Type something to search...

[Thiền sư] Linh Vân Chí Cần

  • 10 Oct, 2024
Thiền sư Linh Vân Chí Cần - Tổ Sư Thiền - Patriarchal Zen

Giới thiệu

Thiền sư Linh Vân Chí Cần ở Phúc Châu, người Trường Khê - Bổn Châu. Sau khi xuất gia, do ngưỡng mộ lá thứ nhất của Thiền Tông Trung Hoa – người sáng lập ra tông Qui Ngưỡng một tên tuổi rất nổi tiếng Đại sư Linh Hựu, nên không quản đường sá xa xôi hành cước đến núi Đại Qui ở Hồ Nam.

Thiền sư Quy Sơn Linh Hựu kế thừa truyền thống “một ngày không làm, một ngày không ăn” của sư phụ Bách Trượng Hoài Hải, phụng hành tông phong lao động tức tu thiền.

Vì thế, Thiền sư __Linh Vân Chí Cần được phân làm điển tòa lúc đó – dưới trướng của Thiền sư Trường Khánh Đại An, cày ruộng trồng lúa, thổi lửa nấu cơm.

Cây cối trên núi Đại Qui từ xanh trở qua vàng, từ vàng lại trở xanh, hoa màu trên rẫy từ gieo trồng đến thu hoạch, thu hoạch rồi lại gieo trồng, mười năm, hai mươi năm qua đi, Đại sư Qui Sơn Linh Hựu đã sớm quay gót về Tây Linh Vân vẫn bặt vô âm tín.

Thiền sư Trường Khánh Đại An tiếp nhận đạo tràng của Qui Sơn, tiếp tục thiền phong Mục Ngưu của ngài (xem tùng thư “Thiền Đông Thiền Tây, Đại An Mục Ngưu”). Thiền sư Linh Vân đành phải tiếp tục tham “Thiền hoa màu” của ngài…

10 năm dần trôi, gió xuân lại xanh ngắt núi Đại Qui.

Một hôm, Linh Vân Chí Cần lao động từ ruộng trở về, ngài ngẫu nhiên ngẩng đầu, bỗng phát hiện hoa đào trong sân chùa nở rộ, rực rỡ xán lạn, ngài hoát nhiên ngộ đạo!

4 câu kệ này tự nhiên từ tâm mà tràn ra như thế:

Ba mươi năm đi tìm kiếm khách,

Mấy độ lá rơi rồi nảy lộc.

Từ sau thấy được hoa đào nở,

Mãi đến bây giờ càng rõ hơn.

Tam thập niên lai tầm kiếm khách,

Kỷ hồi lạc diệp hựu trừu chi,

Tự tùng nhất kiếnđào hoa hậu,

Trực chí như kim cánh bất nghi.

Nếu không có 30 năm công phu tựa hồ như lãng phí ấy, thì ngài có ở cả đời trong rừng đào ấy, cũng coi như là ngày ngày xem hoa đào, dù cho ngày ngày đều ăn hoa đào thì cũng không thể rỗng rang đại ngộ được.

Trường Khánh Đại An, xem qua bài kệ của ngài liền cật vấn sự chứng ngộ của ngài.

Mỗi câu mỗi lời của ngài đều từ trong ruộng tánh chảy ra một cách tự nhiên, cho nên đều phù hợp với tông chỉ của Thiền.

Sư phụ khen rằng: Từ duyên mà ngộ đạt, mãi mãi không bị thối thất, ngươi phải tự hộ trì”.

Thiền sư Chí Cần sau khi ngộ đạo đã trở về quê hương Phúc Kiến, đại khai pháp tịch ở núi Linh Vân, cùng sánh ngang hàng với Đại sư rất nổi tiếng là Tuyết Phong, mong muốn trùng hưng Phúc Kiến.

Ngữ lục

Có vị Tăng hỏi: “Làm thế nào để ra khỏi sanh lão bệnh tử?”

Thiền sư Linh Vân trả lời: Núi xanh vẫn bất động, mây trôi cứ đến đi.

Sanh tử là gì? đối với Thiền sư khai ngộ mà nói thì sanh tử chẳng qua chỉ là khói mây bay qua mắt, mặc cho bạn sanh tử nhiều hay ít, thì tự tánh vẫn là núi xanh, không hề bị lay động.

Khi quân vương xuất trận thì như thế nào? Đệ tử hỏi:

Thiền sư Linh Vân trả lời: Ngoài cửa Minh Xuân, không hỏi Trường An

Được triều kiến Thiên tử thì như thế nào? Đệ tử hỏi:

Thiền sư Linh Vân lại trả lời: “Gà mù xuống ao xanh, cá lội qua dưới chân

Cửa Minh Xuân, chính là một cửa thành của thành Trường An.

Bạn đã đến ngoài cửa, còn phải hỏi thăm Trường An sao? Tất cả những lời nói và hành động của mọi người đều là diệu dụng của tự tánh, nếu lại ra công cố sức để triều kiến, thì đã bỏ qua hiện tại.

Đại sư Tuyết Phong từng khen ngợi rằng: “Trăng xưa hiện trên núi Linh Vân”.

Một vị Tăng tham thiền đã lâu mà chưa ngộ hỏi rằng: Chiến đấu trên sa trường đã lâu sao công danh chưa thành tựu?

Thiền sư Linh Vân trả lời: Quân vương có đạo, luôn luôn tỉnh thức, nhọc gì phải xây vạn lý trường thành.

Thiền Tăng có chút tỉnh ngộ, suy nghĩ một lúc, rồi hỏi: Can qua đã hết, lúc bó tay về với triều đình thì như thế nào?

Thiền sư Linh Vân nói: Mây lành bủa khắp muôn nơi, cây khô không hoa vì sao thế?

Một vị đệ tử khác của Thiền sư Tuyết Phong là một trong những nhà thơ Tăng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc – Trường Sanh Kiểu Nhiên đến tham yết, thưa rằng: Lúc Hỗn Độn chưa phân chia, tất cả chúng sanh từ đâu mà đến?

Thiền sư Linh Vân trả lời: Như cây cột mang thai

Kiểu Nhiên hỏi dồn: Sau khi đã phân chia thì như thế nào?

Thiền sư Linh Vân trả lời: Cũng như đám mây trên trời xanh.

“Không biết Thái thanh có chịu điểm không?” Kiểu Nhiên hỏi câu thứ ba.

Thiền sư Linh Vân im lặng không nói.

Kiểu Nhiên bỗng có chút tỉnh ngộ, thế là, ông lại quay sang một gốc độ khác, tiếp tục hỏi rằng: Lúc đáng được thuần thanh tuyệt điểm thì như thế nào?

Thiền sư Linh Vân lần này đã mở lời: Như chân thường trôi chảy. Trôi chảy, là ý chấp trước, dừng lại. Ý của Thiền sư Linh Vân là chấp trước cảnh giới tuyệt đối chân không thường tịch là cái bệnh của pháp tánh.

Kiểu Nhiên hỏi: Như thế nào là chân thường trôi chảy?

Thiền sư Linh Vân trả lời: Tựa như gương luôn sáng

Kiểu Nhiên lĩnh ngộ rồi, gật gật đầu, lại hỏi lần nữa: Hướng thượng vẫn còn có việc nữa sao?

Thiền sư Linh Vân nói có, ông lập tức hỏi dồn: Thế nào là việc hướng thượng?

Thiền sư Linh Vân trả lời: Đợi ngươi đánh vỡ tấm gương này, sẽ gặp lại ngươi.

Cảnh ngữ

Tác phẩm

Thông tin khác

Tags :
Share :

Related Posts