Tổ Thứ 7 - Tôn Giả Bà Tu Mật
- 14 Sep, 2024
Giới thiệu
Tổ truyền pháp thứ bảy của Thiền Tông Ấn Độ, Bà Tu Mật hay Phiệt Tô Mật Đát La là tên của một vị Bồ Tát ra đời 400 năm sau ngày Phật nhập diệt, cư dân vùng Bắc Ấn, dòng họ Phả La Đọa, sanh ra vào cuối thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch. Từ Phạn ngữ chỉ “Thế Hữu” (Người bạn tuyệt vời). Vị Tăng Ấn Độ tên Bà Tu Mật, người mà theo truyền thống được vua Ca Nị Sắc Ca mời chủ tọa hội nghị kết tập kinh điển lần thứ tư tại vùng Kế Tân. Ngài cũng là vị tổ thứ bảy của Thiền Tông Ấn Độ.
Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Phiệt Tô Mật Đát La được mô tả như là một Tăng sĩ thuộc phái Đại Chúng Bộ, người bắc Thiên Trúc. Trước kia theo ngoại đạo Micchaka sống đời phóng đãng, thường ăn mặc sạch sẽ, tay cầm bầu rượu đi chơi ở cổng làng khi ngâm kệ khi thổi sáo, người đời cho là ngài ngông cuồng, đến khi gặp Tôn giả Di Già Ca nhắc lại lời huyền ký trước kia của Như Lai thì Ngài tự tỉnh nhớ duyên xưa mà quẳng bầu rượu xin xuất gia và trở thành vị Thượng Thủ trong lần kết tập kinh điển lần thứ tư dưới triều vua Kaniska. Luận chứng của ngài bàn về sai biệt nhiệm vụ hay vị trí.
Bà Tu Mật đã giúp biên soạn bộ Luận Tạng Vi Diệu Pháp, và ngài cũng được biết đến như là tác giả của bộ “Giáo Pháp của Những Trường Phái Khác Nhau”.
Ngữ lục
Khi ngài đến nước Ca Ma La giáo hoá, quảng bá làm hưng thạnh Phật sự. Trước pháp tòa bỗng có một trí giả tự xưng:
- Tôi tên là Phật Đà Nan Đề, đề nghị hôm nay cùng Sư luận nghĩa lý. Sư nói:
- Này nhân giả! Nếu luận thì chẳng phải (thật) nghĩa, nghĩa thì chẳng phải luận. Nếu nghĩ về nghĩa để luận thì rốt cuộc chẳng phải nghĩa luận (đó). Nan Đề biết nghĩa Sư nói là đúng, tâm liền kính phục, nói:
- Tôi muốn cầu đạo thấm nhuần vị cam lồ. Tôn giả liền cho xuất gia và truyền giới cụ túc. Lại bảo ông:
- Chánh pháp nhãn tạng của Như Lai, nay ta trao cho ông, ông phải giữ gìn.
Rồi Tôn giả nói kệ:
Tâm đồng hư không giới Thị đẳng hư không pháp Chứng đắc hư không thời Vô thị vô phi pháp
Dịch:
Tâm đồng cõi hư không Dạy pháp bằng hư không Khi chứng được hư không Pháp không phải không quấy
Tôn giả liền nhập từ tâm tam muôi. Bấy giờ trời Phạm vương Đế Thích và chư thiên chúng đều đến làm lễ và nói kệ:
Hiền kiếp chúng thánh Tổ Nhi đương đệ thất vị Tôn giả ai niệm ngã Thỉnh vị tuyên Phật địa
Dịch: Các thánh Tổ Hiền kiếp Ngài là vị thứ bảy Tôn giả thương xót con Xin cho nghe Phật địa
Tôn giả từ tam muội xuất định, dạy chúng:
- Pháp ta đã được và chẳng phải cái có, muốn biết Phật địa phải lìa cái có và không. Nói xong lời này, Tôn giả nhập tam muôi thị hiện tướng niết bàn. Nan Đề liền cho xây tháp thất bảo táng tồn thân ngay chỗ ngồi của Tôn giả. Nhằm năm Định Vương thứ 19, năm tân mùi (169 trước công nguyên) (Đúng là năm Định Vương thứ 17).
Kệ truyền pháp:
Vô tâm vô khả đắc Thuyết đắc bất danh pháp Nhược liễu tâm phi tâm Thủy giải tâm tâm pháp
Dịch:
Không tâm không thể được Nói được chẳng gọi pháp Nếu rõ tâm phi tâm Mới hiểu tâm tâm pháp.
KỆ TRUYỀN PHÁP
Pháp bổn pháp vô pháp vô pháp pháp diệc pháp Kim phó vô pháp thời Pháp pháp hà tằng pháp.
Dịch:
Pháp gốc pháp không pháp Pháp không pháp cũng pháp Nay khi trao không pháp Mỗi pháp đâu từng pháp.
Cảnh ngữ
Tác phẩm
Thông tin khác