Type something to search...

[Thiền sư] Thạch Sương Khánh Chư

  • 26 Sep, 2024
Tổ Sư Thiền - Patriarchal Zen

Giới thiệu

Thạch Sương Khánh Chư họ Trần quê ở Tân Cam, Lô Lăng. Năm 13 tuổi, Sư theo Thiền sư Thiệu Loan xuất gia, 23 tuổi đến Tung Nhạc thọ giới Cụ túc, sang Đông Lạc học luật. Tuy học luật, Sư vẫn biết là Tông tiệm. Sư lại sang Đại Qui, vào pháp hội làm mễ đầu (tri khố).


Một hôm, Sư ở trong liêu sàng gạo, Qui Sơn (Linh Hựu) đến bảo:

  • Vật của thí chủ chớ ném bỏ.

Sư thưa:- Chẳng dám ném bỏ.

Qui Sơn lượm trên đất một hạt gạo, bảo:

  • Ngươi nói chẳng ném bỏ, cái này từ đâu đến?

Sư lặng câm. Qui Sơn lại bảo:

  • Chớ khi một hạt này, trăm ngàn hạt từ một hạt này sanh.

Sư thưa:

  • Trăm ngàn hạt từ một hạt này sanh, chưa biết một hạt này từ chỗ nào sanh?

Qui Sơn cười hả hả trở về phương trượng.

Đến chiều, Qui Sơn thượng đường bảo chúng:

  • Đại chúng! Trong gạo có sâu.

Sư đến tham Đạo Ngô, hỏi: Thế nào chạm mắt là Bồ-đề?

Đạo Ngô gọi: Sa-di!

Sa-di ứng thanh: Dạ!

Đạo Ngô bảo: Thêm nước trong tịnh bình.

Đạo Ngô lại hỏi Sư: Ông vừa nói cái gì?

Sư thuật lại câu hỏi trước.

Đạo Ngô đứng dậy đi.

Sư nhân đây tỉnh giác.


Sư ở Thạch Sương 20 năm, học chúng thường ngồi chẳng nằm, ngồi thẳng như gốc cây. Thời nhân gọi là Chúng cây khô.

Vua Đường Hiến Tông nghe đạo hạnh của Sư, sai sứ đem tử y ban cho. Sư cố từ chối không nhận.

Niên hiệu Quang Khải năm thứ 4 (889), ngày 20/2 năm Mậu Thân, Sư có chút ít bệnh, báo tin chúng hay sắp tịch, thọ 82 tuổi, 59 tuổi hạ. Vua sắc phong là Phổ Hội Đại sư, tháp hiệu Kiến Tướng.

Ngữ lục

Đạo Ngô bảo chúng: Ta đau gần muốn chết, bởi trong tâm có một vật để lâu thành bệnh, người nào hay vì ta dẹp nó?

Sư thưa: Tâm vật đều phi, dẹp đó thêm bệnh

Đạo Ngô khen: Hiền thay! Hiền thay!

Làm Tăng mới được hai tuổi hạ, Sư bèn ẩn trong dân gian, vào xóm thợ gốm vùng Lưu Dương, Trường Sa, sáng sớm dạo đi, đến chiều trở về, mọi người không biết được Sư. Nhân một vị Tăng từ Động Sơn đến.

Sư hỏi: Hòa thượng có lời gì dạy chúng?

Tăng đáp: Hôm giải hạ, Hòa thượng thượng đường dạy:?Đầu thu cuối hạ, huynh đệ hoặc đi đông đi tây, đi nên đi thẳng đến chỗ muôn dặm không có một tấc cỏ, đi làm gì?

Sư hỏi: Có người đáp được chăng?

Tăng nói: Không

Sư bảo: Sao chẳng nói?ra khỏi cửa liền là cỏ?

Tăng trở về thuật lại cho Động Sơn nghe.

Động Sơn bảo: Ở Lưu Dương có cổ Phật


Chúng thỉnh Sư trụ trì tại núi Thạch Sương, Sư cũng cho đây là nơi hợp với chí mình.

Đạo Ngô sắp viên tịch giải tán chúng, tìm đến Thạch Sương, lấy Sư làm Trưởng tử.

Sư hằng ngày chuyên cần hầu hạ, giữ đúng tư cách thờ thầy. Sau khi Đạo Ngô qui tịch, học chúng qui tụ thường trên năm trăm.


Có vị Tăng hỏi: Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Độ sang?

Sư đáp: Trong không, một phiến đá.

Tăng lễ bái.

Sư hỏi: Hội chăng?

Tăng thưa: Chẳng hội.

Sư bảo: May! Ngươi chẳng hội, nếu hội ngươi đã bị vỡ đầu.


Sư ở trong phương trượng, có vị Tăng ở ngoài song hỏi:

  • Cách nhau mấy tấc, vì sao chă?g thấy mặt Thầy?

Sư đáp:- Ta nói khắp hết chẳng từng giấu.

Vị Tăng ấy đến hỏi Tuyết Phong:

  • Khắp hết chẳng từng giấu, ý chỉ thế nào?

Tuyết Phong đáp:- Chỗ nào chẳng phải Thạch Sương.

Vị Tăng trở lại thuật lời Tuyết Phong cho Sư nghe.

Sư bảo: Cái lão này sao mà chết gấp.

Tuyết Phong nghe lời này, tự nói: Lão tăng tội lỗi.


Vân Cái đến hỏi:

  • Muôn cửa đều đóng chẳng hỏi, khi muôn cửa đều mở thì thế nào?

Sư đáp: Trong nhà làm việc gì?

Cái đáp: Không người tiếp được y.

Sư bảo: Nói đến tột chỗ nói, chỉ nói được tám chín phần.

Cái hỏi: Chẳng biết Hòa thượng nói thế nào?

Sư đáp: Không người biết (tiếp) được y.


Tú tài Trương Chuyết đến tham vấn, Sư hỏi:- Tú tài tên họ gì? Tú tài thưa:- Tôi họ Trương tên Chuyết. Sư bảo:

  • Tìm cái xảo (khéo) còn không thể được, cái Chuyết (vụng) từ đâu lại? Chuyết chợt tỉnh ngộ, trình kệ: Quang minh tịch chiếu biến hà sa Phàm thánh hàm linh cộng ngã gia. Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện Lục căn tài động bị vân già. Phá trừ phiền não trùng tăng bệnh Thú hướng chân như diệc thị tà. Tùy thuận chúng duyên vô quái ngại Niết-bàn sanh tử đẳng không hoa. DỊCH Quang minh lặng chiếu khắp hà sa Phàm thánh hàm linh vốn chung nhà. Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện Sáu căn vừa động bị che lòa. Phá trừ phiền não càng thêm bệnh Tìm đến chân như âu cũng tà. Tùy thuận các duyên không chướng ngại. Niết-bàn sanh tử thảy không hoa.

Bùi tướng công đến. Sư nắm giở cái hốt của Bùi Công hỏi:

  • Cái này ở trong tay Thiên tử gọi là Khuê, ở trong tay quan nhân gọi là Hốt, ở trong tay lão tăng gọi nó là gì? Bùi Công lặng câm. Sư giữ cái hốt lại.

Sư dạy chúng:

  • Kẻ sơ học chưa gặp được việc lớn, trước phải nhận ra đầu thì đuôi tự đến. Sơ Sơn hỏi:
  • Thế nào là đầu? Sư đáp:- Phải thẳng biết có.
  • Thế nào là đuôi?
  • Dẹp hết hiện giờ.
  • Khi có đầu không đuôi thì sao?
  • Mửa được vàng ròng kham làm việc gì?
  • Khi có đuôi không đầu thì sao?
  • Vẫn còn nương tựa.
  • Khi đầu đuôi được cân xứng thì sao?
  • Y chẳng khỏi giải hội, cũng chưa cho y ở.

Cảnh ngữ

Thời giáo một đời chỉnh lý chân tay người đương thời. Phàm có lý do đó, đều rơi vào thời nay. Cho đến Pháp thân chẳng phải thân đó là cực tắc của Giáo gia, sa-môn chúng ta đều chẳng có khẳng lộ. Nếu phân biệt tức sai, còn nếu không phân biệt tức ngồi trong bùn nước, nhưng chẳng qua đó chỉ là do tâm ý vọng thuyết kiến văn”.

Thạch Sương Thất Khứ: (石霜七去) Bảy chữ khứ (đi, bỏ qua) của ngài Thạch Sương. Đệ tử nối pháp của Thiền sư Thạch Sương Khánh Chư (807-888) đời Đường là ngài Cửu Phong Đạo Kiền dùng 7 ngữ cú mà Thiền sư Thạch Sương lúc sinh tiền thường nói khi khai thị người học để xét nghiệm Thủ tọa, đồng thời cho rằng 7 câu này là thái độ tu hành mà người học cần phải có. Trong 7 ngữ cú này, chữ cuối của mỗi ngữ cú đều là chữ Khứ, vì thế gọi chung là thất khứ.

  1. Hưu khứ (thôi đi): Đình chỉ tất cả mọi hành vi động tác.

  2. Hiết khứ (nghỉ đi, dứt đi): Dứt bặt tất cả kiến giải phân biệt, đối lập như thân với tâm, năng với sở.

  3. Lãnh tưu tưu địa khứ (lạnh mát rời rợi đi): Dập tắt tất cả sự nhiệt não về mêngộ, phàm thánh để đạt đến cảnh giới mát rượi.

  4. Nhất niệm vạn niên khứ (hãy như một niệm vạn năm đi): Giữ gìn một niệm như như bất động.

  5. Hàn khôi khô mộc khứ(tro lạnh cây khô đi): Không còn mảy may hình thức phân biệt.

  6. Cổ miếu hương lư khứ (lò hương miếu cũ đi): Hãy trừ bỏ hết chấp trước, giống như tàn nhang trong miếu xưa bay hết.

  7. Nhất điều bạch luyện khứ (một loạt trắng tinh đi): Trong quá trình lãnh ngộ Phật pháp, bất luận đối với Chính vị (tiêu biểu chokhông giới chân như) hay Thiên vị (tiêu biểu cho sắc giới hiện tượng) đều phân minh rõ ràng, không có bất cứ một vết nhơ nghi ngại nào, giống như tấm lụa trắng phau thuần khiết không nhuộm màu vậy.[X. Hư đường tập, tắc 38; Thiết văn thụ hòa thượng bách tắc bình tụng].

Tác phẩm

📖

Thông tin khác

🧷

Tags :
Share :

Related Posts