[Thiền sư] Lâm Tế Nghĩa Huyền
- 15 Oct, 2024
Giới thiệu
Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền (? - 866/867) ở Trấn Châu (nay là Chính Định Hà Bắc), họ Hình (zh. 邢), là người Nam Hoa Tào Châu (nay là vùng ranh giới Hà Bắc và Sơn Đông), mộ đạo từ nhỏ, từ lúc bé đã siêu trần thoát tục, chí hướng cao xa,
Sư khi thọ giới cụ túc tuy nghiên cứu giới luật, kinh điển nhưng không hài lòng với cái đạt được, tự nhủ “Đây chưa phải là yếu chỉ của giáo ngoại biệt truyền”, liền chuyên lòng mộ Thiền tông.
Sau đó, sư đến Hoàng Bá sau khi hành cước trải qua một chặng đường dài ngàn dặm cầu ngộ yếu chỉ.
Ban đầu, sư đến trong hội Hoàng Bá, theo chúng tham Thiền phục thị.
Hoàng Bá vừa thấy sư biết ngay là pháp khí thượng thặng nhưng vẫn để sư học hỏi âm thầm trong 3 năm.
Thủ toạ Mục Châu Trần Tôn Túc thấy sư chăm chỉ học liền khuyên đến thẳng Hoàng Bá hỏi đại ý Phật pháp.
Sư 3 lần đến hỏi, ba lần bị ăn gậy như bão táp nên thất vọng, muốn đi học nơi khác.
Hoàng Bá khuyên sư đến thiền sư Đại Ngu (nối pháp Quy Tông Trí Thường) ở Cao An.
Sự việc được ghi lại rõ trong Ngũ Đăng Hội Nguyên như sau:
Sư đến Đại Ngu, Đại Ngu hỏi: “Ở chỗ nào đến?“.
Sư thưa: “Ở Hoàng Bá đến”.
Đại Ngu hỏi: “Hoàng Bá dạy gì?”
Sư thưa: “Con ba phen hỏi đại ý Phật pháp, ba phen đều bị đánh. Chẳng biết con có lỗi hay không lỗi?”
Đại Ngu cười lớn nói: “Hoàng Bá vì ngươi nói chỗ tột cùng, lại đến hỏi lỗi hay không lỗi!”
Ngay câu nói này, sư thông suốt, thưa: “Phật pháp của Hoàng Bá chẳng có nhiều”.
Đại Ngu nắm lại: “Đồ quỷ đái dưới sàng, vừa nói lỗi không lỗi bây giờ lại chê Phật pháp Hoàng Bá không nhiều. Ngươi thấy đạo gì nói mau!“.
Sư liền cho Đại Ngu 3 thoi vào hông.
Đại Ngu buông sư ra bảo: “Thầy của ngươi là Hoàng Bá, chẳng liên hệ gì với ta!”
Từ giã Đại Ngu, sư về lại Hoàng Bá. Hoàng Bá thấy liền bảo: “Kẻ này đến đến đi đi, biết bao giờ liễu ngộ.”
Sư thưa: “Chỉ vì tâm lão bà quá thiết tha nên nhân sự đã xong.”
Nghe sư thuật lại sự việc ở Đại Ngu, Hoàng Bá bảo: “Lão Đại Ngu đã buông lời, đợi đến đây ta cho ăn gậy.”
Sư liền nói: “Đợi làm gì, cho ăn ngay bây giờ”, và bước đến sau lưng Hoàng Bá thoi một cái.
Hoàng Bá cười to, bảo: “Có một gã điên dám vuốt râu cọp.”
Sau khi ngộ đại ý, sư vẫn tiếp tục ở lại với Hoàng Bá và những cuộc pháp chiến giữa sư và Hoàng Bá vẫn còn vang vọng đến ngày nay.
Rời Hoàng Bá, sư đến Hà Bắc, Trấn Châu, trụ trì thiền viện Lâm Tế.
Sư bắt đầu thu nhận môn đệ và học giả đến ngày càng đông.
Sách vở ít nhắc tới truyền nhân của sư ngoài các vị đã nêu trên (có 21 vị đắc pháp), có lẽ vì lý do chính trị và xã hội tại miền Bắc Trung Quốc cuối đời nhà Đường không thuận lợi.
Ví dụ như Am chủ Đồng Phong, cũng là môn đệ đắc pháp, chỉ lên núi ẩn cư, không nhận học trò và vì vậy ít ai biết đến.
Trong thời gian Phật giáo bị bức hại, Thiền tông là môn phái duy nhất không bị hao tổn bao nhiêu nhờ chủ trương “Dĩ tâm truyền tâm”, với lối sống thanh đạm, không coi trọng hình thức tổ chức nặng nề.
Sư khai sáng dòng thiền Lâm Tế trong thời gian Phật giáo Trung Quốc đang bị đàn áp (842-845) và chính dòng này đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt trong thời gian sau, trở thành môn phái quan trọng nhất của Phật giáo Trung Quốc.
Song song với dòng Tào Động, dòng thiền của sư được truyền bá tại Nhật Bản cho đến ngày nay gần như dưới dạng nguyên thủy.
Sư tiếp nối truyền thống hoằng hoá của Mã Tổ Đạo Nhất Thiền sư bằng cách sử dụng tiếng quát (hát 喝, ja. katsu!), gậy đập (trúc bề 竹篦, ja. shippei, kyosaku) và Phất tử (zh. 拂子, ja. hossu).
Cách hướng dẫn môn đệ của sư là sự phối hợp và hoàn chỉnh cách dạy của các vị tiền nhân kể từ Lục tổ Huệ Năng.
Thành phần mới được cho là xuất phát từ dòng thiền này là phép quán Công án, một phương pháp gần như dấu hiệu chính của thiền Lâm Tế và chính dòng thiền này đã giữ gìn truyền thống đó cho đến ngày hôm nay (Đại Huệ Tông Cảo, Bích nham lục, Vô môn quan).
Những lời dạy của sư được ghi lại trong Trấn Châu Lâm Tế Huệ Chiếu Thiền sư ngữ lục, một bộ ngữ lục quan trọng trong Thiền tông được lưu lại đến ngày nay.
Qua đó, người ta mường tượng được phong cách uy nghi dũng mãnh và cách dạy thần tốc của Sư.
Môn đệ đắc pháp danh tiếng của sư có Thiền sư Hưng Hoá Tồn Tưởng, Tam Thánh Huệ Nhiên, Định Thượng Toạ.
Ngữ lục
📀 Một vị tăng hỏi: “Thế nào là kiến giải chân chính?”
Sư đáp:
Ngươi chỉ tất cả vào phàm vào thánh, vào nhiễm vào tịnh,… Phật ra đời chuyển đại pháp luân lại nhập Niết-bàn, chẳng thấy có tướng mạo đi lại, tìm cái sinh tử của Ngài trọn không thể được, liền vào Pháp giới vô sinh; nơi nơi dạo qua các cõi nước, vào thế giới hoa tạng, trọn thấy các pháp không tướng, đều không Phật pháp, chỉ có đạo nhân vô y (không nơi nương tựa) nghe pháp. Đó là mẹ chư Phật, bởi vì Phật từ vô y sinh. Nếu ngộ được vô y thì cũng chẳng còn Phật để ta đạt được. Nếu ngươi thấy được như thế, là kiến giải chân chính. Người học không hiểu chấp danh cú, bị danh phàm thánh làm ngại… Nếu các ngươi muốn trong sinh tử đi đứng tự do, tới lui tự tại thì hiện nay nên biết người đang nghe pháp này. Hắn không hình không tướng, không cội không gốc, không chỗ ở mà hoạt bát rõ ràng, ứng hiện muôn thứ hành động, chỗ dùng chỉ là không chỗ. Bởi thế, càng tìm càng xa, cầu đó thì trái, gọi đó là bí mật…__”
📀 Sư sắp tịch, bảo chúng: “Sau khi ta tịch, chẳng được diệt mất Chính pháp nhãn tạng của ta!”
Tam Thánh Huệ Nhiên bước ra thưa: “Đâu dám diệt mất Chính pháp nhãn tạng của Hoà thượng”.
Sư bảo: “Về sau có người hỏi, ngươi đáp thế nào?_” Tam Thánh liền hét.
Sư bảo: “Ai biết, Chính pháp nhãn tạng của ta đến bên con lừa mù diệt mất” và làm bài kệ sau (Thích Thanh Từ dịch):
Diên lưu bất chỉ vấn như hà
Chân chiếu vô biên thuyết tợ tha
Li tướng li danh như bất bẩm
Xuy mao dụng liễu cấp tu ma.
Theo dòng chẳng dứt hỏi thế nào
Chân chiếu khôn ngằn nói giống ai
Lìa tướng lìa danh như chẳng nhận
Gươm bén dùng rồi gấp phải mài.
Nói xong, sư viên tịch, nhằm ngày 10 tháng 1 năm Đinh Hợi, niên hiệu Hàm Thông. Vua sắc thuỵ là Huệ Chiếu.
📀 Có một hôm trong buổi lao động tập thể, Hòa thượng Hoàng Bá đang dẫy cỏ. Sư đi theo phía sau Hòa thượng.
Hoàng Bá quay đầu lại, thấy hai tay sư trống trơn bèn hỏi: Cuốc của ông đâu?
Sư đáp: Có người mang đi rồi.
Hoàng Bá nói: Ông bước tới gần đây ta có chút việc muốn bàn với ông.
Sư bước tới. Hoàng Bá đưa cây cuốc cuốc trên đất nói: Chỉ có cái này mà trong thiên hạ chẳng có người nhấc nổi.
Sư tiện tay nắm cây cuốc giở lên dựng trước mặt mình nói: Sư phụ nói chẳng ai nhấc nổi mà giờ đây trong tay Nghĩa Huyền rồi.
Hoàng Bá gật đầu nói: Nay thì có người lao động rồi đấy. Ta không cần lao động nữa.
Nói xong liền quay về viện.
📀 Hòa thượng Hoàng Bá một hôm lao động tập thể cày vườn trà. Hòa thượng đến sau, sư hỏi thăm rồi chống cuốc mà đứng.
Hoàng Bá hỏi: Phải chăng là mệt mỏi?
Sư nói: Vừa mới cuốc đất sao gọi là mệt mỏi được?
Hoàng Bá giơ gậy lên đánh. Sư đỡ gậy rồi đẩy ngã Hòa thượng.
Hoàng Bá gọi: Duy-na, duy-na! Hãy đỡ ta dậy!
Duy-na đỡ Hoàng Bá dậy nói: Hòa thượng sao mà chịu nổi tên khùng kia?
Hoàng Bá bèn đánh duy-na.
Sư tự cuốc đất nói: Các nơi hỏa táng, ta nơi đây chôn sống.
📀 Ngày kia, sư ngủ tại tăng đường trong hội Hoàng Bá. Hoàng Bá bước vào lấy gậy gõ vào mép giường Thiền 3 cái. Sư cất đầu thấy Hoàng Bá lại tiếp tục ngủ.
Hoàng Bá lại gõ chiếu 3 cái rồi lên gian trên gặp đệ nhất tọa nói: Thiền khách hậu sanh ở gian dưới ngồi Thiền. Ông ở đây vọng tưởng mà chi?!
Đệ nhất tọa nói: Lão Hòa thượng này chắc trúng gió độc quá!
Hoàng Bábèn đánh ông ta.
📀 Sư cùng Hoàng Bá trồng cây sam.
Hoàng Bá nói: Trong rừng sâu trồng nhiều cây thế để làm gì?
Sư nói: Thứ nhất để người đời sau làm cổ ký, thứ hai để sơn môn làm cột mốc.
Nói đoạn lấy cái mai bổ xuống đất ba cái.
Hoàng Bá nói: Tuy là như vậy nhưng mà ông ăn gậy của ta rồi.
Sư lại lấy cuốc bổ đất ba cái làm tiếng khóc hu hu.
Hoàng Bá nói: Thiền tông của ta đến ông, điều dự ghi đó mới ứng nghiệm.
📀 Sư nhân nửa hạ lên núi Hoàng Bá, thấy Hòa thượng đang xem kinh, sư nói: Con nguyên tưởng Hòa thượng là nhân vật này nọ trong chốn tùng lâm, té ra chỉ là lão Hòa thượng úm hắc đậu chỉ biết xem kinh, niệm Phật.
Nhân đó sư chỉ lưu lại ít ngày rồi định xuống núi.
Hoàng Bá nói: Ông vi phạm cấm lệ của hạ an cư nửa chừng lên núi giờ định nửa chừng xuống núi đó chăng?
Sư nói: Con lần này đến đây chỉ là để thăm hỏi, chứ không tính ở lâu.
Hoàng Bá bèn dùng gậy đuổi sư xuống núi. Sư đi được mấy dặm đường, trong lòng bồn chồn bất an, nghi hoặc chuyện này có điều không thỏa đáng, bèn quày lại ở trọn hạ an cư.
📀 Ngày nọ, sư lại từ giã Hoàng Bá ra đi.
Hoàng Bá hỏi: Ông định đi đến nơi nào?
Sư nói: Nếu không đi Hà Nam thì cũng đi Hà Bắc.
Hoàng Bá lại dùng gậy đánh sư.
Lần này sư chụp lấy gậy nói: Cái lão này, không được dùng loạn gậy gộc đui mù mà đánh nhầm người.
Hoàng Bá kêu toáng thị giả: Hãy lấy một đống Thiền bản lại đây!
Sư lại nương theo la: Thị giả, đem mấy bó lửa lại!
Hoàng Bá nói: Không cần như thế, chỉ cần ông đi thôi. Ngày sau ông sẽ cắt đứt đầu lưỡi của thiên hạ.
Thế là sư rời khỏi ra đi.
📀 Sư đi tới tháp Hùng Nhĩ.
Ông Từ hỏi: Ông lạy Phật trước hay là lạy Tổ Đạt Ma trước?
Sư nói: Ta Phật, Tổ gì cũng đều không lạy.
Ông Từ nói: Tổ với Phật cùng ông có oan gia gì mà đều không lạy?
Sư phát tay áo rời khỏi.
📀 Về sau, sư về đến cố hương, đáp lời mời thỉnh của mọi người, trụ tại Thiền uyển Lâm Tế ở thành nam, kẻ tham Thiền học đạo ùn ùn đến.
Một hôm, sư thượng đường nói: Các vị, trong nhục thể của con người có một vị chân nhân, thường thông qua cửa mặt của mọi ngươi (Mắt, tai, mũi, lưỡi) mà ra ra, vào vào. Các vị còn có ai không hiểu thì hãy hỏi lão tăng ta.
Lúc đó có ông tăng bước ra hỏi: Cái gì là vô vị chân nhân?
Sư bèn hướng về ông tăng đánh lui, nói: Vô vị chân nhân là cây quẹt phân.
📀 Sư hỏi Lạc Phổ: Từ lâu trở lại đây nhà Thiền chúng ta có người dùng gậy, có người dùng tiếng hét, ông cảm thấy điều nào thân thiết?
Lạc Phổ nói: Đều rất không thân thiết.
Sư hỏi: Thế nào mới coi là thân thiết?
Lạc Phổ liền hét, sư liền đánh.
📀 Sư hỏi Hòa thượng Mộc Khẩu: Thế nào là trâu trắng ngoài đường trống?
Mộc Khẩu làm tiếng như trâu kêu. Sư làm tiếng như nghé kêu.
Mộc Khẩu hỏi: Lão huynh đang làm gì thế?
Sư nói: Con súc sanh này!
- Hạnh sơn: là tên một ngọn núi ở vùng Bắc Kinh.
- Trâu trắng ngoài nhà: dẫn từ phẩm Thí Dụ trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Ông trưởng giả dùng 3 loại xe để dụ ba đứa trẻ mải chơi trong căn nhà bốc lửa để dụ chúng ra và sau đó cho chúng loại xe lớn nhất (Đại Thừa). Xe “trâu trắng”(白牛: bạch ngưu) là Phật Thừa, căn nhà bốc cháy chỉ thế giới Ta Bà; ngoài nhà chỉ cảnh giới giác ngộ. Hạnh Sơn không trả lời mà giả tiếng trâu kêu biểu thị đạo pháp nhiệm mầu không thể diễn tả bằng lời được mà phải tự mình thể ngộ. Câu hỏi của Lâm Tế có nghĩa là Đại Thừa có phải là con đường giải thoát không? Lâm Tế đặt câu hỏi này là giăng ra một cái bẫy để dụ hạnh Sơn vào cuộc tranh luận. Hạnh Sơn khôn ngoan không mắc bẫy, bằng lòng kêu Hồng! Hồng! như trâu. Câu mắng: Đồ súc sanh! là chấp nhận cách trả lời của Hạnh Sơn.
- Trác Châu Hạnh Sơn là học trò Vân Nham (780-841). Truyền Đăng Lục có ghi vấn đáp của Lâm Tế với Mộc Khẩu hòa thượng (Mộc+Khẩu= Hạnh 木+口=杏). Vậy Hạnh Sơn và Mộc Khẩu là một người)
📀 Đại Giác đến tham vấn Lâm Tế. Sư cất cây xơ quất lên Đại Giác trải tọa cụ ra. Sư ném cây xơ quất xuống, Đại Giác xếp lại tọa cụ đi vào tăng đường.
Chúng tăng hỏi: Ông tăng ấy có phải là người thân của Hòa thượng chăng? Đã không lễ bái Hòa thượng mà lại không ăn gậy của Hòa thượng?
Sư nghe xong sai người gọi Đại Giác ra hỏi: Mọi người nói ông không tham kiến trưởng lão?
Đại Giác nói: Xin chào.
Rồi liền tự trở lại tăng đường.
📀 Ma Cốc đến tham kiến Lâm Tế, sau khi trải tọa cụ ra hỏi: Mười hai mặt tượng Quan Âm, mặt nào là mặt thật?
Sư nhảy khỏi giường dây, một tay chộp lấy tọa cụ của Ma Cốc, một tay chụp lấy Ma Cốc nói: Quan Âm mười hai mặt đã đi về đâu rồi?
Ma Cốc chuyển mình định đến ngồi trên giường dây, sư liền dùng gậy đánh ông ta. Ma Cốc chụp lấy gậy, rồi đó hai người giằng co đi vào phương trượng.
📀 Sư thượng đường nói: Các vị, người cầu pháp nên để sanh tử ở ngoài, không né tránh chuyện táng thân, bỏ mạng. Lúc ta ở chỗ Hòa thượng Hoàng Bá, từng ba phen bị gậy bổ. Tưởng đến sự thân thiết bổ gậy của Hoàng Bá lúc ban sơ, giờ đây thèm ăn một trận đòn gậy của Hòa thượng, ai có thể ra tay cho ta ăn một gậy?
Lúc đó, có ông tăng nói: Con sẽ ra tay, Hòa thượng định ăn ít nhiều gậy đây?
Sư đưa gậy ra, ông tăng dang tay ra nhận, sư thuận tay bổ ông ta một gậy.
📀 Tăng hỏi: Cái gì là đệ nhất cú?
Sư nói: Tam yếu ấn khai chu điểm trách, chưa cho nghĩ ngợi sự phân biệt chủ khách.
Tăng hỏi: Thế nào là đệ nhị cú?
Sư nói: ___Bài trừ câu hỏi vô vị, ngăn chặn cơ duyên bên ngoài.
Tăng hỏi: Thế nào là đệ tam cú?
Sư nói: Nhìn xem trên rạp diễn trò rối, giật dây sau màn. Làm sao lý hội đây?
Sư lại nói: Một cú thoại cần có đủ ba huyền môn, mỗi huyền môn cần có tam yếu, có tạm thời, có thật hẳn, có chiếu có dụng, các vị muốn lý hội thứ nào?
Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền mất vào năm Đường Hàm Thông thứ bảy (866), ngày mùng 10 tháng 4 năm Bính Tuất, lúc sắp thuận thế có truyền lại bài pháp kệ:
Trôi chảy chẳng dừng hỏi thế nào
Chiếu rọi vô biên hỏi giống ai
Rời tướng, rời danh như chẳng bẩm
Thổi lông kiếm báu phải mau mài.
Nói kệ xong, ngồi nghiêm qua đời, thụy là Tuệ Chiếu Thiền Sư, tháp tên Trừng Linh.
LÂM TẾ NGỮ LỤC:
📀 Sư hỏi tăng nhân:
Có lúc một tiếng hét như kiếm báu của Kim Cương Vương, có lúc một tiếng hét như sư tử lông vàng ngồi, có lúc một tiếng hét như bện lông phủ cỏ dụ cá, có lúc một tiếng hét như chẳng phải dụng một tiếng hét, ông lãnh hội thế nào?
Ông tăng chính đang nghĩ ngợi, sư liền hét.
📀 Sư thượng đường nói:
Này các vị học đạo, Phật pháp chẳng có chi là dụng công cả, chỉ là bình thường vô tâm. Đi đại, đi tiểu, mặc áo ăn cơm mệt thì nằm ngủ. Kẻ ngu cười ta, người trí mới hiểu. Người xưa nói: ‘Hướng bên ngoài cố công phu, đều là kẻ si mê, ngu độn’.
📀 Sư nói:
Có một số người học đạo, đến núi Ngũ Đài tìm cầu Bồ-tát Văn Thù. Là nhầm lẫn lắm thay! Trên núi Ngũ Đài làm gì có Bồ-tát Văn Thù. Các vị định nhận thức Văn Thù phải không? Chỉ tại đương trung ứng dụng trước mặt các vị mà thôi, trước sau không hề biến dị, nơi nơi chẳng nghi hoặc, đó là Văn Thù sống.
📀 Sư nói:
Ba thừa giáo pháp, mười hai bộ kinh đều lấy giấy cũ chùi đồ dơ Phật là thân hư ảo, Tổ sư là lão tăng lữ. Các vị có phải do mẹ sinh ra không? Các vị định tìm cầu Phật lại bị Phật, ma vồ chụp. Các vị như có điều tìm cầu, đều là chuyện khổ, chẳng bằng vô sự. Có một loại tăng lữ trọc đầu nói với người học đạo: ‘Phật là chân lý chí cực trải qua vô số kiếp tu hành, công quả tròn đầy mới có thể thành Phật’. Các vị học đạo ơi, nếu các vị nói Phật là chân lý chí cực thì tại sao Ngài lại nằm chết dưới hai cây Song lâm tại thành Câu Thi La lúc 80 tuổi? Phật hiện nay ở tại đâu? Hiển nhiên cùng chúng ta một thứ, có sanh là có chết.
📀 Sư nói:
Đến như Phật có đủ sáu loại thần thông thì không như thế! Phật vào sắc giới không bị sắc mê hoặc, vào thanh giới không bị thanh mê hoặc, vào hương giới không bị hương mê hoặc, vào vị giới không bị vị mê hoặc, vào xúc giới không bị xúc mê hoặc, vào pháp giới không bị pháp mê hoặc. Vì thế nhận thức 6 loại cảnh giới sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đều là tướng trạng hư ảo. Thế thì 6 loại cảnh giới cũng không thể trói buộc bậc đạo nhân không nương tựa vào đâu.
📀 Sư nói:
Này các vị học đạo, Phật chân thật không có hình dáng, sự vật chân thật không có tướng trạng. Các vị tại sự vật hư ảo làm này làm nọ, nếu có đạt được điều gì thì đó cũng chỉ là chồn rừng, lại không phải Phật thật mà là kiến giải của ngoại đạo. Đến như kẻ học đạo chân chánh thì không tìm cầu Phật, không tìm cầu Bồ-tát, không tìm cầu La-hán, không tìm cầu sự vật tốt đẹp trong tam giới. Cái gì cũng không có, chỉ tự siêu thoát, không cùng ngoại vật ràng buộc. Dù cho trời đất sụp đổ, tuyệt đối cũng không nghi hoặc. Dù cho chư Phật mười phương có hiện ra trước mắt, cũng chẳng sanh một niệm vui mừng. Dù cho tam đồ địa ngục có cùng lúc hiện ra cũng không hề sanh một niệm lo sợ. Tại sao thế? Bởi vì chúng ta nhận thức rằng vạn vật đều là tướng hư ảo, biến hóa thấy có, không biến hóa thấy không. Cái gọi là tam giới cũng từ tâm niệm mà dấy lên muôn ngàn sự vật cũng từ thức biệt mà sanh. Cho nên ảo ảnh trong mơ, hoa đốm hư không thì hà tất phải lao khổ mà tìm cầu!
📀 Sư nói:
Này các vị học đạo, nếu các vị nghĩ muốn đạt đến kiến giải khế hiệp nghĩa lý, thì cũng đừng để người ta dụ hoặc. Hướng trong hướng ngoài hễ gặp là giết: gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết Tổ, gặp La-hán giết La-hán, gặp cha mẹ giết cha mẹ, gặp thân quyến giết thân quyến, mới có thể giải thoát, không câu nệ vật tướng, siêu thoát tự tại.
📀 Có người hỏi: Thế nào là chỉ ý của Tổ sư Đạt Ma từ Tây lại?
Sư đáp: Như quả có chỉ ý thì cứu tự thân còn không nổi.
Lại hỏi: Nếu đã không có chỉ ý thì nhị Tổ Huệ Khả làm sao đắc pháp?
Sư đáp: Đắc cũng kể như không đắc.
📀 Sư nói:
Như có người tìm cầu Phật, thế là mất Phật. Như có người tìm cầu đạo thế là mất đạo. Như có người tìm kiếm Tổ sư, thế là mất Tổ sư. Này đại đức, đừng có nhầm lẫn nhé! Ta không vui mừng ông hiểu kinh luận, không vui mừng ông là quốc vương, đại thần; không vui mừng ông biện luận trôi chảy như thác đổ, cũng không mừng ông tự thông minh trí tuệ, chỉ cần ông có kiến giải chân chánh. Này các vị học đạo, giá như có thể giảng thuyết trăm bộ kinh luận, cũng không bằng ông tăng vô sự.
📀 Có một hôm, quan Thường thị họ Vương đến thăm, cùng sư đi đến trước tăng đường nhìn ngắm.
Quan Thường thị hỏi: Những người trong tăng đường này có xem kinh không?
Sư đáp: Không xem kinh
Thường thị lại hỏi: Có học Thiền không?
Sư đáp: Không học Thiền
Thường thị hỏi: Kinh đã không mà Thiền cũng không học vậy thì rốt lại làm cái gì?
Sư đáp: Dạy họ thành Phật, làm Tổ.
📀 Có vị thượng tọa tên Định đến tham yết hỏi: Đại ý của Phật pháp là gì?
Sư bước xuống giường Thiền chộp lấy ông ta vả một bạt tai rồi xô ra.
Thượng tọa Định xững vững vừa mới đứng lại được thì có ông tăng bên cạnh nói: Thượng tọa Định vì sao còn chưa lễ bái tạ ơn Hòa thượng?
Thượng tọa Định vừa lễ bái thì bỗng nhiên bừng ngộ.
📀 Long Nha hỏi: Thế nào là chỉ ý của Tổ sư từ Tây lại?
Sư nói: Đem cây Thiền bản đến đây cho ta!
Long Nha bèn lấy cây Thiền bản đưa cho sư. Sư đón lấy liền đánh.
Long Nha nói: Đánh thì mặc Hòa thượng đánh, nhưng mà đúng là chẳng có chỉ ý của Tổ sư.
Về sau, khi Long Nha là trụ trì, có ông tăng vào phương trượng thỉnh giáo: Khi xưa Hòa thượng đi hành cước hỏi hai vị Thiền sư, Hòa thượng có đồng ý với các ngài không?
Long Nha đáp: Tuy là hoàn toàn đồng ý, nhưng đúng là không có chỉ ý của Tổ sư.
📀 Sư đến chỗ Thiền sư Thúy Phong. Thúy Phong hỏi: Từ nơi đâu đến?
Sư đáp: Từ chỗ Hoàng Bá đến.
Thúy Phong hòi: Hoàng Bá có ngữ cú gì dạy người?
Sư đáp: Hoàng Bá không có ngữ cú.
Thúy Phong hỏi: Vì sao mà không có ngữ cú?
Sư đáp: Cho dù có thì cũng không có nơi để kể lại.
Thúy Phong nói: Không hề gì, hãy kể lại xem!
Sư nói: Một mũi tên đã bay tới trời Tây.
Cảnh ngữ
📀 Người học đời nay chỉ cần minh thủ chân chánh kiến giải của chính mình là không bị sanh tử nhiễm trước, đi ở tự do, chẳng cầu bên ngoài mà thù thắng cụ bị đầy đủ.
Như nay đây các vị đạo lưu chỉ cần không trệ ngại nơi hoặc, cần dùng tức dùng.
Như nay đây mà không được như thế là bệnh tại chỗ nào? Tức bệnh tại chỗ không tự tin. Tự tin không kịp.
Thế là ngơ ngơ, ngác ngác trước mọi cảnh thoát.
📀 Này các vị đại đức, nếu mà dừng nghỉ được tâm trì cầu mỗi phút mỗi giây thì cùng với Tổ sư đâu có gì khác biệt.
Các vị có muốn hiểu rõ Tổ sư không. Đó tức là người đang nghe pháp trước mặt ta đấy!
Người học tin không tới bèn hướng bên ngoài trì cầu.
Người được chẳng qua chỉ là cái học văn tự, cùng với các Tổ sư xa lắc, xa lơ. Đừng có nhầm lẫn nhé.
📀 Này các vị đại đức, thời này không ngộ thì muôn kiếp ngàn đời luân hồi trong ba giới, trải bao cảnh xấu tốt, chui vào bụng lừa bò thôi.
Như mọi người hôm nay đây với các vị Thánh hiền ngày xưa có gì khác đâu.
Các vị thiếu kém cái gì chứ? Lục thông thần quang chưa phút giây nào ngưng dứt.
Nếu hay thấy được như thế thì một người trọn đời vô sự.
Một niệm thanh tịnh thì là Pháp thân Phật trong nhà mình vậy.
Một niệm vô phân biệt quang, thì đó là báo thân Phật của mình.
Một niệm vô sai biệt quang, thì đó là hóa thân Phật của mình.
Ba thân đó là người nghe pháp trước mắt ta hôm nay đấy.
Do không hướng bên ngoài tìm cầu nên có được ba loại công dụng.
Theo giáo nghĩa ba loại công dụng đó gọi là rốt ráo.
📀 Sơn tăng ta nói:
Ba thứ đó là danh ngôn. Cho nên mới nói thân nương theo nghĩa mà lập, đất theo thể mà luận.
Thân pháp tánh và đất pháp tánh hiểu rõ ra là quang ảnh. Này đại đức, khá nên thức thủ.
Người lộng quang ảnh là nguồn gốc của chư Phật, là chỗ quay về của chư đạo lưu.
Này các đại đức, thân tứ đại không biết nói pháp, nghe pháp. Hư không chẳng biết nói pháp, nghe pháp.
Đó là sờ sờ trước mặt chư vị biết nói pháp, nghe pháp.
Do đó mà sơn tăng đây hướng về chư vị nói:
📀 Trong miếng ruộng năm uẩn có một chân nhân vô vị trí, hiển lộ sừng sững, chẳng ngăn cách một tóc tơ nào, sao lại chẳng thức thủ vậy?
Tâm pháp vô hình mà thông quán mười phương, tại mắt gọi là thấy, tại tai gọi là nghe, tại tay nắm bắt, tại chân đi chạy.
Tâm nếu không tại thì tùy xứ giải thoát.
Chỗ thấy của sơn tăng, tọa đoạn báo hóa Phật, thập địa đầy tâm, do như khách tác nhi, đẳng diệu nhị giác như mang xiềng, đội gông, La Hán, Bích Chi cũng như phân đất, còn Bồ-đề, Niết-bàn như cọc cột lừa ngựa.
Tại sao như thế. Vì không đạt ba kỳ kiếp luống có ngăn cách ấy.
Nếu thật là đạo lưu, thì đều không như thế. Như nay đây vì mọi người sơ lược đại ước phá thoại.
Tự mình nhìn gần xa. Thời giờ qua khá tiếc uổng, mỗi người phải tự nỗ lực. Tạm biệt!
Sư thượng đường thị chúng rằng:
- Người học đời nay chỉ cần minh thủ chân chánh kiến giải của chính mình là không bị sanh tử nhiễm trước, đi ở tự do, chẳng cầu bên ngoài mà thù thắng cụ bị đầy đủ. Như nay đây các vị đạo lưu chỉ cần không trệ ngại nơi hoặc, cần dùng tức dùng. Như nay đây mà không được như thế là bệnh tại chỗ nào? Tức bệnh tại chỗ không tự tin. Tự tin không kịp. Thế là ngơ ngơ, ngác ngác trước mọi cảnh thoát. Này các vị đại đức, nếu mà dừng nghỉ được tâm trì cầu mỗi phút mỗi giây thì cùng với Tổ sư đâu có gì khác biệt. Các vị có muốn hiểu rõ Tổ sư không. Đó tức là người đang nghe pháp trước mặt ta đấy! Người học tin không tới bèn hướng bên ngoài trì cầu. Người được chẳng qua chỉ là cái học văn tự, cùng với các Tổ sư xa lắc, xa lơ. Đừng có nhầm lẫn nhé. Này các vị đại đức, thời này không ngộ thì muôn kiếp ngàn đời luân hồi trong ba giới, trải bao cảnh xấu tốt, chui vào bụng lừa bò thôi. Như mọi người hôm nay đây với các vị Thánh hiền ngày xưa có gì khác đâu. Các vị thiếu kém cái gì chứ? Lục thông thần quang chưa phút giây nào ngưng dứt. Nếu hay thấy được như thế thì một người trọn đời vô sự. Một niệm thanh tịnh thì là Pháp thân Phật trong nhà mình vậy. Một niệm vô phân biệt quang, thì đó là báo thân Phật của mình. Một niệm vô sai biệt quang, thì đó là hóa thân Phật của mình. Ba thân đó là người nghe pháp trước mắt ta hôm nay đấy. Do không hướng bên ngoài tìm cầu nên có được ba loại công dụng. Theo giáo nghĩa ba loại công dụng đó gọi là rốt ráo. Sơn tăng ta nói: Ba thứ đó là danh ngôn. Cho nên mới nói thân nương theo nghĩa mà lập, đất theo thể mà luận. Thân pháp tánh và đất pháp tánh hiểu rõ ra là quang ảnh. Này đại đức, khá nên thức thủ. Người lộng quang ảnh là nguồn gốc của chư Phật, là chỗ quay về của chư đạo lưu. Này các đại đức, thân tứ đại không biết nói pháp, nghe pháp. Hư không chẳng biết nói pháp, nghe pháp. Đó là sờ sờ trước mặt chư vị biết nói pháp, nghe pháp. Do đó mà sơn tăng đây hướng về chư vị nói: Trong miếng ruộng năm uẩn có một chân nhân vô vị trí, hiển lộ sừng sững, chẳng ngăn cách một tóc tơ nào, sao lại chẳng thức thủ vậy? Tâm pháp vô hình mà thông quán mười phương, tại mắt gọi là thấy, tại tai gọi là nghe, tại tay nắm bắt, tại chân đi chạy. Tâm nếu không tại thì tùy xứ giải thoát. Chỗ thấy của sơn tăng, tọa đoạn báo hóa Phật, thập địa đầy tâm, do như khách tác nhi, đẳng diệu nhị giác như mang xiềng, đội gông, La Hán, Bích Chi cũng như phân đất, còn Bồ-đề, Niết-bàn như cọc cột lừa ngựa. Tại sao như thế. Vì không đạt ba kỳ kiếp luống có ngăn cách ấy. Nếu thật là đạo lưu, thì đều không như thế. Như nay đây vì mọi người sơ lược đại ước phá thoại. Tự mình nhìn gần xa. Thời giờ qua khá tiếc uổng, mỗi người phải tự nỗ lực. Tạm biệt!
Tác phẩm
📖 Trấn Châu Lâm Tế Huệ Chiếu Thiền sư ngữ lục
Thông tin khác