Type something to search...

Tổ Thứ 8 - Tôn Giả Phật Đà Nan Đề

  • 14 Sep, 2024
Tổ Sư Thiền - Patriarchal Zen

Giới thiệu

Ngữ lục

Tổ truyền pháp thứ tám của Thiền Tông Ấn Độ. Dòng dõi Thích Ca và là tổ thứ tám bên Ấn Độ. Sư đến từ Ca Ma Lũ Ba, thuộc miền bắc Ấn Độ, trên đỉnh đầu có nhục kế, biện tài vô ngại. Theo Eitel trong trung Anh Phật Học Từ Điển, Ca Ma Lũ Ba, bây giờ là Kamrup, là một vương quốc cổ được thành lập bởi một phần đất tây bộ của Assam (theo Tây Vực Ký của Huyền Trang, thì xứ nầy rộng trên vạn dậm, giống người nhỏ bé, nói tiếng khác với Ấn Độ, thờ phụng thiên thần, không tin Phật Pháp. Đến đời nhà Đường vẫn chưa thấy dựng chùa thờ Phật. Người dân chỉ lén lút niệm Phật. Đến đời vua Câu Ma La, nghe tin Huyền Trang đi ngang, bèn thỉnh ngài đến thuyết pháp). Người ta nói Phật Đà Nan Đề chứng quả A La Hán ngay sau khi được cải sang đạo Phật. Ngài rất xuất sắc trong việc giảng dạy và truyền bá giáo pháp Phật giáo Tiểu Thừa. Người ta nói Phật Đà Nan Đề thường sử dụng phương tiện thiện xảo để độ người, và thường đánh bại những giáo sĩ Bà La Môn qua các cuộc tranh luận. Thuở nhỏ trên đảnh Ngài có cục thịt nổi cao, thường phát ra hào quang năm sắc xen lẫn. Ngài thông minh tuyệt vời, chữ nghĩa một phen xem qua là ghi nhớ. Năm 14 tuổi, Ngài phát tâm xuất gia chuyên dùng hạnh thanh tịnh để tự tu. Cứ theo Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện quyển 5 thì tổ Di Già Ca truyền chính pháp cho Tôn Giả Phật Đà Nan Đề. Tôn giả chuyển Đại Pháp Luân, phá dẹp ma oán, sau đó, trao pháp cho ngài Phật Đà Mật Đa. Ngoài ra, theo Bảo Lâm truyện thì ngài Phật Đà Nan Đề nhận pháp từ ngài Bà Tu Mật, ngài Bà Tu Mật nhận pháp từ ngài Di Già Ca, ngài Phật Đà Mật Đa nhận pháp từ ngài Phật Đà Nan Đề. Ban đầu gặp Tôn giả Bà Tu Mật xuất gia thọ giáo, sau lãnh đạo đồ chúng đi giáo hóa đến quốc thành Đề Già, thấy trên nóc nhà họ Tỳ Xá La có hào quang trắng xông lên. Ngài nói với đồ chúng:

  • Nhà này hiện đang có thánh nhân, tuy miệng không nói một lời mà thật là bậc chơn pháp khí đại thừa. Tuy không ra ngồi đường mà biết chạm đến vật bẩn. Nói xong có trưởng giả trong nhà bước ra làm lễ, hỏi:
  • Ngài cần việc gì? Tôn giả đáp:
  • Ta cần thị giả. Đáp:
  • Tôi có một đứa con trai tên Phục Đà Mật Đa, tuổi đã 50 mà miệng chưa từng nói chân chưa từng bước. Tôn giả nói:
  • Như điều ông nói, đó đúng là đệ tử ta. Tôn giả vào nhà, vừa gặp Phục Đà Mật Đa vội vàng đứng dậy lễ bái và nói kệ: Phụ mẫu phi ngã thân Thùy thị tối thân giả? Chư Phật phi ngã đạo Thùy vi tối đạo giả? Dịch: Cha mẹ chẳng gần ta Cái gì là gần nhất? Chư Phật chẳng đạo ta Cái gì là tột đạo? Tôn giả nói kệ đáp: Nhữ ngôn dữ tâm thân Phụ mẫu phi khả tỉ Nhữ hạnh dữ đạo hợp Chư Phật tâm tức thị Ngoại cầu hữu tướng Phật Dữ nhữ bất tương tự Dục thức nhữ bổn tâm Phi hợp diệc phi ly Dịch: Lời ông, gần với tâm Cha mẹ đâu thể sánh Hạnh ông, hợp với đạo Chư Phật chính là tâm Cầu Phật ngồi có tướng Cùng ông không giống nhau Muốn biết bổn tâm ông, Chẳng hợp cũng chẳng ly Phục Đà Mật Đa nghe diệu kệ của Sư liền bước đi bảy bước. Sư nói:
  • Thầy này xưa đã từng gặp Phật, với bi nguyện rộng lớn nghĩ tình yêu cha mẹ khó bỏ cho nên không nói không đi. Lúc đó trưởng giả xả bỏ hết tình cha con, cho xuất gia. Chẳng bao lâu Tôn giả truyền giới cụ túc, rồi bảo:
  • Nay ta đem chánh pháp nhãn tạng của Như Lai giao phó cho ông, chớ để đứt mất. Bèn nói kệ: Hư không vô nội ngoại Tâm pháp diệc như thử Nhược liễu hư không cố Thị đạt chơn như lý Dịch: Hư không không trong ngồi Tâm pháp cũng như thế Nếu biết rõ hư không, Thì đạt lý chơn như Phục Đà Mật Đa vâng lời Sư phó chúc, dùng kệ khen ngợi: Ngã sư thiền Tổ trung Đương đắc vi đệ bát Pháp hóa chúng vô lượng, Tất hoạch A La Hán Dịch: Thầy tôi trong Tổ thiền Đang là vị thứ tám Giáo hóa đông vô lượng Đều đạt A la hán Bấy giờ Tôn giả Phật Đà Nan Đề liền hiện thần biến, rồi trở lại tồ cũ nghiêm trang tịch diệt. Chúng xây tháp báu táng tồn thân. Nhằm năm Cảnh Vương thứ 12, năm bính dần (114 trước công nguyên) (Đúng là năm Cảnh Vương thứ 10). [X. Tổ Đường Tập Q.1; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục Q.1]. Kệ truyền pháp: Tâm đồng hư không giới Thị đằng hư không pháp Chứng đắc hư không thời Vô thị vô phi pháp Dịch : Tâm đồng hạn hư không Chỉ pháp bằng thái hư Khi chứng được hư không Không pháp, không phi pháp

KỆ TRUYỀN PHÁP

Pháp bổn pháp vô pháp vô pháp pháp diệc pháp Kim phó vô pháp thời Pháp pháp hà tằng pháp.

Dịch:

Pháp gốc pháp không pháp Pháp không pháp cũng pháp Nay khi trao không pháp Mỗi pháp đâu từng pháp.

Cảnh ngữ

Tác phẩm

Thông tin khác

Tags :
Share :