Type something to search...

[Thiền sư] Phật Nhật Khế Tung

  • 15 Jan, 2025
Thiền sư Phật Nhật Khế Tung - Tổ Sư Thiền - Patriarchal Zen

Giới thiệu

Thiền sư Phật Nhật Khế Tung vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, người vùng Đàm Tân (鐔津) thuộc Đằng Châu (藤州, Tỉnh Quảng Tây), họ là Lý (李), tự là Trọng Linh (仲靈), tự xưng hiệu là Tiềm Tử (潛子).

Thiền sư Khế Tụng ở Phật nhật tại Hàng châu, vốn người dòng họ Lý thuộc Phiêu tân, Ðằng châu.

Vào năm thứ 6 (1013) niên hiệu Đại Trung Tường Phù (大中祥符), ông xuất gia lúc mới 7 tuổi, và đến năm lên 13 tuổi thì xuống tóc thọ giới.

Năm 19 tuổi, ông đi hành cước khắp nơi, tham yết Thần Đỉnh Hồng Nhân (神鼎洪諲) ở Nam Nhạc, và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Động Sơn Hiểu Thông (洞山曉聰) ở Quân Châu (筠州, Tỉnh Giang Tây).

Ban đêm, Sư đưa đảnh đầu mang đội tôn tượng Bồ-tát Quán Thế m và trì niệm danh hiệu đủ số mười vạn biến mới đi ngủ đó là lệ thường. Từ đó đối với các thứ kinh thư chương cú ở thế gian, Sư không học mà tự thông, soạn thuật “Nguyên giáo luận” có hơn 10 vạn từ. Thấu suốt đạo lý của Phật và nho đều là Nhất quán, để chống kháng Tông Hàn vạch bày Phật thuyết, người đọc vào đó thảy đều sợ phục.

Về sau, Sư đến ở Vĩnh an lan nhã, trước thuật “Thiền môn định Tổ đồ truyện Chánh Tông Ký”.


Trong khoảng niên hiệu Khánh Lịch (慶曆, 1041-1048), ông đến Tiền Đường (錢塘) và sống tại Hồ Sơn (湖山), rồi theo tham học với Vĩnh An Lan Nhã (永安蘭若) ở Linh Ẩn Tự (靈隱寺).

Ông viết cuốn Nguyên Giáo Hiếu Luận (原敎孝論) để nói về sự nhất quán của Nho và Thích và phản bác luận thuyết bài Phật của Hàn Thối Chi (韓退之).

Bên cạnh đó ông còn trước tác Thiền Môn Định Tổ Đồ (禪門定祖圖), Truyền Pháp Chánh Tông Luận (傳法正宗論) và Phụ Giáo Biên (輔敎編) để làm rõ hệ thống truyền thừa của Thiền Tông.

Ngoài ra, ông còn một số các trước tác khác như Truyền Pháp Chánh Tông Ký (傳法正宗記), Đàm Tân Văn Tập (鐔津文集), Trị Bình Tập (治平集),…

Phụ giáo biên ghi tấu trình, vua Nhân Tông (Triệu Trinh 1023 - 1064) đọc xem mà tán thán, đưa đến viện truyền pháp biên ghi vào tạng.

Vua ban chiếu ngợi khen tưởng thưởng, sắc phong hiệu là “Minh Giáo”.

Quan Hàn Kha, Dương Tu đều thỉnh mời để diện kiến mà kính lễ Sư, kịp đến lúc trở về phương Ðông.

Vào năm thứ 6 (1061) niên hiệu Gia Hựu (嘉祐), ông trình những trước tác của mình lên vua Nhân Tông; nhà vua xem xong hạ chiếu chỉ ban thưởng và năm sau ban cho ông hiệu Minh Giáo Đại Sư (明敎大師).

Về sau ông đến sống tại Phật Nhật Sơn (佛日山) và thị tịch vào ngày mồng 4 tháng 6 năm thứ 5 niên hiệu Hy Ninh (熙寧), hưởng thọ 66 tuổi.


Ngày mồng 4 tháng 6 năm Hy Ninh thứ tư (1071) thời Bắc Tống, vào lúc sáng sớm, Sư ngẫu hứng làm bài kệ rằng:

Ðêm sau trăng mới tỏ

Nay ta mừng riêng đi

Chẳng học mai già lớn

Tham nghe tiếng chuột kêu.

Ðến nửa đêm đó, Sư bèn thị tịch, trà tỳ có 5 thứ không tiêu hoại là:

  • cốt đảnh đầu (Cốt xương đỉnh đầu có xá-lợi sắc màu hồng trắng sạch đẹp)
  • lỗ tai
  • chiếc lưỡi
  • đồng chân
  • và chuỗi châu

Các hàng Ðạo tục gọm nhặt các thứ không tiêu hoại ấy an táng tại bên tả của Vĩnh an.

Về sau ở Tịnh từ, Bắc giản, Cư giản từng có trước thuật các bài tán thán năm thứ không tiêu hoại.

Sư có bộ văn tập gồm 20 quyển, mục đề biên ghi là “Phiêu tân” hưng thạnh lưu truyền nơi đời.

Ngữ lục

Cảnh ngữ

Tác phẩm

Thông tin khác

Tags :
Share :

Related Posts