[Thiền sư] Mục Châu Đạo Minh (Trần Tôn Túc)
- 15 Oct, 2024
Giới thiệu
Thiền sư Mục Châu Đạo Minh (Trần Tôn Túc)
Ban đầu, sư ở tại chùa Long Hưng Mục Châu, mai danh ẩn tích, làm giày cỏ lén để ở trên đường bán.
Tháng rộng năm dài mọi người biết được, cho nên có hiệu là Trần Bồ Hài (Ông bán giày cỏ họ Trần).
Lúc bấy giờ nếu có người học nào đến gõ cửa, sư liền theo câu hỏi mà trả lời liền, lời lẽ cao sâu bí hiểm, không theo khuôn sáo cũ, cho nên những người căn cơ cạn cợt thường cười ngạo, chỉ có kẻ tính huyền thiên minh mẫn mới khâm phục.
Do đó dần dần các nơi qui phục ái mộ gọi là Trần Tôn Túc.
Ngữ lục
Sư nhân buổi tham vấn tối nói với đại chúng:
- Mọi người các ông chưa có con đường ngộ nhập thì phải nên có con đường ngộ nhập. Nếu sau khi có con đường ngộ nhập rồi thì không được cô phụ lão tăng ta.
Lúc đó có tăng bước ra lễ bái nói:
- Mỗ đây rốt cùng cũng không đám cô phụ Hòa thượng.
Sư nói:
- Đã sớm cô phụ lão tăng rồi.
Sư lại nói:
- Lão tăng trụ trì nơi đây chưa từng thấy một người vô sự đến, các ông sao chẳng bước đến gần?
Lúc ấy có một ông tăng vừa mới bước tới gần, sư nói:
- Duy-na không có ở đây, ông hãy tự ra ngoài cổng đánh mình 20 hèo!
Tăng ấy hỏi:
- Mỗ đây lỗi lầm chỗ nào?
Sư nói:
- Trên cổ đeo gông, giờ tay lại mang cùm.
Sư bình thường hễ thấy nạp tăng đến là đóng kín cửa, hoặc thấy tăng giảng kinh thì kêu:
- Tọa chủ!
Tăng ứng tiếng dạ, sư nói:
- Cái gã cố chấp này! (Nguyên văn ‘Đảm hản hán’ nghĩa đen là gã lưng mang tấm bảng cây, chỉ có thể nhìn thấy phía trước chứ không thể nhìn hai bên, nghĩa bóng hàm chỉ người thiên chấp.)
Hoặc nói:
- Nơi đây có thùng không, múc nước giùm ta!
Ngày nọ, sư đang đứng tại thềm hành lang thì có tăng đến hỏi:
- Phòng của Trần Tôn Túc ở chỗ nào?
Sư tháo giày cỏ nhắm đầu ông tăng mà đánh, tăng liền chạy. Sư triệu gọi:
- Đại đức!
Tăng quay đầu lại, sư chỉ nói:
- Hãy theo chỗ bên kia mà đi!
Có tăng gõ cửa, sư hỏi:
- Ai đấy?
Tăng đáp:
- Mỗ đây!
Sư nói:
- Cây khoan dùi lỗ đời Tần. (Nguyên văn ‘Tần đại’ đời nhà Tần, chỉ thời kỳ xa xưa trong dụng ngữ Thiền tông, nghĩa tương đương như ‘Thời Oai Âm Phật’.)
Ngày nọ, có sứ vua đến hỏi:
- Ba cửa cổng đều mở, nên vào cửa nào?
Sư gọi:
- Thượng thư!
Sứ vua ứng tiếng đáp, sư nói:
- Theo cửa tín mà vào.
Sứ vua lại nhìn tranh vẽ trên tường hỏi sư:
- Hai vị Tôn giả nói với nhau chuyện gì?
Sư vả cây lộ trụ nói:
- Trong ba thân cái nào không thuyết pháp?
Sư hỏi tọa chủ:
- Phải chăng ông là người giảng duy thức?
Đáp:
- Đúng vậy.
Sư nói:
- Không giữ năm giới.
Sư hỏi một trưởng lão:
- Liễu ngộ như đầu sợi lông nuốt biển cả, mới biết đại địa chỉ là một mảy bụi, trưởng lão đối đáp thế nào?
Trưởng lão hỏi:
- Hỏi ai thế?
Sư đáp:
- Hỏi trưởng lão.
Trưởng lão nói:
- Sao không lãnh thoại?
Sư nói:
- Ông không lãnh thoại, ta không lãnh thoại.
Sư thấy tăng đến nói:
- Thấy thành công án tha ông 30 gậy!
Tăng nói:
- Mỗ đây như thế.
Sư nói:
- Thần Kim Cang ngoài cổng tam quan tại sao lại đưa nắm đấm lên?
Tăng nói:
- Thần Kim Cang vẫn cũng như thế.
Sư liền đánh.
Hỏi:
- Thế nào là một con đường hướng thượng?
Sư nói:
- Cần nói có gì khó đâu.
Tăng nói:
- Thỉnh sư nói!
Sư nói:
- Sơ tam thập nhất trung cửu hạ thất (Tạm dịch: Mồng ba nằm trong khoản mười một, dưới chín là bảy).
Tăng hỏi:
- Lấy một tầng bỏ một tầng, tức không hỏi tới, không lấy một tầng bỏ một tầng thì thế nào?
Sư nói:
- Sáng qua hái cà, hôm nay trồng dưa đông.
Hỏi:
- Thế nào là ý chỉ đích thực của Tào Khê?
Sư đáp:
- Lão tăng thích quạu quọ, không thích vui.
Tăng hỏi:
- Vì sao mà lại như thế?
Sư nói:
- Trên đường gặp kiếm khách nên trình kiếm. Gặp kẻ không phải nhà thơ đừng nói thơ.
Tăng đến tham yết, sư hỏi:
- Từ đâu đến?
Tăng đáp:
- Từ Lưu Dương đến.
Sư hỏi:
- Nơi ấy các lão túc đối đáp Phật lý đại khái nói thế nào?
Tăng đáp:
- Đi khắp nơi mà không có lộ.
Sư hỏi:
- Lão túc thật sự có lời ấy chăng?
Đáp:
- Có thật.
Sư đưa gậy lên đánh nói:
- Gã bị ngôn ngữ trói buộc này!
Sư hỏi một trưởng lão:
- Nếu có anh em tham học tới lấy gì để đối đáp?
Trưởng lão đáp:
- Đợi y đến đã.
Sư hỏi:
- Sao không nói ngay?
Trưởng lão hỏi:
- Hòa thượng thiếu thốn cái gì?
Sư nói:
- Thỉnh đừng có rườm rà.
Có tăng đến tham yết, sư hỏi:
- Ông há chẳng phải là tăng đi hành cước?
Tăng đáp:
- Thưa phải.
Sư hỏi:
- Lễ Phật chưa vậy?
Tăng nói:
- Lễ bái khối đất để làm gì?
Sư nói:
- Tự lãnh lấy mà đi ra.
Tăng hỏi:
- Mỗ đây vừa giảng kinh luận vừa hành cước nhưng không hiểu Giáo ý là thế nào?
Sư nói:
- Nói thật phải sám hối.
Tăng nói:
- Thỉnh sư chỉ thị!
Sư nói:
- Ông nếu không lãnh hội thì lão tăng đây may miệng không lời.
Tăng nói:
- Xin sư nói cho!
Sư nói:
- Lòng không phụ người, mặt không có vẻ thẹn.
Hỏi:
- Một câu nói hết thì thế nào?
Sư nói:
- Nghĩa đọa.
Tăng hỏi:
- Đâu là chỗ nghĩa đọa của kẻ học này?
Sư nói:
- Ba mươi gậy cho ai ăn đây?
Hỏi:
- Giáo ý và Thiền chỉ giống hay là khác?
Sư nói:
- Núi xanh là núi xanh, mây trắng là mây trắng.
Tăng hỏi:
- Thế nào là núi xanh?
Sư nói:
- Trả cho ta một giọt nước mưa lại.
Tăng nói:
- Nói không được, thỉnh sư nói.
Sư nói:
- Trận trước ngọn Pháp Hoa. Thân sau câu Niết Bàn.
Sư hỏi tăng:
- Hạ an cư vừa qua tại nơi nào?
Tăng nói:
- Đợi chừng nào Hòa thượng có trụ xứ, mới nói cho Hòa thượng nghe!
Sư nói:
- Chồn không phải là loài sư tử. Ánh sáng đèn không phải ánh sáng của mặt trời, mặt trăng.
Sư hỏi ông tăng mới tới:
- Từ đâu đến?
Tăng trợn mắt nhìn. Sư nói:
- Gã lừa trước, ngựa sau!
Tăng nói:
- Thỉnh sư giám sát!
Sư nói:
- Gã lừa trước, ngựa sau, hãy nói một câu xem nào?
Tăng không lời đối đáp.
Sư đang xem kinh thì Thượng thư Trần Tháo hỏi:
- Hòa thượng xem kinh gì đó?
Sư đáp:
- Kinh Kim Cang.
Tháo hỏi:
- Sáu triều phiên dịch, đây là bản dịch thứ mấy?
Sư đưa kinh lên nói:
- Tất cả mọi pháp hữu vi đều là mộng ảo bào ảnh.
Sư lại nhân xem kinh Niết Bàn, có tăng hỏi:
- Hòa thượng xem kinh gì thế?
Sư đưa kinh lên nói:
- Cái này là phẩm Trà Tỳ chót hết.
Sư hỏi tăng mới đến:
- Hạ này ở tại nơi nào?
Tăng đáp:
- Kính Sơn.
Sư hỏi:
- Người nhiều ít?
Đáp:
- Bốn trăm người.
Sư nói:
- Gã ăn cơm đêm này!
Tăng nói:
- Tôn túc tùng lâm, sao lại nói là ăn cơm đêm?
Sư bèn dùng gậy đánh đuổi ra.
Sư có nghe một lão túc khó thân gần được bèn đích thân đến thăm. Lão túc thấy sư vừa vào phương trượng liền hét. Sư liền nghiêng bàn tay nói:
- Hai trùng công án.
Lão túc nói:
- Lỗi ở tại chỗ nào?
Sư nói:
- Con chồn tinh này!
Nói xong liền lui ra.
Sư hỏi tăng:
- Gần đây rời nơi đâu?
Tăng đáp:
- Giang Tây.
Sư nói:
- Mòn rách hết bao nhiêu giày cỏ?
Tăng không lời đối đáp.
Sư cùng tăng giảng kinh uống trà. Sư nói:
- Ta cứu ông không được đâu.
Tăng nói:
- Mỗ đây không hiểu, xin sư thương tình chỉ thị!
Sư đưa cái bánh dầu lên chỉ thị nói:
- Cái này là cái gì?
Tăng đáp:
- Sắc pháp.
Sư nói:
- Gã bị nấu dầu này!
Có một đại đức cà-sa tím (Đại đức được vua ban tặng) đến tham yết, sư đưa cái mũ đội lên đầu chỉ thị hỏi:
- Cái này gọi là cái gì?
Đại đức nói:
- Là mũ triều thiên.
Sư nói:
- Nếu thế thì ta không cởi ra.
Sư lại hỏi:
- Ông tu tập nghiệp nào?
Tăng đáp:
- Duy thức.
Sư hỏi:
- Nói thế nào?
Tăng nói:
- Ba giới duy tâm, muôn pháp duy thức.
Sư chỉ cánh cửa hỏi:
- Cái này là cái gì?
Tăng đáp:
- Là sắc pháp.
Sư nói:
- Trước rèm được ban tứ cà-sa tím, đối mặt vua bàn bạc kinh luận, sao lại không giữ năm giới?
Tăng không lời đối đáp.
Tăng nói:
- Mỗ đây mới vào tùng lâm, thỉnh sư chỉ thị!
Sư nói:
- Ông không biết cách hỏi.
Hỏi:
- Còn Hòa thượng thì thế nào?
Sư nói:
- Tha cho ông 30 gậy, tự lãnh lấy mà đi ra!
Hỏi:
- Thỉnh sư nêu đề cương của Giáo ý!
Sư nói:
- Nhưng cứ hỏi đi, sẽ cùng ông nói!
Tăng nói:
- Thỉnh Hòa thượng nói!
Sư đáp:
- Trong điện Phật thắp hương, ngoài cổng tam quan chấp tay.
Hỏi:
- Thế nào là lời triển khai diễn đạt?
Sư nói:
- Đo lường tài năng mà cử chức vụ.
Tăng nói:
- Làm thế nào không rơi vào triển khai diễn đạt?
Sư nói:
- Kính mong hưởng dụng.
Sư gọi Tiều Sơn bước tới gần, lại gọi đồng tử đem búa tới. Đồng tử đem búa tới nói:
- Không có dây mực, tạm đẽo thô sơ vậy.
Sư hét đồng tử, rồi lại gọi đồng tử nói:
- Thế nào là đầu búa của chú?
Đồng tử bèn ra dáng chặt. Sư nói:
- Chặt đầu cha chú không được.
Hỏi:
- Thế nào là buông một tuyến đạo?
Sư nói:
- Đo lường tài năng mà cử chức vụ.
Lại hỏi:
- Thế nào là không buông một tuyến đạo?
Sư nói:
- Cúi xin hưởng dụng.
Tăng mới đến tham yết, sư nói:
- Ông phải là người mới đến đó không?
Tăng đáp:
- Thưa phải.
Sư nói:
- Hãy buông bỏ dây leo bùn nhùn (Rườm rà). Lãnh hội không?
Tăng nói:
- Không lãnh hội.
Sư nói:
- Kẻ mang gông trần tình trạng thái, hãy tự lãnh lấy mà đi ra!
Tăng liền đi ra. Sư gọi:
- Lại, lại. Ta hỏi thật ông từ đâu lại?
Đáp:
- Giang Tây.
Sư nói:
- Hòa thượng Lặc Đàm ở sau lưng ông, sợ ông nói loạn xị, có thấy không?
Tăng không lời đối đáp.
Tăng hỏi:
- Tượng thần Kim Cang trước cổng nâng bày, tức trời đất đại địa. Không nâng bày, tức tơ tóc chẳng gặp thì thế nào?
Sư nói:
- Hồng, hồng. Ta chưa từng thấy kiểu hỏi như thế, nhảy tới trước ba ngàn, quay lui lại tám trăm, ông nên làm thế nào?
Tăng nói:
- Vâng.
Sư nói:
- Trước hãy trách phạt một tờ giấy tội trạng mới được.
Sư liền đánh. Ông tăng ấy định đi ra, sư nói:
- Lại đây, ta cùng ông bàn bạc loanh quanh. Nâng lên tức trời đất đại địa (?). Ông hãy nói xem nước hồ Động Đình sâu nhiều ít?
Tăng nói:
- Chưa từng đo đạc.
Sư nói:
- Hồ Động Đình lại là thế nào?
Tăng nói:
- Chỉ vì thời nay.
Sư nói:
- Chỉ mớ dầy leo bùn nhùn mà cũng không lãnh hội.
Liền đánh.
Hỏi:
- Thế nào là câu trước mắt mà không trệ kẹt?
Sư nói:
- Ta không nói như thế.
Hỏi: Vậy chứ sư nói sao?
Sư nói: Tên đã bay qua trời Tây mười muôn dặm, vậy mà vẫn còn chờ đợi ở nước Đại Đường.
Có tăng gõ cửa, sư hỏi: Để làm gì?
Tăng đáp: Việc mình chưa rõ, thỉnh sư chỉ thị!
Sư nói: Nơi đây chỉ có gậy.
Vừa mới mở cửa, tăng định hỏi, sư liền vả vô miệng.
Tăng nói: Chữ ‘Dĩ’ không thành, chữ ‘Bát’ không phải là chương cú gì?
Sư búng ngón tay một cái hỏi: Lãnh hội không?
Đáp: Không lãnh hội.
Sư nói: Từ xưa đến giờ khen ngợi vô hạn thắng nhân, ễnh ương nhảy trên trời Phạm Thiên, con trùng đi qua biển Đông.
Trưởng lão Tây Phong đến tham yết, sư dọn trà và trái cây bảo ngồi, hỏi rằng: Trưởng lão hạ này an cư tại đâu?
Đáp: Lan Khê.
Sư hỏi: Có đồ chúng nhiều ít?
Đáp: Có 70 người đến.
Sư hỏi: Trong 12 thời thìn lấy gì chỉ thị chúng?
Trưởng lão nâng trái cam lên trình sư nói: Đã xong.
Sư nói: Trước tử cấp gì? (?) (Chờ chỉ giáo).
Có tăng mới vừa đến lễ bái, sư liền nạt rằng: Xà-lê sao lại trộm trái cây của thường trụ ăn? (Thường trụ có rất nhiều nghĩa, trong ngữ cảnh này chỉ vật dụng cúng dường tăng già.)
Tăng nói: Kẻ học này vừa mới đến, Hòa thượng sao lại nói tới chuyện ăn trộm trái cây?
Sư nói: Tang vật rõ ràng đây!
Sư hỏi tăng:
- Gần đây rời nơi đâu?
Đáp:
- Ngưỡng Sơn.
Sư nói:
- Năm giới mà cũng không giữ.
Tăng hỏi:
- Mỗ vọng ngữ chỗ nào đâu?
Sư nói:
- Nơi đây không sắm sa-di.
Cảnh ngữ
Tác phẩm
Thông tin khác