Tổ Thứ 11 - Tôn Giả Phú Na Dạ Xá
- 14 Sep, 2024
Giới thiệu
Ngữ lục
Tổ truyền pháp thứ 11 của Thiền Tông Ấn Độ, cũng gọi Phú Na Dạ Xá, Phú Na Xa, Phú Na, Dạ Xa. Ngài Phú Na Dạ Xa là một cư dân của vương quốc cổ Kosala, miền Bắc Ấn Độ.
Ngài thuộc dòng dõi nhà họ Cồ Đàm, sanh ra tại Thành Hoa Thị, khoảng trên 500 năm sau ngày đức Phật nhập Niết Bàn.
Sau khi đắc pháp nơi Hiếp Tôn Giả, chẳng bao lâu Ngài đến hoằng hóa vùng Ba La nại (Varanasi). Ngài chính là người đã quy y cho Mã Minh Bồ Tát. Ông là con thứ 7 của trưởng giả Không Thân. Mã Minh Đại sĩ đón tiếp và lễ bái.
Nhân đó Mã Minh hỏi: Tôi muốn biết Phật, cái gì là phải?
Sư đáp: Ông muốn biết Phật, cái chẳng biết là phải.
Hỏi:
-
Phật đã chẳng biết, sao biết là phải ư?
Sư hỏi lại:
-
Đã chẳng biết Phật, sao biết chẳng phải?
Đáp:
-
Cái này là nghĩa kéo cưa.
Sư nói:
-
Cái kia là nghĩa cây. Lại hỏi: Nghĩa kéo cưa là thế nào?
Đáp:
-
Cùng với thầy đối đáp ngang nhau. Lại hỏi: Nghĩa cây là thế nào?
Sư đáp:
-
Ông bị ta cưa đứt.
Mã Minh tỉnh ngộ thông suốt, rập đầu quy ngưỡng xin xuất gia.
Sư dạy chúng:
Vị đại sĩ này, xưa là vua nước Tỳ Xá Ly. Nước ấy có một giống người tợ như ngựa thân thể lõa lồ, vua vận chuyển thần lực phân thân làm con tằm nhả tơ, nhờ đó họ mới có y phục che thân. Về sau vua tái sanh vào miền Trung Ấn, giống người tợ ngựa thương tiếc kêu tiếng bi ai. Do đó có tên là Mã Minh. Xưa Như Lai huyền ký rằng: “Sau khi ta diệt độ khoảng 600 năm, sẽ có hiền giả Mã Minh bẻ gãy ngoại đạo ở trong nước Ba-la-nại, độ người vô số”. Nối tiếp ta truyền thừa giáo hóa là vị này, nay chính phải lúc.
Rồi Sư bảo Mã Minh: “Đại pháp nhãn tạng của Như Lai nay trao cho ông”.
Rồi nói kệ:
Mê ngộ như ẩn hiển Minh ám bất tương ly Kim phó ẩn hiển pháp Phi nhất diệc phi nhị
Dịch
Mê ngộ như ẩn hiện Sáng tối chẳng rời nhau Nay trao pháp ẩn hiện Chẳng một cũng chẳng hai2
Tôn giả trao pháp xong, liền hiện thần biến lặng lẽ viên tịch. Chúng xây bảo tháp để giấu kín tồn thân. Nhằm năm An Vương thứ 14, năm mậu tuất (năm 38 công nguyên) (Đúng ra năm An Vương thứ 19). Cứ theo Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện quyển 5 thì ngài thụ pháp ở nơi Hiếp Tôn Giả, thuyết pháp thù thắng, giáo hóa vô lượng chúng sinh.
Sau, ngài tranh luận về Phật Pháp với ngài Mã Minh, ngài nói nghĩa Đệ Nhất Nghĩa Đế không, vô ngã, khuất phục được ngài Mã Minh và thu nhận làm đệ tử, đến khi lâm chung thì phó pháp. Nhưng Mã Minh Bồ Tát Truyện và bài tựa Tát Bà Đa Bộ Kí Mục Lục trong Xuất Tam Tạng Kí Tập quyển 12 thì cho rằng Tỉ Khưu Hiếp là thầy của ngài Mã Minh, mà không nói đến tên ngài Phú Na Dạ Xa.
Còn trong Đại Trang Nghiêm Luận Kinh quyển 1 có ghi câu “Vô Cấu thanh tịnh tăng Phú Na, Hiếp Tỉ Khưu” chứng tỏ ngài Mã Minh rất kính trọng 2 vị này. [X. Bảo Lâm truyện Q.3; Cảnh Đức Truyền Đăng Lục Q.1; Phật Tổ Thống Kỉ Q.5; Nội Chứng Phật Pháp Tương Thừa Huyết Mạch Phổ].
Kệ truyền pháp:
Mê ngộ như ẩn hiển Minh ám bất tương ly Kim phó ẩn hiển pháp Phi nhất diệc phi nhị
Dịch
Mê ngộ như ẩn hiện Tối sáng chẳng rời nhau Nay trao pháp ẩn hiện Chẳng một cũng chẳng hai.
KỆ TRUYỀN PHÁP
Pháp bổn pháp vô pháp vô pháp pháp diệc pháp Kim phó vô pháp thời Pháp pháp hà tằng pháp.
Dịch:
Pháp gốc pháp không pháp Pháp không pháp cũng pháp Nay khi trao không pháp Mỗi pháp đâu từng pháp.
Cảnh ngữ
Tác phẩm
Thông tin khác