Type something to search...

Tổ Thứ 6 - Tôn Giả Di Già Ca

  • 14 Sep, 2024
Tổ Sư Thiền - Patriarchal Zen

Giới thiệu

Tổ truyền pháp thứ sáu của Thiền Tông Ấn Độ.

Ngài người Trung Ấn Độ, không rõ họ gì. Ngài cùng chúng tiên thọ giáo xuất gia với Tổ Đề Đa Ca. Sau đó, Ngài tu hành chứng được quả thánh.

Ngài vốn cầm đầu tám ngàn vị Đại Tiên, sau, ngài gặp tổ truyền pháp thứ năm là Đề Đa Ca, liền cùng với các vị tiên đồng phát tâm Bồ Đề, xuất gia làm đệ tử Tôn Giả Đề Đa Ca. Sau khi đắc pháp, ngài đến miền bắc Ấn Độ giáo hóa, thấy phía trên bức tường ngắn trên thành có mây lành sắc vàng, khen rằng:

  • Đây là khí tượng của đạo nhân, ắt có bậc đại sĩ nối pháp ta. Ngài đi vào thành. Trong chốn thị tứ có một người tay cầm bình rượu dốc xuống và hỏi:
  • Thầy từ phương nào đến đây, rồi định đi đâu? Sư đáp:
  • Từ tự tâm đến, định đến chỗ không. Hỏi:
  • Biết cái gì trong tay tôi không? Sư nói:
  • Đó là đồ đựng vật làm cho mất thanh tịnh. Hỏi:
  • Thầy biết tôi chăng? Sư nói:
  • Tôi thì chẳng biết, biết thì chẳng phải tôi. Rồi lại bảo:
  • Ông hãy thử tự xưng tên họ, ta sẽ chỉ cho nhân đời trước của ông. Người kia nói kệ đáp: Ngã tòng vô lượng kiếp Chí vu sanh thử quốc Bổn tánh Phả La Đọa Danh tự Bà Tu Mật Dịch: Tôi từ vô lượng kiếp Đến nay sanh nước nầy Dòng họ Phả La Đọa Tên là Bà Tu Mật Sư nói:
  • Thầy ta là Đề Đa Ca nói: Xưa Đức Thế Tôn du hóa Ấn độ, có nói với A Nan “Trong nước này ta diệt độ 300 năm sau có một thánh nhân, dòng họ Phả La Đọa, tên Bà Tu Mật và sẽ được đời thứ bảy trong các tổ sư thiền”. Thế Tôn đã thọ ký cho ông, vậy ông nên xuất gia.

Người kia liền để bầu rượu xuống mà đảnh lễ Sư. Rồi đứng qua một bên, thưa:

  • Con nhớ lại kiếp xa xưa thường làm đàn na, cúng dường bảo tòa cho một Như Lai. Phật đó thọ ký cho con: “Ngươi vào hiền kiếp trong thời pháp của Phật Thích Ca, sẽ tuyên truyền giáo pháp tối thượng”. Nay phù hợp với lời nói của thầy, con mong được độ thốt hơn nữa.

Sư liền vì Bà Tu Mật cho cạo tóc xuất gia và thọ đầy đủ giới tướng. Rồi bảo: “Nay ta trao cho ông chánh pháp nhãn tạng, chớ để đứt mất”. Sư bèn nói kệ: Vô tâm vô khả đắc Thuyết đắc bất danh pháp Nhược liễu tâm phi tâm Thủy giải tâm tâm pháp Dịch: Không tâm không thể được Nói được chẳng gọi pháp Nếu rõ tâm phi tâm

Mới hiểu tâm tâm pháp1 Nếu thật thấy phi tâm (pháp) và tâm vốn không hai thì mới hiểu được tâm và tâm pháp (pháp của tâm) vốn huyễn hiện ở phi tâm.

Sư nói kệ xong nhập sư tử phấn tấn tam muội, vọt thân lên không trung cao gấp bảy cây Sa La rồi trở lại tòa cũ hóa lửa tự thiêu thân.

Bà Tu Mật thu linh cốt đựng trong hộp bằng thất bảo, xây tháp thờ và đặt hộp ở tầng cao.

Nhằm năm Tương Vương thứ 17, năm giáp thân (năm 216 trước công nguyên) (Đúng là năm Tương Vương thứ 15). [X. Kinh Đại Bi Q.2 Phẩm Trì Chính Pháp; Bảo Lâm Truyện Q.2; Tổ Đường Tập Q.1; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục Q.1].

Kệ truyền pháp:

Thông đạt bổn tâm pháp Vô pháp vô vi pháp Ngộ liễu đồng vị ngộ Vô tâm diệc vô pháp

Dịch

Thông đạt pháp bổn tâm Không pháp không phi pháp Ngộ rồi đồng chưa ngộ Không tâm cũng không pháp

KỆ TRUYỀN PHÁP

Pháp bổn pháp vô pháp vô pháp pháp diệc pháp Kim phó vô pháp thời Pháp pháp hà tằng pháp.

Dịch:

Pháp gốc pháp không pháp Pháp không pháp cũng pháp Nay khi trao không pháp Mỗi pháp đâu từng pháp.

Ngữ lục

Cảnh ngữ

Tác phẩm

Thông tin khác

Tags :
Share :