Hai chữ thanh sắc, người nào thấu được?
Sư lại bảo chúng: Chư Thượng tọa! vị Tăng này lại thấu được hay chưa? Nếu hội được chỗ hỏi này thì thấu thanh sắc chẳng khó.
📀 Có vị Tăng hỏi:- Thế nào là gia phong của Thanh Lương?
Sư đáp:- Ngươi đến chỗ khác, chỉ nói đến Thanh Lương rồi.
-
Thế nào được các pháp không chống lại?
-
Có pháp gì chống lại Thượng tọa?
📀 Sư có làm bài tụng:
Lý cực vong tình vị
Như hà hữu dụ tề
Đáo sầu sương dạ nguyệt
Nhậm vận lạc tiền khê.
Quả thục kiêm viên trọng
Sơn trường tợ lộ mê
Cử đầu tàn chiếu tại
Nguyên thị trụ cư tê.
Lý tột quên tình nói
Làm sao có dụ bằng
Đến cùng sương đêm sáng
Dần dà rơi trước khe.
Trái chín cùng vượn nặng
Núi dài giống đường quên
Xoay đầu toàn chiếu hiện
Nguyên là ở phương tây.
📀 Sư làm bài tụng TAM GIỚI DUY TÂM:
Tam giới duy tâm
Vạn pháp duy thức
Duy thức duy tâm
Nhãn thanh nhĩ sắc.
Sắc bất đáo nhĩ
Thanh > hà xúc nhãn
Nhãn sắc nhĩ thanh
Vạn pháp thành biện.
Vạn pháp phỉ duyên
Khởi quán như huyễn
Đại địa sơn hà
Thùy kiên thùy biến
DỊCH
Tam giới duy tâm
Vạn pháp duy thức
Duy thức duy tâm
Mắt thanh tai sắc.
Sắc chẳng đến tai
Thanh nào chạm mắt
Mắt sắc tai thanh
Muôn pháp thành xong.
Muôn pháp chẳng duyên
Đâu quán như huyễn
Đại địa sơn hà
Gì bền gì đổi?
📀 Sư làm bài tụng HOA NGHIÊM LỤC TƯỚNG NGHĨA:
Hoa Nghiêm lục tướng nghĩa
Đồng trung hoàn hữu dị
Dị nhược dị ư đồng
Toàn phi chư Phật ý.
Chư Phật ý tổng biệt.
Hà tằng hữu đồng dị.
Nam tử thân trung nhập định thời.
Nữ tử thân trung bất lưu ý.
Bất lưu ý, tuyệt danh tự.
Vạn tượng minh minh vô lý sự.
DỊCH
Nghĩa sáu tướng Hoa Nghiêm
Trong đồng lại có dị
Dị nếu dị nơi đồng
Toàn chẳng phải ý Phật.
Ý chư Phật thảy biệt
Đâu từng có đồng dị?
Trong thân kẻ nam khi vào định
Trong thân người nữ chẳng lưu ý,
Chẳng lưu ý, bặt danh tự
Vạn tượng rõ ràng không lý sự.
Lúc đó, có ông tăng hỏi: Kẻ học này không vì chuyện gì khác, chỉ thỉnh sư nói thẳng.
Sư hỏi: Ông không vì chuyện gì khác?
Hỏi: Thế nào là tâm không sanh không diệt?
Sư hỏi lại: Cái nào là tâm sanh diệt?
Tăng nói: Ngặt nỗi kẻ học này không thấy.
Sư nói: Ông không thấy thì không sanh, không diệt cũng không phải.
Hỏi: Thế nào là đại ý của Phật pháp?
Sư đáp: Nên hội thủ.
Hỏi: Người xưa vừa thấy người đến liền nói là thua thất rồi, vậy ý người xưa là thế nào?
Sư nói: Ông không tin vậy hãy hỏi người khác.
Hỏi: Duy Ma cùng Văn Thù nói bàn với nhau là nói bàn chuyện gì?
Sư nói: Ông cũng chẳng hại chi thông minh.
Hỏi: Pháp đồng pháp tánh nhập vào các pháp, ý người xưa thế nào?
Sư đáp: Ông là tăng hành cước.
Hỏi: Thế nào là người biết tu hành?
Sư nói: Vậy chớ ông là người nào vậy?
Hỏi: Nếu thế thì khỗng rơi vào nhân quả rồi.
Sư nói: Đừng làm chồn rừng kêu.
Hỏi: Thức bổn hoàn nguyên thì thế nào?
Nói: Lời dối gạt thôi.
Hỏi: Sáng tối không phân biệt thì thế nào?
Sư nói: Nói cái gì thế?
Hỏi: Thế nào là tâm đối cảnh khởi lên mấy bận?
Sư nói: Vừa hay hãy nói thử coi.
Hỏi: Thế nào là bổn phần sự của kẻ học này?
Sư đáp: Cám ơn ông chỉ thị.
Hỏi: Trong lúc đang chọn lựa thì như đi trên lớp băng mỏng thì làm thế nào chọn lựa được?
Sư đáp: Đợi chừng nào ông quyết định chọn rồi mới nói.
Tăng nói: Kẻ học này nay nghi đây.
Sư nói: Hù dọa ai đấy?
Hỏi: Tông thừa từ xưa làm sao giẫm bước?
Sư nói: Tiếng sấm quá to mà mưa chẳng rơi một hột.
Hỏi: Thế nào là một câu sau cùng?
Sư nói: Khổ.
Hỏi: Thế nào là lời huyền, chỉ ý diệu?
Sư nói: Dùng lời huyền, chỉ ý diệu để mà làm gì?
Hỏi: Thế nào là nói thẳng?
Sư nói: E không xứng với câu hỏi này.
Hỏi: Thừa mong kinh giáo có nói: ‘Chân Pháp thân của Phật cũng như hư không ứng vật mà hiện hình, như trăng trong nước’. Tại sao lại như thế?
Sư nói: Thế nào là như thế?
Hỏi: Kinh giáo có nói: ‘Phật chỉ dùng một âm mà diễn thuyết pháp. Chúng sanh tùy theo loại mà đều hiểu cả’. Vậy kẻ học này hiểu thế nào?
Sư đáp: Ông rất hiểu
(…)
Tăng hỏi: Từ xa lần theo tâm tiếng mà đến, thỉnh sư tiếp nhận.
Sư hỏi: (…)
(…) ➡️ 📄
Cảnh ngữ
Tác phẩm
📖 Pháp Nhãn Văn Ích Thiền Sư Ngữ Lục (法眼文益禪師語錄), 1 quyển 📖 Tông Môn Thập Quy Luận (宗門十規論), 1 quyển
Thông tin khác
🧷