[Thiền sư] Trường Sa Cảnh Sầm
- 19 Oct, 2024
Giới thiệu
Thiền sư Trường Sa Cảnh Sầm (788 - 868) là đệ tử nối pháp của thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện.
Sau khi đắc pháp nơi Nam Tuyền, Sư đến Lộc Uyển an trụ.
Về sau, Sư không ở một chỗ nhất định, chỉ tùy duyên tùy cảnh giáo hóa độ sanh.
Vì thế, người đương thời gọi Sư là Hòa thượng Trường Sa. Trường Sa nghĩa là không trụ chỗ nào, tùy duyên giáo hóa khắp nơi.
Ngữ lục
Sư sai một vị tăng đến hỏi bạn đồng sư là Hòa thượng Hội rằng: Hòa thượng sau khi thấy Nam Tuyền rồi thế nào?
Hòa thượng Hội lặng thinh.
Tăng hỏi: Hòa thượng khi chưa thấy Nam Tuyền thì sao?
Hòa thượng Hội đáp: Không thể lại riêng có.
Vị tăng về thuật lại Sư nghe, Sư làm một bài kệ chỉ bày:
Bách trượng can đầu bất động nhân,
Tuy nhiên đắc nhập vị vi chân.
Bách trượng can đầu tu tấn bộ,
Thập phương thế giới thị toàn thân.
Dịch:
Trăm trượng đầu sào vẫn đứng yên,
Tuy là được nhập chẳng phải hiền.
Đầu sào trăm trượng cần vượt khỏi,
Mười phương thế giới thảy thân mình.
Sư làm bài kệ:
Học đạo chi nhân bất thức chân,
Chỉ vị tùng lai nhận thức thần,
Vô thủy kiếp lai sanh tử bản,
Si nhân hoán tác bản lai nhân.
Dịch:
Học đạo mà không hiểu lẽ chân,
Bởi tại lâu rồi nhận thức thần,
Gốc nguồn sanh tử vô thủy kiếp,
Người ngu lại gọi chủ nhân ông.
Tăng Hạo Nguyệt hỏi:
- Những vị thiện tri thức trong thiên hạ chứng được ba đức Niết-bàn chưa?
Sư đáp:
-
Đó là Đại đức hỏi trên quả Niết-bàn hay trong nhân Niết-bàn?
-
Trên quả Niết-bàn.
-
Những thiện tri thức trong thiên hạ chưa chứng.
-
Vì sao chưa chứng?
-
Vì công chưa bằng chư thánh.
-
Công chưa bằng chư thánh sao làm thiện tri thức.
-
Thấy rõ Phật tánh cũng được gọi là thiện tri thức.
-
Chẳng biết công bằng chừng nào mới được chứng Niết-bàn?
Sư có bài kệ:
Ma-ha Bát-nhã chiếu,
Giải thoát thậm thâm pháp.
Pháp thân tịch diệt thể,
Tam nhất lý viên thường.
Dục thức công tề xứ,
Thử danh thường tịch quang.
Dịch:
Trí tuệ lớn rộng soi,
Pháp giải thoát sâu xa.
Thể pháp thân vắng lặng,
Ba một lý thường tròn.
Muốn biết chỗ công bằng,
Đây gọi thường tịch quang.
-
Trên quả ba đức Niết-bàn đã nhờ chỉ dạy, thế nào là trong nhân Niết-bàn?
-
Đại đức ấy.
-
Trong kinh nói ý huyễn là có chăng?
-
Đại đức nói gì?
-
Thế là ý huyễn tại không chăng?
-
Đại đức nói gì?
-
Thế là ý huyễn tại chẳng có chẳng không chăng?
-
Đại đức nói gì?
-
Con ba phen nhận định chẳng hợp ý huyễn, chưa biết Hòa thượng thế nào để rõ được ý huyễn trong kinh?
-
Đại đức tin tất cả pháp không thể nghĩ bàn chăng?
-
Lời thành thật của Phật đâu dám không tin.
-
Đại đức nói tin, trong hai thứ tin là thứ tin nào?
-
Theo con hiểu, trong hai thứ tin là tin duyên (tín duyên).
Tín duyên là trên sự kiện mà tin, chứ không phải do vào được chỗ đó.
-
Y giáo môn nào được sanh tin duyên?
-
Theo kinh Hoa Nghiêm nói: “Bồ-tát lớn lấy trí tuệ không chướng không ngại tin tất cả cảnh giới thế gian là cảnh giới Như Lai.” Lại, kinh Hoa Nghiêm nói: “Chư Phật Thế Tôn thảy biết thế pháp và Phật pháp tánh không sai khác, quyết định không hai.” Cũng kinh Hoa Nghiêm nói: “Phật pháp thế gian pháp, nếu thấy chỗ chân thật của nó, tất cả không sai khác.”
- Đại đức nêu chỗ tin duyên trong giáo môn rất có bằng cứ. Nghe Lão tăng vì Đại đức nói rõ ý huyễn trong kinh:
Nhược nhân kiến huyễn bản lai chân,
Thị tắc danh vi kiến Phật nhân.
Viên thông pháp pháp vô sanh diệt,
Vô diệt vô sanh thị Phật thân.
Dịch:
Nếu người thấy huyễn xưa nay chân,
Thế ấy tức là thấy Phật nhân.
Suốt tròn các pháp không sanh diệt,
Không diệt không sanh ấy Phật thân.
Có vị tăng hỏi:
- Hòa thượng nối tiếp người nào?
Sư đáp:
-
Tôi không có người được nối tiếp.
-
Lại có tham học không?
-
Tôi tự tham học.
-
Ý Hòa thượng thế nào?
Sư có bài kệ:
Hư không vấn vạn tượng,
Vạn tượng đáp hư không.
Thùy nhân thân đắc văn,
Mộc xoa quán giác đồng.
Dịch:
Hư không hỏi vạn tượng,
Vạn tượng đáp hư không.
Người nào gần được nghe,
Trẻ con đầu hai chỏm.
Có vị tăng hỏi:
- “Sắc tức là không, không tức là sắc”, lý này thế nào?
Sư có bài kệ:
Ngại xứ phi tường bích,
Thông xứ vật hư không.
Nhược nhân như thị giải,
Tâm sắc bản lai đồng.
Phật tánh đường đường hiển hiện,
Trụ tánh hữu tình nan kiến.
Nhược ngộ chúng sanh vô ngã,
Ngã diện hà thù Phật diện.
Dịch:
Chỗ ngại chẳng tường vách,
Chỗ thông đâu hư không.
Nếu người hiểu như thế,
Tâm sắc xưa nay đồng.
Phật tánh hiển hiện rõ ràng,
Trụ tánh hữu tình khó thấy.
Nếu ngộ chúng sanh vô ngã,
Mặt ta mặt Phật khác gì.
Sư có bài kệ khuyến học:
Vạn trượng can đầu vị đắc hưu,
Đường đường hữu lộ thiểu nhân du.
Thiền sư nguyện đạt Nam Tuyền khứ,
Mãn mục thanh sơn vạn vạn thu.
Dịch:
Muôn trượng đầu sào chẳng được dừng,
Sờ sờ đường cái ít người đi.
Thiền sư muốn đạt Nam Tuyền lộ,
Đầy mắt núi xanh muôn muôn thu.
Sư giảng:
Vì sự bất đắc dĩ, ta bảo các ngươi rằng: Tột mười phương thế giới là mắt của Sa-môn…
Có vị tăng hỏi: Thế nào là mắt Sa-môn?
Sư đáp: Dài dài ra chẳng đặng, thành Phật thành Tổ ra chẳng đặng, sáu nẻo luân hồi ra chẳng đặng.
Tăng lại hỏi: Chẳng biết cái gì ra chẳng đặng?
Sư nói: Ngày thấy mặt trời, đêm thấy sao.
Tăng hỏi: Kẻ học này không lãnh hội.
Sư nói: Núi Diệu Cao sắc xanh lại xanh (Núi cao chót vót màu xanh vẫn xanh)
Tăng nói: Trong Giáo có nói “Nhưng thường ở tòa Bồ-đề”, thế nào là tòa?
Sư nói: Lão tăng đang ngồi, đại đức đang đứng.
Tăng hỏi: Thế nào là đại đạo? Sư đáp: Nhận chìm mất ông.
Tăng hỏi: Chư Phật sư là ai?
Sư nói: Từ vô thỉ kiếp đến nay, thừa hưởng phúc ấm của ai?
Tăng nói: Từ lúc chưa có chư Phật trở về trước thì thế nào?
Sư nói: Lỗ Tổ khai đường cũng cùng các sư tăng nói đông, bàn tây.
Tăng nói: Kẻ học này không cứ địa thì thế nào?
Sư nói: Ông hướng về nơi nào mà ẩn thân, lập mạng?
Tăng hỏi: Nếu cứ địa thì thế nào?
Sư nói: Kéo thây ma ra đi!
Tăng hỏi: Thế nào là loài khác?
Sư nói: Thước ngắn, tấc dài.
Tăng hỏi: Thế nào là chư Phật sư?
Sư nói: Không thể bẻ thẳng làm cong được.
Tăng nói: Thỉnh Hòa thượng nói chuyện hướng thượng.
Sư nói: Xà-lê mắt mù, tai điếc thì nói làm sao?
Sư sai một ông tăng đến hỏi Hòa thượng Hội rằng:
- Hòa thượng sau khi gặp Nam Tuyền thì thế nào?
Hòa thượng Hội nín lặng. Tăng lại hỏi:
- Hòa thượng từ lúc chưa gặp Nam Tuyền trở về trước thì thế nào?
Hội nói:
- Không thể có riêng vậy.
Tăng quay về thuật lại tự sự với sư, sư khai thị một bài kệ rằng:
Phiên âm:
Bách trượng can đầu bất động nhân Tuy nhiên đắc nhập vị vi chân Bách trượng can đầu tu tấn bộ Thập phương thế giới thị toàn thân.
Tạm dịch:
Đầu sào trăm trượng chẳng động nhân Tuy đã vào rồi chẳng phải chân Trăm trượng đầu sào nên bước tới Mười phương thế giới mới toàn thân.
Tăng hỏi:
- Như trên đầu sào trăm trượng thì làm sao bước tới?
Sư nói:
- Núi Lãng Châu, nước Lễ Châu.
Tăng nói:
- Thỉnh sư nói.
Sư nói:
- Nơi bốn biển, năm hồ rộng lớn.
Có khách đến tham yết sư triệu gọi:
- Thượng thư!
Người ấy ứng tiếng dạ, sư nói:
- Không phải bổn mạng thượng thư.
Người ấy nói:
- Không thể rời tức nay đối đáp không có người chủ thứ hai.
Sư nói:
- Gọi thượng thư là đấng chí tôn được không?
Người ấy đáp:
- Như thế thì trọn không phải lúc đối đáp, há phải chăng là chủ nhân của đệ tử?
Sư nói:
- Chẳng phải lúc đối đáp hay không đối đáp, từ vô thỉ kiếp đến nay là điều căn bản của sanh tử.
Sư có kệ rằng:
Phiên âm:
Học đạo chi nhân bất thức chân Chỉ vị tùng lai nhận thức thần Vô thỉ kiếp lai sanh tử bổn Si nhân hoán tác bổn lai nhân.
Tạm dịch:
Người học đạo kia chẳng hiểu chân Chỉ bởi từ xưa nhận thức thần Từ bao kiếp giờ sanh tử gốc Kẻ ngu lại gọi bổn lai nhân.
Có vị tú tài xem kinh Phật Danh hỏi rằng:
- Trăm ngàn chư Phật thì thấy tên rồi đó, xin hỏi ở quốc độ nào, có còn hoằng hóa vạn vật nữa không?
Sư đáp:
- Lầu Hoàng Hạc Thôi Hiệu đề thơ rồi, tú tài từng đề thơ tiếp chưa vậy?
Tú tài đáp:
- Chưa từng.
Sư nói:
- Rảnh rỗi đề một thiên có hại chi.
Tăng hỏi Nam Tuyền: Hòa thượng qua đời rồi đi về đâu?
Sư đáp: Nhà Đông làm lừa, nhà Tây làm ngựa
Tăng hỏi: Ý ấy thế nào?
Sư đáp: Cần cỡi thì cỡi, cần xuống thì xuống
Tăng Hạo Nguyệt hỏi:
- Thiện tri thức trong thiên hạ chứng Tam đức Niết-bàn chưa vậy?
Sư hỏi:
- Đại đức hỏi Niết-bàn quả thượng hay Niết-bàn nhân trung?
Đáp:
- Hỏi Niết-bàn quả thượng.
Sư đáp:
- Thiện tri thức trong thiên hạ chưa chứng.
Hỏi:
- Vì sao chưa chứng?
Sư nói:
- Công đức chưa bằng chư Thánh.
Hỏi:
- Công đức chưa bằng chư Thánh sao gọi là thiện tri thức?
Sư nói:
- Minh kiến Phật tánh cũng gọi là thiện tri thức được.
Hỏi:
- Xin hỏi công đức chưa bằng chư Thánh sao lại gọi là chứng đại Niết-bàn?
Sư có kệ rằng:
Phiên âm:
Ma ha Bát nhã chiếu Giải thoát thậm thâm pháp Pháp thân tịch diệt thể Tam nhất lý viên thường Dục thức công tề sở Thử danh thường tịch quang.
Tạm dịch:
Đại Bát-nhã chiếu soi Giải thoát pháp mặn mòi Thể tịch diệt Pháp thân Đôi ba dặm hẳn hoi Muốn biết công đức bằng Ấy gọi thường tịch quang.
Tăng Hạo Nguyệt lại nói:
- Quả thượng Tam đức Niết-bàn đã mong ơn được chỉ thị, thế nào là Niết-bàn nhân trung?
Sư nói:
- Là đại đức đó.
Lại hỏi:
- Trong Giáo nói ảo (huyễn) ý là có chăng?
Sư nói:
- Đại đức nói lời lẽ gì vậy?
Nói:
- Như thế ảo (huyễn) ý là không chăng?
Sư nói:
- Đại đức sao lại nói như thế?
Nói:
- Nếu thế thì ảo (huyễn) ý là không có, không không chăng?
Sư lại cũng nói:
- Đại đức sao lại nói như thế?
Hỏi:
- Như mỗ đây tam minh dứt không khế hợp với ảo (huyễn) ý. Xin hỏi Hòa thượng làm thế nào rõ ảo (huyễn) ý trong Giáo?
Sư hỏi:
- Đại đức có tin tất cả mọi pháp đều không thể nghĩ bàn không?
Đáp:
- Lời răn của Phật sao dám chẳng tin.
Sư hỏi:
- Đại đức nói tin, vậy trong hai thứ tín, là tin nào?
Nói:
- Như mỗ biết rõ thì trong hai tin, đó gọi là tin duyên.
Sư hỏi:
- Nương theo Giáo môn nào được sanh duyên tín?
Đại đức đáp:
- Có kinh Hoa Nghiêm nói: Bồ-tát Ma-ha-tát dùng trí tuệ không ngăn, không kẹt, tin tất cả cảnh giới thế gian đều là cảnh giới Như Lai.
Lại kinh Hoa Nghiêm nói: Chư Phật Thế Tôn tất biết thế pháp và pháp tánh của chư Phật chẳng sai khác, quyết định là không hai. Lại kinh Hoa Nghiêm nói: Pháp Phật và pháp thế gian nếu nhìn tới chỗ chân thật thì tất cả đều không sai khác.
Sư nói:
- Đại đức nêu ra đó là Giáo môn duyên tín, rất có chỗ đến. Hãy nghe lão tăng cùng đại đức làm rõ nghĩa huyễn ý trong giáo. Nếu người thấy huyễn bổn lai là thật, thì tức gọi đó là người thấy Phật, hiểu rõ mọi pháp không sanh diệt, mà không diệt không sanh là thân Phật.
Lại hỏi:
- Con trùn chặt làm hai đoạn, hai đầu đều động đậy, Phật tánh ở tại đầu nào?
Sư đáp:
- Động với chẳng động, lại là cảnh giới gì? Nói:
- Lời nói không liên can đến kinh điển là không do người trí nói. Như lời Hòa thượng nói động cùng chẳng động, lại là cảnh giới gì, là rút ra từ kinh nào vậy?
Sư nói:
- Dĩ nhiên lời nói không liên can đến kinh điển là không do người trí nói, nhưng đại đức há không thấy kinh Thủ Lăng Nghiêm chép: Nên biết mười phương hư không không ngằn mé bất động cùng với sự dao động của nước, lửa, gió, đều gọi là sáu đại, tánh chân thật viên dung, đều là tạng Như Lai, vốn không sanh diệt.
Sư có kệ rằng:
Phiên âm:
Tối thậm thâm, tối thậm thâm Pháp giới nhân thân tiện thị tâm Mê giả mê tâm vị chúng sắc Ngộ thời sát cảnh thị chân tâm Thân giới nhị trần vô thật tướng Phân minh đạt thử hiệu tri âm.
Tạm dịch:
Sâu vô cùng, sâu vô cùng Pháp giới, thân người chính là tâm Kẻ mê, mê đắm tâm là sắc Ngộ rồi sát cảnh chính chân tâm Thân, giới hai trần không thật tướng Ai hay đạt vậy gọi tri âm.
Đại đức lại hỏi:
- Thế nào là Đà-ra-ni?
Sư chỉ mé bên phải giường thiền nói:
- Ông sư tăng này tụng được đấy.
Lại hỏi:
- Há chẳng có người khác tụng được sao?
Sư lại chỉ mé bên trái giường thiền nói:
- Ông sư tăng này cũng tụng được đấy! Hỏi:
- Mỗ đây vì sao mà không nghe vậy?
Sư nói:
- Đại đức há không biết đọc chân thật thì không tiếng, nghe chân thật thì không thanh (Chân tụng vô hưởng, chân thính vô thanh). Nói:
- Nếu thế thì âm thanh không nhập vào tánh của Pháp giới? Sư nói:
- Rời sắc cầu quán không phải thấy chánh, rời thanh cầu nghe là tà. Hỏi:
- Thế nào thì không rời sắc mà vẫn là thấy chánh, không rời tiếng mà vẫn là nghe chân?
Sư bèn có kệ rằng:
Phiên âm:
Mãn nhãn bổn phi sắc Mãn nhĩ bổn phi thanh Văn Thù thường xúc mục Quán Âm tắc nhĩ căn Hội tam nguyên nhất thể Đạt tứ bổn đồng chân Đường đường pháp giới tánh Vô Phật diệc vô nhân.
Tạm dịch:
Đầy mắt vốn không sắc Đầy tai vốn không thanh Văn Thù thường chạm mắt Quán Âm đầy lỗ tai Hiểu tam nguyên một thể Đạt tứ bổn đồng chân Lồ lộ tánh pháp giới Không Phật cũng không nhân.
Tăng hỏi:
- Nam Tuyền nói rằng: Con mèo, bò trắng lại biết có, ba đời chư Phật lại không biết có: Tại sao ba đời chư Phật lại không biết có? Sư đáp:
- Lúc chưa vào Lộc Uyển còn đỡ phần nào. Tăng hỏi:
- Con mèo, bò trắng vì sao lại biết có? Sư đáp:
- Ông sao lại ngạc nhiên với chúng? Tăng hỏi:
- Hòa thượng kế thừa làm tự pháp của ai? Sư nói:
- Ta không có ai để làm tự pháp. Tăng hỏi:
- Có tham học không vậy? Sư đáp:
- Ta tự tham học. Tăng hỏi:
- Ý sư như thế nào?
Sư bèn có kệ rằng:
Phiên âm:
Hư không vấn vạn tượng Vạn tượng đáp hư không Thùy nhân thân đắc văn Mộc xoa quán giác đồng.
Tạm dịch:
Hư không hỏi vạn tượng Vạn tượng đáp hư không Ai người đích thân nghe Chĩa cây rẽ tóc đồng
Tăng hỏi:
- Thế nào là tâm bình thường? Sư đáp:
- Cần ngủ thì ngủ, cần ngồi thì ngồi. Tăng nói:
- Kẻ học này không lãnh hội. Sư đáp:
- Nóng thì tìm mát, lạnh thì hơ lửa. Tăng hỏi:
- Một con đường hướng thượng thỉnh sư nói. Sư đáp:
- Một cây kim, ba thước chỉ. Tăng hỏi:
- Phải lãnh hội như thế nào? Sư nói:
- Vải Ích Châu là Dương Châu. Tăng nói:
- Động là mầm của Pháp vương, tịch lặng là rễ của Pháp vương. Thế nào là Pháp vương? Sư chỉ cây lộ trụ nói:
- Sao không hỏi vị Bồ-tát đây?
Tăng hỏi:
- Bổn lai nhân có thành Phật không? Sư đáp:
- Ông thấy Thiên tử Đại Đường có tự làm ruộng, cắt lúa không vậy? Tăng hỏi:
- Xin hỏi ai thành Phật vậy?
Sư đáp:
- Là ông thành Phật. Tăng không lời đối đáp. Sư hỏi:
- Lãnh hội không vậy?
Tăng đáp:
- Không lãnh hội.
Sư nói:
- Như người nhân đất mà té, nương đất mà trở dậy, đất nói cái gì?
Thượng tọa Linh Tú ở Tam Thánh hỏi:
- Nam Tuyền thiên hóa rồi đi về đâu?
Sư nói:
- Thạch Đầu lúc làm sa-di tham yết Lục Tổ!
Tú nói:
- Không hỏi chuyện Thạch Đầu tham yết Lục Tổ, Nam Tuyền thiên hóa rồi đi về đâu?
Sư đáp:
- Bảo ông ta suy nghĩ xem. Tú nói:
- Hòa thượng tuy có ngàn thước tòng lạnh, nhưng không có lấy một mục măng đá.
Sư nín lặng. Tú nói:
- Tạ ơn Hòa thượng đáp lời.
Sư cũng nín lặng. Thượng tọa Tú thuật lại tự sự cho Tam Thánh.
Tam Thánh nói:
- Nếu thật là như thế vẫn hơn Lâm Tế bảy bước. Nhưng tuy là như vậy, hãy đợi ta kiểm tra xem sao.
Ngày hôm sau Tam Thánh đến nói:
- Thừa nghe Hòa thượng ngày hôm qua đáp một tắc ngữ về Nam Tuyền thiên hóa, có thể nói là rạng trước, ngời sau, xưa nay hiếm nghe được.
Sư cũng nín lặng.
Tăng hỏi:
- Thế nào là Văn Thù?
Sư đáp:
- Là vách tường, ngói gạch đấy.
Lại hỏi:
- Thế nào là Quán Âm?
Sư đáp:
- Là âm thanh, lời lẽ.
Lại hỏi:
- Thế nào là Phổ Hiền?
Sư đáp:
- Là tâm chúng sanh đấy.
Lại hỏi:
- Thế nào là Phật?
Sư đáp:
- Là sắc thân chúng sanh đấy.
Tăng hỏi:
- Hà sa chư Phật thể đồng nhau, sao lại có biết bao là tên gọi?
Sư đáp:
- Theo nhãn căn mà quay về nguồn gọi là Văn Thù. Theo nhĩ căn mà về nguồn gọi là Quán Âm. Theo tâm quay về nguồn gọi là Phổ Hiền. Văn Thù là trí quán sát huyền diệu của Phật. Quán Âm là vô duyên đại từ của Phật. Phổ Hiền là hạnh huyền diệu vô vi của Phật. Tam Thánh là diệu dụng của Phật. Phật là chân thể của Tam Thánh. Dụng tức có hà sa tên giả. Thể tức gọi chung cả Bạc Già Phạm (Bhaganat).
Tăng hỏi:
- Sắc tức là không, không tức là sắc, ý ấy thế nào?
Sư nói kệ rằng:
Phiên âm:
Ngại xứ phi tường bích Thông xứ vật hư không Nhược nhân như thị giải Tâm sắc bổn lai đồng.
Tạm dịch:
Chỗ kẹt không tường vách Chỗ thông chẳng hư không Nếu người hiểu như thế Tâm sắc xưa nay đồng.
Lại nói kệ rằng:
Phiên âm:
Phật tánh đường đường hiển hiện Trụ tánh hữu tình nan kiến Nhược ngộ chúng sanh vô ngã Ngã diện hà thù Phật diện.
Tạm dịch:
Phật tánh lồ lộ hiển hiện Trụ tánh hữu tình khó biện Nếu ngộ chúng sanh không ngã Mặt ta nào khác mặt Phật.
Tăng hỏi:
- Thức thứ sáu, thức thứ bảy, thức thứ tám rốt lại vô thể thì tại sao gọi chuyển thức thứ tám là Đại viên cảnh trí?
Sư có kệ rằng:
Phiên âm:
Thất sanh y nhất diệt Nhất diệt trì thất sanh Nhất diệt diệt diệc diệt Lục thất vĩnh vô thiên.
Tạm dịch:
Bảy sanh nương một diệt Một diệt giữ bảy sanh Một diệt diệt cũng diệt Sáu bảy mãi không dời.
Lại có tăng hỏi:
- Con trùng chặt làm hai khúc, đầu nào cũng động đậy, vậy Phật tánh ở đầu nào? Sư đáp:
- Vọng tưởng mà chi vậy? Tăng hỏi:
- Ngặt nỗi động thì làm sao đây? Sư đáp:
- Ông há không biết gió lửa chưa tan rã? Tăng hỏi:
- Làm thế nào chuyển được núi sông, quốc độ qui về tự kỷ? Sư hỏi lại:
- Làm thế nào chuyển được tự kỷ thành núi sông, quốc độ? Tăng nói:
- Không lãnh hội. Sư đáp:
- Dưới thành Hồ Nam khá nuôi được dân. Gạo rẻ, củi nhiều, đầy đủ bốn bên.
Tăng không lời đối đáp.
Sư bèn có kệ rằng:
Phiên âm: Thùy vấn sơn hà chuyển Sơn hà chuyển hướng thùy Viên thông vô lưỡng bạn Pháp tánh bổn vô qui.
Tạm dịch: Ai hỏi núi sông chuyển Núi sông chuyển về ai Tròn đầy không hai bến Pháp tánh chẳng về thay!
Có đại đức chuyên giảng kinh Hoa Nghiêm hỏi:
- Hư không định có hay là định không? Sư nói:
- Nói có cũng được, mà nói không cũng được. Lúc hư không có là có giả có. Lúc hư không không thời là không giả không. Nói:
- Nếu như Hòa thượng nói thì có giáo văn nào ghi chép? Sư nói:
- Đại đức há không nghe kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: Hư không mười phương sanh tại trong tâm ông, giống như đám mây điểm trên trời xanh, há đó không phải là lúc hư không sanh, chỉ sanh giả danh. Sư lại nói:
- Các ông một người phát chân qui nguyên thì mười phương hư không đều tiêu tổn hết, há đó chẳng phải lúc hư không diệt thì chỉ diệt giả danh. Cho nên lão tăng ta mới nói: Có là có giả, không là không giả.
Lại hỏi:
- Kinh nói ‘như trong tịnh lưu ly hiện hình tượng vàng ròng’ ý ấy thế nào? Sư nói:
- Lấy tịnh lưu ly làm thể của pháp giới, lấy tượng vàng ròng làm thể của trí vô lậu. Thể có thể sanh trí. Trí có thể đạt thể. Cho nên mới nói: Như trong tịnh lưu ly hiện hình tượng vàng ròng.
Hỏi:
- Thế nào là chỗ chân đi của bậc thượng thượng nhân? Sư đáp:
- Như con mắt người chết. Hỏi:
- Bậc thượng thượng nhân gặp nhau thời như thế nào? Sư đáp:
- Như tay người chết.
Hỏi:
- Đồng tử Thiện Tài vì sao vô lượng kiếp tu hành thế giới trong thân Phổ Hiền mà không cùng khắp? Sư nói:
- Ông từ vô lượng kiếp tới nay có du hành được khắp cả không?
Hỏi:
- Thế nào là thân Phổ Hiền? Sư nói:
- Trong điện Hàm Nguyên mà tìm Trường An.
Hỏi:
- Thế nào là tâm của kẻ học này? Sư nói:
- Trọn mười phương thế giới là tâm ông. Hỏi:
- Thế nào là chỗ không trước thân của kẻ học này? Sư nói:
- Đó là chỗ ông trước thân đấy.
Hỏi:
- Thế nào là chỗ trước thân? Sư nói:
- Nước biển cả sâu lại sâu. Nói:
- Kẻ học này không lãnh hội. Sư nói:
- Cá rồng ra vô tùy ý nổi chìm.
Hỏi:
- Có người hỏi Hòa thượng tùy nhân duyên mà đáp. Nếu như không ai hỏi cả thì Hòa thượng thế nào? Sư đáp:
- Nhàn mỏi thì ngủ, mạnh khỏe thì trở dậy. Nói:
- Dạy kẻ học này hướng về đâu mà lãnh hội? Sư đáp:
- Trời hè trần trùn trục, mùa đông lạnh đắp mền. Hỏi:
- Tăng qua đời đi về đâu?
Sư có kệ rằng:
Phiên âm: Bát thức kim cang thể Khước hoán tác duyên sanh Thập phương chân tịch diệt Thùy tại phục thùy hành.
Tạm dịch: Không biết thể kim cang Lại gọi là duyên sanh Mười phương chân tịch diệt Ai ở ai lại hành. Nam Tuyền có bài chân tán rằng:
Phiên âm: Tam thế chi nguyên Kim cương thường trụ Thập phương vô biên Sanh Phật vô tận Hiện dĩ khước hoàn.
Tạm dịch: Nguồn gốc ba đời Kim cương thường trụ Mười phương vô biên Phật sống vô tận Hiện nay vẫn còn.
Kệ Nam Tuyền sống lâu đầu cơ:
Kim nhật hoàn hương nhập đại môn Nam Tuyền thân đạo biến càn khôn Pháp pháp phân minh giai Tổ phụ Hồi đầu tàm quí hiếu nhi tôn.
Tạm dịch: Hôm nay về quê vào cổng lớn Nam Tuyền thân đạo khắp càn khôn Pháp pháp rõ ràng là Tổ phụ Quay đầu hổ thẹn hiếu nhi tôn.
Sư đáp lại rằng:
Phiên âm: Kim nhật đầu cơ sự mạc luận Nam Tuyền bất đạo biến càn khôn Hoàn hương tận thị nhi tôn sự Tổ phụ tùng lai bất nhập môn.
Tạm dịch: Hôm nay đầu cơ chuyện chẳng bàn Nam Tuyền không nói khắp càn khôn Về quê là chuyện nhi tôn vậy Tổ phụ từ xưa chẳng nhập môn. Sư lại có bài kệ khuyên học rằng:
Phiên âm: Vạn trượng can đầu vị đắc hưu Đường đường hữu lộ thiểu nhân du Thiền sư nguyện đạt Nam Tuyền khứ Mãn mục thanh sơn vạn vạn thu.
Tạm dịch: Muôn trượng đầu sào chẳng được ngơi Lồ lộ có đường chẳng chuyển lưu Thiền sư nguyện đạt Nam Tuyền bước Đầy núi mắt xanh vạn vạn thu.
Nhân hòa thượng Lâm Tế nói: Trên nắm thịt có vị chân nhân, sư bèn có bài kệ rằng:
Phiên âm:
Vạn pháp nhất như bất dụng Nhất như tùy thùy bất Tức kim sanh tử bổn Bồ-đề Tam thế Như Lai đồng giản nhãn.
Tạm dịch:
Muôn pháp nhất như chẳng cần chọn Nhất như ai chọn ai không chọn Tức nay sanh tử vốn Bồ-đề Ba đời Như Lai đồng chọn nhãn.
Sư có bài kệ khuyên người đốn tòng trúc:
Phiên âm:
Thiên niên trúc, vạn niên tòng Chi chi diệp diệp tận giai đồng Vi báo tứ phương huyền học giả Động thủ vô phi xúc Tổ công.
Tạm dịch:
Ngàn năm trúc, muôn năm tòng Cành cành, lá lá đều là đồng Xin nhắc bốn phương người học đạo Ra tay nào khác động Tổ công. Vì Sư không có nơi trụ nhất định nên không biết tịch lúc nào và nơi nào.
---o0o---
Công Án
- Trường Sa Du Sơn: Phương Thảo Lạc Hoa Một hôm nhân đi dạo núi về, Thủ tọa cũng là người trong hội của Sư, hỏi:
- Hòa thượng đi đâu về? Trường Sa đáp:
- Đi dạo núi về. Thủ tọa hỏi:
- Đến chỗ nào đi về? Trường Sa đáp:
- Trước tùy cỏ thơm đến, sau theo hoa rụng về Thủ tọa thể theo ý kia nói:
- Rất giống ý xuân. Trường Sa bảo:
- Cũng hơn giọt sương thu trên hoa sen.
- Trường Sa: Mạc Vọng Tưởng: Không có vọng tưởng Theo Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, quyển X, một hôm, khi đang làm việc ngoài đồng, một vị Tăng cuốc chặt nhằm một con trùn đứt làm đôi, đến hỏi Hòa Thượng Trường Sa:
- Con trùn chặt làm hai đoạn, hai đầu đều động đậy, Phật tánh ở tại đầu nào? Sư đáp:
- Động với chẳng động, lại là cảnh giới gì? Nói:
- Lời nói không liên can đến kinh điển là không do người trí nói. Như lời Hòa thượng nói động cùng chẳng động, lại là cảnh giới gì, là rút ra từ kinh nào vậy? Sư nói:
- Dĩ nhiên lời nói không liên can đến kinh điển là không do người trí nói, nhưng đại đức há không thấy kinh Thủ Lăng Nghiêm chép: Nên biết mười phương hư không không ngằn mé bất động cùng với sự dao động của nước, lửa, gió, đều gọi là sáu đại, tánh chân thật viên dung, đều là tạng Như Lai, vốn không sanh diệt. Sư có kệ rằng:
Phiên âm: Tối thậm thâm, tối thậm thâm Pháp giới nhân thân tiện thị tâm Mê giả mê tâm vị chúng sắc Ngộ thời sát cảnh thị chân tâm Thân giới nhị trần vô thật tướng Phân minh đạt thử hiệu tri âm.
Tạm dịch: Sâu vô cùng, sâu vô cùng Pháp giới, thân người chính là tâm Kẻ mê, mê đắm tâm là sắc Ngộ rồi sát cảnh chính chân tâm Thân, giới hai trần không thật tướng Ai hay đạt vậy gọi tri âm.
- Trường Sa Ngoạn Nguyệt: Nhân cùng đứng trước sân nhìn mặt trời mọc (có sách chép là ngắm trăng), Ngưỡng Sơn hỏi:
- Ai ai cũng có cái đó, chỉ tiếc là dùng không được. Sư nói:
- Chính đang mời ông dùng. Ngưỡng Sơn nói:
- Làm sao dùng được? Sư bèn đá Ngưỡng Sơn té nhào, Ngưỡng Sơn nói:
- Đúng là như một con hổ. Từ đó chư phương đều gọi sư là Sầm Con Cọp (Sầm Đại Trùng). Trường Khánh Huệ Lăng nói: “Trước thì cùng một nhà. Sau lại thì không cùng một nhà”. Trường Khánh cũng nói: “Dị giáo thì khó mà hổ trợ được”.
Cảnh ngữ
Nếu ta một bề nêu cao tông giáo thì trong pháp đường này cỏ mọc cao một trượng. Vì sự bất đắc dĩ, ta bảo các ngươi rằng: Tột mười phương thế giới là mắt của Sa-môn, tột mười phương thế giới là thân của Sa-môn, tột mười phương thế giới là ánh sáng của mình, tột mười phương thế giới ở trong ánh sáng của mình, tột mười phương thế giới không có người nào là chẳng phải chính mình. Ta thường nói với các ngươi: Chư Phật trong đời cùng chúng sanh khắp pháp giới là ánh sáng Ma-ha Bát-nhã. Khi ánh sáng này chưa phát, cả thảy các ngươi đến nương nơi đâu? Khi ánh sáng này chưa phát, còn không có tăm dạng Phật và chúng sanh, thì chỗ nào có núi sông thế giới (quốc độ đến)?
Tác phẩm
Thông tin khác