Type something to search...

Buddhamitra

  • 14 Sep, 2024

Tổ Thứ 09 - Tôn Giả Phật Đà Mật Đa

Hành Trạng

Tổ truyền pháp thứ chín của Thiền Tông Ấn Độ. Cũng gọi Phục Đà Mật Đa, Phật Đà Mật Đa La, Phật Đà Mật. Hán dịch: Giác Thân. Người nước Đề Già, họ Tì Xá La. Ngài sanh ra và lớn lên tại vùng Tra Lan Đạt La, tên của một vương quốc và thành phố cổ trong khu vực Punjab, bay giờ là Jalandar. Từ lọt lòng mẹ đến năm mươi tuổi chưa từng nói một lời,chưa từng đi một bước. Cha mẹ nghi nhơn duyên gì mà Ngài thế ấy ?. Đến gặp Tổ Phật Đà Nan Đề nói duyên đời trước rằng :

  • Đứa bé nầy đời trước thông minh lắm,ở trong Phật pháp do lòng đại bi muốn làm lợi ích lớn cho chúng sanh,cho nên thường nguyện :“Nếu tôi sanh chỗ nào không bị tình phụ tử ràng buộc, tùy duyên lành kia liền được giải thoát”, miệng nó không nói là tiêu biểu đạo không tịch. Chơn nó không đi là tiêu biểu pháp không đến đi. Cha mẹ Ngài nghe lời giải thích của Tổ sạch hết nghi ngờ,vui vẻ cho theo Tổ xuất gia. Theo ngài Huyền Trang trong Tây Vực Ký, nơi đây có khoảng 20 ngôi tự viện với 1.000 Tăng sĩ, cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa, nhưng con số Tiểu thừa rất ít. Người ta nói cũng như thầy mình, Phật Đà Mật Đa thường sử dụng phương tiện thiện xảo để độ người, và thường đánh bại những giáo sĩ Bà La Môn qua các cuộc tranh luận. Theo truyền thuyết Phật giáo, vị vua trong xứ Tra Lan Đạt La yểm trợ Bà La Môn giáo một cách mạnh mẽ và cố gắng bằng mọi giá làm mất đi ảnh hưởng của Phật giáo. Quyết định vượt thắng định kiến của nhà vua, người ta nói Phật Đà Mật Đa đã mang một lá cờ đỏ và cứ đi tới đi lui trước cung điện của nhà vua ròng rã suốt 12 năm. Cuối cùng nhà vua cảm động trước sự quyết tâm của ngài, nên cho phép ngài tranh luận với một thầy Bà La Môn với sự hiện diện của nhà vua. Phật Đà Mật Đa đã phản bác đối thủ và do vậy mà đã khiến nhà vua cải sang đạo Phật. Trong một dịp khác, ngài đã phản bác một nhà tu khổ hạnh người đã phỉ báng đức Phật, và đã khiến nhà tu khổ hạnh ấy cùng 500 đệ tử cải sang đạo Phật, một thành quả khiến ngài nổi tiếng một cách rộng rãi. Lại theo Bà Tẩu Bàn Đậu Pháp Sư Truyện thì sư là thầy của ngài Thế Thân. Ngài đã được Tôn giả Phật Đà Nan Đề phó chúc, về sau đến miền Trung Ấn độ giáo hóa. Bấy giờ có trưởng giả tên Hương Cái dẫn người con trai đến chiêm lễ Tôn giả. Trưởng giả nói:
  • Đứa con nầy ở bào thai 60 năm, do đó gọi là Nan Sanh. Lại thường gặp một tiên nhân bảo thằng bé này phi phàm và sẽ là pháp khí. Nay gặp Tôn giả xin cho xuất gia. Tôn giả liền cho xuống tóc truyền giới. Trong buổi lễ thọ giới thấy ánh sáng lành chiếu khắp chỗ ngồi (của Nan Sanh), lại còn cảm sanh 30 hột xá lợi (có chỗ ghi là 7) trước mặt. Từ đó Nan Sanh tinh tấn quên mệt nhọc. Về sau Sư bảo:
  • Đại pháp nhãn tạng của Như Lai nay ta trao cho ông, ông nhớ giữ gìn. Rồi nói kệ: Chơn lý bổn vô danh Nhân danh hiển chơn lý Thọ đắc chơn thật pháp Phi chơn diệc phi ngụy. Dịch: Chơn lý vốn không tên Nhờ tên hiển chơn lý Nhận được pháp chơn thật Chẳng thật cũng chẳng giả Tôn giả truyền pháp xong liền nhập diệt tận tam muội mà bát niết bàn. Chúng đem dầu thơm gỗ chiên đàn hỏa thiêu chơn thể Ngài, thu xá lợi xây tháp ở chùa Na Lan Đà. Nhằm năm Kính Vương thứ 35, năm giáp dần (66 trước công nguyên) (Đúng ra năm Kính Vương thứ 33). [X. Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện Q.5; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục Q.1; Truyền Pháp Chính Tông Kí Q.2; Phật Tổ Thống Kỉ Q.5]. Kệ truyền pháp: Chơn lý bổn vô danh Nhơn danh hiển chơn lý Thọ đắc chơn thật pháp Phi chơn diệc phi ngụy. Dịch : Chơn lý vốn không tên Nhơn tên bày chơn lý Nhận được pháp chơn thật Chẳng chơn cũng chẳng ngụy.

KỆ TRUYỀN PHÁP

Pháp bổn pháp vô pháp
vô pháp pháp diệc pháp
Kim phó vô pháp thời
Pháp pháp hà tằng pháp.

Dịch:

Pháp gốc pháp không pháp
Pháp không pháp cũng pháp
Nay khi trao không pháp
Mỗi pháp đâu từng pháp.
Tags :
Share :

Related Posts