Type something to search...

[Thiền sư] Bảo Phúc Tùng Triển

  • 27 Sep, 2024
Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển - Tổ Sư Thiền - Patriarchal Zen

Giới thiệu

Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển (860? - 928), họ Trần, người Phúc Châu. Năm 15 tuổi, Ngài đến núi Tượng Cốt, lễ Thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn làm thầy độ cho xuất gia.

Đại sư Tuyết Phong là một vị Thầy lớn trong thiền môn, thiền tăng được đích thân ngài rèn luyện như sư tử nuôi thú nhỏ, 3 tuổi đã có thể gầm thét lớn tiếng. Giống như mai già vừa nhú chồi non, cành lá chưa lớn đã nở hoa trước.

Dưới sự khuyến khích cỗ vũ của sư phụ Tuyết Phong, Tùng Triển mới 18 tuổi này đã đi vân du. Mảnh trăng mới mọc, mây đơn côi ra khỏi núi. Chim bằng đã đủ cánh, vút tận trời cao mà bay lượn.

Rồng cá mới lớn trở về biển xa đạp gió rẽ sóng mà đi. Thiền sư Tùng Triển một bình một bát, một gậy một nón, bình đựng sóng Triết Hải, bát đựng nước Hán Giang, đầu gậy gánh ánh trăng Tiêu Tương, nón bao phủ đầy mây Lô Sơn.

Sau khi qua lại Nam Bắc bờ Đại Giang, lên xuống vùng Ngô Sở, du lịch tham bái nhiều năm, ông về lại quê cũ ở Lĩnh Trung (Phúc Kiến). Bởi vì Thiền của Ngài Tuyết Phong trên núi Tượng Cốt luôn khiến cho ông mộng hồn lởn vởn.

Đại sư Tuyết Phong lặng lẽ quan sát ông mấy ngày, Tùng Triển đang đi kinh hành trong sân, sư phụ đột nhiên gọi ông, hỏi một cách bất ngờ: “Có thể lãnh hội không?”

Thiền sư Tùng Triển cảm nhận được thiền cơ tốt trong câu hỏi ngớ ngẩn ấy, nên muốn bước lên gần hơn một tí, bỗng nhiên Thiền sư Tuyết Phong dùng đầu thiền trượng ngăn ông lại.

Ngay trong lúc tiến lên trước không được mà lùi lại sau cũng chẳng xong này, ông lập tức đốn ngộ.

Tùng Triển biết, khai ngộ, hoàn toàn không phải là đã xong mọi việc. Thế nên, ông trở về chỗ các sư huynh sư đệ ở Long tượng Tông môn của mình, luyện tập thiền đạo, ông đã từng theo sư huynh Trường Khánh Huệ Lăng trong một thời gian dài.

Ngữ lục

Một hôm, Thiền sư Trường Khánh nói với ông rằng: “Thà nói A la hán có 3 độc, cũng không nên nói Như Lai nói 2 lời. Không phải nói như Như Lai không nói, chỉ là Như Lai không nói 2 lời”. A la hán là bậc thánh nhân đã phá trừ tất cả phiền não, làm sao có thể có 3 độc tham sân si được?

Thiền sư Trường Khánh Huệ Lăng rất từ bi, ngài nói như vậy là vì muốn làm nổi bật Phật Pháp của Đức Thích Ca Mâu Ni, không có câu nào không phải đạo lý của lời nói chân thật.

Lúc Đức Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, giảng kinh tổng cộng hơn 300 lần. Bởi vì đối tượng mỗi lần Ngài gặp đều không giống nhau, cho nên đạo lý mà Ngài nói cũng không hoàn toàn giống nhau.

Nguyên nhân là do Pháp Nhãn của Ngài sáng suốt có thể quan sát được căn cơ của mọi người khác nhau, nên cho họ những pháp môn khác nhau.

Điều này cũng giống như vị bác sĩ cao minh, luôn căn cứ tình hình của bệnh nhân mà điều chỉnh phương pháp xử lý điều trị, tùy bệnh mà cho thuốc.

Tóm lại, đức Phật nói trái nói phải, nói thẳng nói ngang, muôn hình vạn trạng, nhưng mục đích chỉ có một: khiến cho chúng ta giác ngộ.

Vì thế, Trường Khánh Huệ Lăng nói Ngài “tuyệt đối không nói 2 lời.” Nhưng mà, từ bi quá độ, tất nhiên lại mất đi sự công bằng của nó nên Thiền sư Tùng Triển sắc sảo hỏi dồn: “Lời Như Lai là gì?”

Thiền sư Trường Khánh Huệ Lăng bị ép chẳng biết làm sao nữa, đành miễn cưỡng xoay người nói: “Giống như người điếc vậy, làm sao có thể nghe hiểu được chứ!”

Thiền sư Tùng Triển biết rõ Thiền sư Trường Khánh đang giở trò thôi, bèn nói: “Ta đã sớm biết rồi, đại Hòa thượng ngươi sẽ nói trên núi thứ hai.”

Thiền sư Trường Khánh Huệ Lăng hỏi ngược lại: “Sư đệ, ngươi cho rằng lời của Như Lai như thế nào?”

Thiền sư Tùng Triển biết sư huynh “không có ý tốt”, nên mỉm cười, nói: “Uống trà đi”. Đây đúng thật là kỳ diệu đến tột đỉnh! Thái Sơn đè lên đầu, trong phút chốc, làm cho nó tan biến vào cõi vô hình; Sóng lớn ngút trời, chỉ vẩy tay nhè nhẹ, đã vỗ về nó trở về với trời trong biển lặng.

Thiền sư Tùng Triển, Trường Khánh Huệ Lăng và sư cháu của họ là La Hán Quế Thâm, cùng đi vào thành. Tại một quán trọ họ nhìn thấy một bức bình phong, trên đó p nói nó đẹp quá; đóa hoa mẫu đơn vẽ trên bình phong này như huyễn như hóa, hoàn toàn không thật có, nếu bạn cho rằng thật có đóa hoa này, thì cũng giống như cố ý đè hai con mắt để nhìn thấy hoa đốm hư không - hoa mắt; Đáng tiếc rằng người đời không biết đóa hoa này, đem cái vật như huyễn như hóa của chân như tự tánh hiển hiện, mà mê lầm chấp trước, vì thế, La Hán Quế Thâm vô cùng cảm khái.

3 vị Đại sư lấy hoa để nói thiền, mỗi mỗi đều đầy ý nghĩa sâu xa, thiền cơ lý thú, mỗi mỗi đều như vậy.

Thiền sư Tùng TriểnLa Hán Quế Thâm ngồi ngắm trăng, La Hán Quế Thâm nói: “Có mây đang di chuyển, chắc sẽ có mưa phải không?”

Thiền sư Tùng Triển nói một cách đầy thiền cơ: “Không phải mây di chuyển, là gió di chuyển.”

La Hán Quế Thâm cũng không chịu nhường, sắc sảo đối đáp: “Ta thấy mây cũng không di chuyển, gió cũng không di chuyển.”

Tùng Triển “gian tà xảo quyệt”, cười nói: “Nhưng ngươi mới nói là mây di chuyển mà.”

La Hán Quế Thâm thân phận tuy nhỏ, nhưng công phu lại thâm hậu, nhẹ nhàng xoay chuyển tình thế: “Không biết là ai sai nữa?”

Tùng Triển nghe nói sư đệ Trường Sanh Kiểu Nhiên trú trì chùa trên núi nên đến thăm viếng. Họ vừa uống trà vừa tán gẫu. Kiểu Nhiên nói: “Mấy ngày trước, có một vị Tăng hỏi tôi về ý của Tổ sư từ Tây Trúc đến, tôi liền đưa phất trần lên để biểu thị thiền cơ không biết có được hay không?”

Tâm có sự sắc sảo của nó, một mảy may cũng có thể ngộ đạo; không đúng cơ duyên Phật, Bồ Tát cũng không thể giúp người ta khai ngộ. Vì thế, Thiền sư Tùng Triển mới không mắc lừa ông ta, nói: “Ta làm sao dám nói được hay không được? Có người khen việc này giống như mãnh hổ mọc thêm vuốt, có người lại coi thường hủy báng việc này chẳng đáng một xu. Cùng một việc như nhau, vì lý do gì mà khen chê khác nhau?”

Thiền sư Trường Sanh Kiểu Nhiên vội nói: “Câu vừa rồi là do ngẫu nhiên thôi.”

Năm thứ tư niên hiệu Trinh Minh đời Hậu Lương (918 Tây lịch), thứ sử Vương Công ở Đàm Châu sáng lập ra thiền uyển Phúc Kiến, nghênh đón Thiền sư Tùng Triển đến trú trì. Hôm đăng đàn thuyết pháp trong buổi đầu tiên nhậm chức ấy, Vương Công quỳ lễ thỉnh ba lần, tự thân dìu đỡ Thiền sư Tùng Triển mới thăng tòa.

Từ đó, ngài luôn hoằng pháp lợi sanh ở thiền viện Bảo Phúc, nên mọi người xưng là “Bảo Phúc”.

Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển tại pháp đường nói: “Việc này (tham thiền) như lửa do đánh vào đá mà có, như ánh chớp, ngộ được hay không ngộ được, đều không khỏi sẽ bị táng thân mất mạng.”

Thuyết pháp như vậy, thật khiến cho người ta nghi ngờ mờ mịt. Quả nhiên có một thiền tăng từ trong đại chúng đứng dậy, thưa rằng: “Không biết người đã ngộ rồi, có thể tránh được sự táng thân mất mạng hay không?”

Thiền tăng nói: “Nếu không ngộ được, không khỏi khiến cho mọi người chê cười.”

Bảo Phúc Tùng Triển đưa ngón tay cái ra, dường như là khen ngợi nói rằng: “Hành gia! Hành gia!”

Thiền Tăng có đôi điều không hiểu: “Thưa Hòa thượng, ngài nói đây là tâm hành gì vậy?” Lúc này Bảo Phúc Tùng Triển mới để lộ tin tức chân thật: “Một gáo bùn phân tạt vào mặt mà ngươi cũng không thấy thối sao!”

Cổ nhân dạy, ngộ rồi cũng giống như lúc chưa ngộ. “Kinh Kim Cang” viết: A la hán không cho rằng mình đã đạt đến quả vị A la hán. Có sở đắc, tất có chấp trước, mà còn có một chút ngăn ngại, thì không thể giải thoát triệt để được. Cho nên, người khai ngộ thực sự, sẽ không hét vang trên khắp đường phố: “Ta đại ngộ rồi! Ta thành Phật làm Tổ rồi…”

Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển gặp một vị thiền tăng ở trước đại điện, bèn lấy thiền trượng gõ gõ vào đầu vị Tăng. Tăng nhân đau quá không chịu được nên la lên một tiếng. Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển chỉ cột trụ nói: “Cái kia vì sao không đau?”

Kỳ thật, Ngài đang nhắc nhở tăng nhân, ngay lúc đó nên thể hội “cái kia” tự tánh kia biết đau biết ngứa, tự thân lại không biết đau biết ngứa. Thế mà, vị Tăng này kém cỏi không đối đáp được.

Có một vị Tăng trốn trong một góc nhà, đang lặng lẽ đếm tiền. Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển phát hiện ra ông ta, bèn đưa một cánh tay ra, dường như muốn xin cho một ít tiền vậy: “Xin bố thí cho tôi một đồng tiền.”

Vị Tăng nghi ngờ không hiểu, thưa: “Thưa đại Hòa thượng, vì sao ngài lại đến nông nỗi này?”

“Ta đến nông nổi này mà.” Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển nói. Vị Tăng kia thấy vậy, bèn nói: “Nếu thật sự đã đến nỗi nông nỗi này thì ta cho ngài một đồng rồi đi đi.”

Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển hỏi ngược lại: “Vì sao ngươi lại đến nông nỗi này?”

Một vị đệ tử tham thiền đã lâu thỉnh giáo với Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển rằng: “Cổ nhân dạy, nếu muốn đạt đến con đường vô sanh (tịch tịnh Niết bàn) thì nhất định không biết được bản nguyên. Vậy nguồn gốc bản nguyên là gì?”

Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển im lặng một hồi, sau đó quay đầu lại hỏi Sa di thị giả bên cạnh: “Vừa rồi ông ta hỏi sư phụ gì vậy?”

Không đợi thị giả trả lời, vị đệ tử kia cho rằng thật sự sư phụ không nghe rõ, nên nhắc lại câu hỏi vừa rồi lần nữa. Thế mà lần này lại làm cho Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển nổi giận lôi đình lớn tiếng mắng: “Ta không phải điếc!”

Tuy ngài không điếc, mà vị đệ tử kia lại bị mù, sư phụ dùng phương thức “im lặng” để trực tiếp biểu thị “bản nguyên” của tâm tánh, ông ta lại nhìn mà không thấy, đương nhiên phải bị Sư Phụ trách mắng. Mà bản thân sự trách mắng này, vẫn là đang chỉ cho ông ta thấy: “Ta không điếc, ngươi cũng chớ có mù.”

Một hôm, hai vị vân du đường sá xa xôi áo quần bụi bặm đến thiền viện, Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển hỏi hai người từ đâu đến, một người trong số họ trả lời từ Giang Tây đến. Thiền tông Giang Tây hưng thịnh, chư vị Cao Tăng xuất hiện nhiều, long tượng thành hàng. Cho nên, Bảo Phúc Tùng Triển hỏi: “Học được gì rồi?”

Vị Tăng kia trả lời rất có thiền ý: “Lấy không ra.”

Đúng vậy, Thiền, có thể nói rõ ràng được sao? Thể nghiệm ở trong tâm có thể lấy ra được hay sao? Vị tăng này dường như là một người có lãnh hội. Thế nhưng, thiền, nếu thật sự không có cách gì để biểu thị, làm sao có thể truyền một mạnh từ đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho đến ngày nay được? Nếu các thiền sư ngộ đạo thật sự, thì lại có thể ngay lúc không thể dùng lời ấy, phương tiện mà nói ra, ngay khi không biết làm sao mà chỉ thị rõ ràng! Vì thế, Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển hỏi tiếp: “Cái lấy không ra đó, là thứ như thế nào?”

Vị Tăng kia không đáp được.

Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển quay qua một người khác, vẫn dựa theo hồ lô mà vẽ vá như cũ rồi hỏi: “Từ đâu đến?”

Câu hỏi này dường như là thừa thải. Nhưng mà, nếu thật là lời thừa, thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển phải nhọc công làm gì? Quả nhiên, vị tăng này thật sự có chút tin tức, ông ta trả lời: “Giang Tây, chùa Quan Âm.”

Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển tự nhiên đất bằng dậy sóng, sấm nổ giữa trời thanh, đột nhiên đưa ra cơ phong dựng đứng ngàn nhận: “Ngươi có thể nhìn thấy Quan Âm rồi chứ?”

Vị tăng này nghề cao gan lớn, ung dung nói: “Nhìn thấy chứ.”

Lúc Bảo Phúc Tùng Triển hành cước, đã đến chùa Quan Âm, biết rõ tình hình địa lý ở đó, nên hỏi thêm một câu đầy thiền ý: “Lúc ngươi nhìn thấy Quan Âm, ngài đang ở bên trái sông hay là bên phải sông?”

Vị Tăng này trả lời vô cùng tuyệt diệu: “Lúc thấy không phải bên trái cũng chẳng phải bên phải.”

Từ trong câu trả lời thiền cơ như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, trung tâm của vấn đề hoàn toàn không phải là Bồ tát Quan Âm, Quan Âm chỉ là một hình ảnh tượng trưng cho thiền mà thôi. Cho rằng đã nhìn thấy Ngài tức là chỉ cho Bát Nhã trực quán của thiền.

Thiền, không có trái phải, bản thân nó là một chỉnh thể hoàn chỉnh, nó là “nhất sắc biên” của “đốn nhất”. Vị tăng đáp lời hiển nhiên phải là một vị thiền giả thực thụ, hiểu rõ thế nào là Bát Nhã trực quán. Cho nên, mới dám tách vi yết trên đầu rồng, nhổ râu trên miệng cọp, đem cơ phong của thiền đưa đến một trình độ tuyệt vời xán lạn nhất.


📀 Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển đã để lại cho thiền lâm một di sản lớn nhất đó là công án “Tứ Mạn Nhân” của ngài.

Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển hỏi một tăng nhân: “Trong đại điện là gì?”

Thiền tăng biết Hòa thượng biết rõ mà cố hỏi, tất nhiên có ẩn dấu cơ phong, cho nên ông đáp một cách thông minh: “Hòa thượng ngài tự đi xem cho rõ.”

Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển không thèm nhìn mà nói: “Ông Thích Ca kia.”

Thiền tăng chẳng khách khí nói: “Đại Hòa thượng, ngài chớ lừa dối người khác được không!” Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển nói,

  • “Là ngươi lừa dối ta.”

📀 Tiếp đó, Bảo Phúc Tùng Triển lại hỏi vị tăng kia:

  • “Tên ngươi là gì?”

“Tên tôi là Hàm Trạch.” Vị tăng kia trả lời. Tên của người ta vốn là có ý nghĩa “Ân Trạch Quảng Bị”,

Bảo Phúc Tùng Triển lại nói:

  • “Lúc Ân Trạch giống như giọt nước khô thì như thế nào?”

Vị Tăng kia theo lý đương nhiên hỏi lại: “Ai là giọt nước khô?”

Bảo Phúc Tùng Triển nói: “Ta”.

Vị tăng kia nói: “Đại Hòa thượng, ngài chớ lừa gạt người khác được không?”

Bảo Phúc lại nói lần nữa:

  • “Nhưng mà ngươi lừa gạt ta.”

📀 Sư Bảo Phúc Tùng Triển lại hỏi:

  • “Ngươi làm nghề gì mà dáng vẻ cao to như vậy?”

Hàm Trạch hỏi lại: “Đại Hòa thượng, ngài thấp bao nhiêu?”

Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển hỏi người nấu cơm:

  • “Nồi của ngươi rộng bao nhiêu?”

Người đầu bếp cũng là một người hiểu thiền, hỏi ép sư phụ: “Đại Hòa thượng tự ngài thử lượng xem.”

Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển dùng tay làm tư thế đo đo.

Người đầu bếp mắng: “Đại Hòa thượng, ngươi chứ lừa gạt người được không!” Thiền sư Bảo Phúc Tùng Triển vẫn nói câu nói đó:

  • “Nhưng mà ngươi lừa gạt ta.”

Cảnh ngữ

Tác phẩm

Thông tin khác

Tags :
Share :

Related Posts