Type something to search...

[Thiền sư] Trung Phong Minh Bản

  • 21 Sep, 2024
Tổ Sư Thiền - Patriarchal Zen

Giới thiệu

Thiền sư Trung Phong Minh Bản (1263-1323) là một vị Thiền sư Trung Quốc, thuộc dòng Hổ Khâu, phái Dương Kỳ, đời thứ 19 Tông Lâm Tế. Sư là đệ tử nối pháp vượt trội nhất của Thiền sư Cao Phong Nguyên Diệu, và có các pháp tử như Thiên Như Duy Tắc, Thiên Nham Nguyên Trường, Cổ Tiên Ấn Nguyên, Cô Phong Giác Minh…

Cuộc đời hoằng hóa của sư đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Tông Lâm Tế tại Trung Quốc thông qua việc tích cực truyền bá phương pháp Thiền thoại đầu, cũng như truyền bá tông này sang Nhật dưới thời nhà Nguyên. Môn phong của sư được gọi chung là Huyễn Trụ phái.

Sư họ Tôn, quê ở Tiền Đường, Hàng Châu, Tỉnh Triết Giang. Lúc còn nhỏ đã có chí hướng tu Phật, vào năm 9 tuổi thì mẹ mất. Năm 15 tuổi, sư có ý muốn xuất gia.

Một ngày, sư xem quyển Truyền Đăng Lục, đến công án Am-ma-la nữ hỏi Bồ tát Văn Thù: “Đã biết rõ sinh là lý bất sinh, tại sao lại bị sinh tử lưu chuyển?” bèn khởi nghi tình rất sâu. Sau, sư đến tham học với Thiền sư Cao Phong Nguyên Diệu ở ngọn Sư Tử Nham (獅子巖) trên núi Tây Thiên Mục.

Thiền sư Cao Phong bình thường rất nghiêm khắc, khi nói chuyện ngài thường không để lộ biểu cảm nhưng khi thấy sư, ngài Cao Phong tỏ vẻ rất vui và cho sư xuống tóc xuất gia liền.

Một hôm sư đọc Kinh Kim Cang đến câu “Gánh vác việc Như-lai” liền có chổ thâm nhập. Sau đó, lúc đi dạo nhân nhìn thấy suối nước đang chảy mà tỏ ngộ, liền đến gặp ngài Cao Phong cầu ấn chứng, nhưng bị Cao Phong đánh một gậy, đuổi ra ngoài.

Về sau, triều đình tuyển mộ thanh niên nam nữ, sư hỏi Thiền sư Cao Phong: “Nếu có người đến hỏi hòa thượng bắt thanh niên nam nữ thì thầy sẽ chọn ai?” Ngài đáp: ” Ta cứ đưa cây trúc bề (thiền bản) cho họ”. Sư nghe câu này xong liền triệt ngộ và được Thiền sư Cao Phong ấn khả.

Thiền sư Cao Phong Nguyên Diệu trao cho sư bức họa chân dung của mình và nói kệ phó chúc truyền pháp:

Ngã tướng bất tư nghì
Phật, Tổ chẳng thể biết
Chỉ hứa thằng du côn
Được thấy nửa bên mũi

Có người hỏi Thiền sư Cao Phong: “Trong các đệ tử của Ngài, ai hơn, ai kém?“. Ngài đáp: “Thủ-tọa Nghĩa giống như là cây trúc già, nhưng vẫn còn bảy tám đốt cong. Chỉ Duy-na Bản (Minh Bản) mới thật là cây tre xuất sắc trong rừng tre. Sau này thành đạt không thể đếm được”.

Ngữ lục

Cảnh ngữ

Hòa thượng tiên sư Cao Phong dạy người, chỉ dạy tham câu thoại đầu, ôm ấp trong lòng, đi tham như thế ngồi cũng tham như thế. Khi tham đến chỗ dụng lực không tới, lưu ý không được, chợt nhiên thấu đạt, mới biết thành Phật đã tự bao giờ. Một việc ấy, là do Phật tổ đã kinh nghiệm được cái tam-muội liễu sinh thoát tử vậy. Chỉ quý ở chỗ tin quả quyết và trải thời gian lâu xa không thối chuyển, quyết định sẽ được tương ưng.

Khán thoại đầu thực hành công phu là chỗ đứng rất ổn đáng, gần gũi bờ giác ngộ. Dù đời này không ngộ, tín tâm vẫn không lui sụt, ắt đời sau hoặc đời sau nữa sẽ được khai ngộ.

Hoặc 20, 30 năm mà chưa khai ngộ, không cần tìm phương tiện nào lạ, chỉ giữ tâm không duyên cảnh khác, ý dứt các vọng, chăm chăm không bỏ, một bề chú ý vào câu thoại đầu đang tham, đứng thẳng tại cuối đầu, giữ vững sống cùng sống, chết cùng chết. Đâu quản 3 đời, 5 đời, 10 đời, 100 đời, nếu chưa triệt ngộ, quyết định không thôi. Có cái chánh nhân như thế rồi, lo gì đại sự không có ngày minh liễu.

Trong lúc bệnh thực hành công phu, không cần ông tinh tấn dũng mãnh, cũng không cần mày chau mắt trợn, chỉ cần tâm ông như cây như đá, tợ hồ như đống tro tàn. Đem thân tứ đại huyễn hóa này gửi tận thế giới bên kia. Dù nó bệnh cũng được chết cũng được; có người săn sóc cũng được, không ai săn sóc cũng được; thơm sạch cũng được, lầy thúi cũng được; có thầy trị lành bệnh sống đến 120 tuổi cũng được; nếu như chết liền bị nghiệp trước lôi vào vạc dầu sôi, lò lửa đỏ cũng được.

Tác phẩm

Thông tin khác

Tags :
Share :

Related Posts