Type something to search...

Tổ Thứ 5 - Tôn Giả Đề Đa Ca

  • 14 Sep, 2024
Tổ Sư Thiền - Patriarchal Zen

Giới thiệu

Ngữ lục

Tổ truyền pháp thứ 5 của Thiền Tông Ấn Độ. Ngài tên Hương Chúng ở nước Ma Già Đà. Nhơn thân phụ Ngài nằm mộng thấy mặt trời vàng ánh xuất hiện trong nhà, chiếu sáng khắp cả. Lại thấy phía trước hiện ra một hòn núi lớn, trang nghiêm bằng bảy báu, trên đảnh núi có dòng suối, nước chảy trong veo, tràn khắp bốn phía. Sau đó, mẹ sanh ra ngài. Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Đề Đa Ca, tổ thứ năm tại Ấn Độ, không được Phật Giáo Nam Truyền biết đến, sanh trưởng tại xứ Ma Kiệt Đà, vào khoảng trên một trăm năm sau khi đức Phật nhập Niết Bàn. Ngài là đệ tử và người nối pháp của Tổ Ưu Ba Cúc Đa. Sau gặp Tôn giả Cúc Đa giải thích: Núi báu là thân ta, suối phun là pháp vô tận; mặt trời mọc từ trong nhà ra là tướng ông hôm nay vào đạo, chiếu sáng đất trời là trí tuệ siêu việt của ông. Hương Chúng là tên cũ của Tôn giả, Sư nhân đó đổi thành tên hiện nay. Tiếng Phạn, âm Đề Đa Ca, Trung Hoa dịch nghĩa là Thông Chơn Lượng. Nghe Sư nói xong, Đa Ca vui mừng hớn hở và nói kệ: Nguy nguy thất bảo sơn, Thường xuất trí tuệ tuyền. Hồi vi chơn pháp vị, Năng độ chư hữu duyên. Dịch: Núi bảy báu cao vút, Thường tuôn suối trí tuệ. Chuyển thành chơn pháp vị, Hay độ người hữu duyên. Tôn giả Cúc Đa cũng nói kệ: Ngã pháp truyền ư nhữ, Đương hiện đại trí huệ. Kim nhật tòng ốc xuất, Chiếu diệu ư thiên địa. Dịch: Pháp ta truyền cho ông, Đang hiện đại trí huệ. Mặt trời mọc từ nhà, Chiếu sáng khắp đất trời. Đề Đa Ca nghe diệu kệ của Sư rồi làm lễ vâng theo. Sau ngài đến xứ Mạt Thể Đề Xá, một vương quốc trung tâm (trung tâm Ấn Độ), nước đó có tám ngàn đại tiên mà Di Già Ca đứng đầu. Già Ca nghe Tôn giả đến bèn dẫn chúng tới chiêm lễ, thưa với Tôn giả:

  • Xưa thầy với tôi cùng sanh cõi trời Phạm Thiên. Tôi gặp tiên nhân A Tư Đà truyền cho pháp tiên, thầy gặp đệ tử của Đấng thập lực (Phật) tu tập thiền định. Từ đó quả báo phân chia khác đường đã trải qua sáu kiếp. Tôn giả nói:

  • Chia lìa nhiều kiếp, quả thật bất hư. Nay ông nên bỏ tà quy chánh để vào Phật thừa. Di Già Ca nói:

  • Xưa tiên nhân A Tư Đà thọ ký cho tôi: “Sáu kiếp về sau ông sẽ gặp bạn đồng học và được chứng quả vô lậu”. Nay gặp nhau đây đâu chẳng phải là duyên xưa ư? Mong thầy từ bi giúp tôi giải thốt. Tôn giả liền độ Già Ca cho xuất gia và sai truyền giới thánh (Phật) cho tiên chúng còn lại. Ban đầu những người này sanh ngã mạn, Tôn giả bèn thị hiện đại thần thông, do đó họ đều phát tâm bồ đề và đồng thời xuất gia. Sư bèn bảo Di Già Ca:

  • Xưa Như Lai đem đại pháp nhãn tạng thầm giao cho Ca Diếp, lần lượt trao nhau rồi đến ta. Nay ta trao cho ông, hãy nhớ giữ gìn. Rồi nói kệ: Thông đạt bổn pháp tâm, Vô pháp vô phi pháp. Ngộ liễu đồng vị ngộ, Vô tâm diệc vô pháp. Dịch: Thông đạt tâm bổn pháp, Không pháp không phi pháp. Ngộ rồi đồng chưa ngộ, Không tâm cũng không pháp. Nói kệ xong thân Tôn giả vọt lên không trung làm 18 phép biến, hóa hỏa quang tam muội tự thiêu thân thể. Di Già Ca cùng 8000 tỳ kheo cùng thu xá lợi, xây tháp cúng dường trong núi Ban Trà. Nhằm năm Trang Vương thứ 7, năm kỷ sửu (năm 271 trước công nguyên) (Đúng là năm Trang Vương thứ 5). Kệ truyền pháp: Tâm tự bổn lai tâm, Bổn tâm phi hữu pháp. Hữu pháp hữu bổn tâm, Phi tâm phi bổn pháp. Dịch : Tâm tự xưa nay tâm, Bổn tâm chẳng có pháp. Có pháp có bổn tâm, Chẳng tâm chẳng bổn pháp

    KỆ TRUYỀN PHÁP

    Pháp bổn pháp vô pháp vô pháp pháp diệc pháp Kim phó vô pháp thời Pháp pháp hà tằng pháp.

Dịch:

Pháp gốc pháp không pháp Pháp không pháp cũng pháp Nay khi trao không pháp Mỗi pháp đâu từng pháp.

Cảnh ngữ

Tác phẩm

Thông tin khác

Tags :
Share :