Type something to search...

[Thiền sư] Động Sơn Lương Giới

  • 05 Nov, 2024
Thiền sư Động Sơn Lương Giới - Tổ Sư Thiền - Patriarchal Zen

ĐỐI THOẠI

Về sau, nhân cúng dường chân dung Vân Nham, có ông tăng hỏi: Tiên sư chỉ nói ‘Điều đó là đúng’, phải chăng đó là đại pháp mà ngài đã truyền lại?

Sư nói: Đúng vậy

Tăng hỏi: Ý chỉ thế nào?

Sư nói: Lúc đó thiếu chút nữa thì đã hiểu nhầm lời nói của tiên sư

Tăng lại hỏi: Không hiểu tiên sư biết hay không biết có?_

Sư nói: Nếu không biết có thì làm sao hiểu kiểu nói đó, còn biết có thì làm sao khẳng định kiểu nói đó


Sư tại Lặc Đàm (nay là Cao An Giang Tây) tình cờ thấy thượng tọa tên Sơ khai thị đại chúng rằng: Thiệt lạ kỳ, thiệt lạ kỳ! Phật giới, Đạo giới không thể nghĩ bàn.

Bèn nói: Cái gì là Phật giới, Đạo giới, ta bỏ qua không hỏi ông, mà chỉ hỏi ông Phật giới và Đạo giới ai là người hiểu được? Ta chỉ thỉnh giáo một câu thôi!

Thượng tọa Sơ lặng thinh hồi lâu không thể đối đáp, sư hỏi: Sao không nói mau đi?

Thượng tọa Sơ nói: Thôi thúc quá ta nói không được.

Sư nói: Nói cũng bằng như không nói, còn nói gì đến ‘hối quá ta nói không được’!

Thượng tọa Sơ còn đang tìm chưa được lời lẽ ứng hiệp để đối đáp thì sư nói: Phật với đạo chẳng qua chỉ là tên gọi mà thôi, tại sao không hỏi Thiền giáo của mình?

Thượng tọa Sơ hỏi: Thiền giáo nói thế nào?

Sư nói: Được ý quên lời

Thượng tọa Sơ nói: Giáo ý chỉ hướng tâm há không bệnh sao?

Sư nói: Nói Phật giới, Đạo giới so ra bệnh còn nặng hơn

Thượng tọa Sơ nghe lời ấy bèn qua đời.


Năm cuối niên hiệu Đường Đại Trung (859), sư tại núi Tân Phong (nay là Giang Tây) mở rộng cửa Thiền, tiếp dẫn học đồ. Về sau sư tại Động Sơn Cao An, hoằng pháp, xiển hóa, pháp hội thật long thạnh. Trong ngày giỗ của Vân Nham, sư thiết trai, lập bàn thờ cúng.

Có ông tăng hỏi: Hòa thượng tại tiên sư được chỉ thị gì?

Sư nói: Tuy tại nơi đó phụng thị tiên sư, nhưng chưa mong được ngài chỉ thị điều gì

Tăng hỏi: Đã chẳng mong được tiên sư chỉ thị điều gì, thì nay Hòa thượng thiết trai cúng tế ngài để làm gì?

Sư nói: Tuy là như thế, nhưng nào dám quên bỏ ngài

Tăng hỏi: Hòa thượng há chẳng phải trước nhất gặp Nam Tuyền mà phát tích đó sao? Thế tại sao lại thiết trai cúng Vân Nham?

Sư nói: Cái ta coi trọng không phải đạo đức của tiên sư, cũng không phải Phật pháp của ngài, mà cái ta chú trọng chính là ngài không thuyết phá giùm ta, do đó mà hôm nay thiết trai giỗ ngài

Tăng hỏi: Hòa thượng đã thiết trai cúng tiên sư, vậy có còn tôn sùng Thiền pháp của ngài không?

Sư nói: Vừa tôn sùng mà vừa không tôn sùng

Tăng hỏi: Vì sao mà không hoàn toàn tôn sùng vậy?

Sư nói: Nếu hoàn toàn tôn sùng, thì đã cô phụ công dạy dỗ của tiên sư

Tăng lại hỏi: Nếu thế thì làm sao thấy được bổn lai sư của Hòa thượng?

Sư nói: Tuổi tác và lịch duyệt tương tự như ta thì không khó thấy được bổn lai sư

Ông tăng nọ còn định hỏi những điều nghi ngờ trong lòng thì sư nói: Không rơi vào vết cũ, xin theo phương tiện này mà nói một câu!

Tăng đớ lưỡi không lời, Vân Cư thay ông tăng nói: Nếu như thế thì con không thấy nổi bổn lai sư của Hòa thượng


Sư hỏi tăng:

  • Từ đâu đến?

Tăng đáp:

  • Dạo núi về.

Sư hỏi:

  • Có lên tới đỉnh núi không?

Tăng đáp:

  • Lên đến.

Sư hỏi:

  • Trên đỉnh núi còn có người không?

Tăng đáp:

  • Không có người.

Sư nói:

  • Nếu nói như thế thì ông chưa lên tới đỉnh.

Tăng nói:

  • Nếu không lên tới đỉnh thì làm sao biết được không người?!

Sư hỏi:

  • Vì sao ông không trụ ở đỉnh núi?

Tăng đáp:

  • Không phải con đây không chịu, mà có người ở Tây Thiên không chịu!

Sư hỏi Trưởng lão Thái rằng:

  • Có một vật trên trụ ở trời, dưới trụ ở đất, thường tại trong động dụng đen như sơn. Lỗi tại chỗ nào?

Trưởng lão Thái nói:

  • Lỗi tại động dụng.

Sư bèn nạt rằng:

  • Lui ra đi!

Hỏi:

  • Thế nào là chỉ ý của Tổ sư từ Tây lại?

Sư nói:

  • Thật là giống con tê giác sợ gà.

Sư hỏi Tuyết Phong:

  • Từ đâu đến?

Tuyết Phong đáp:

  • Từ Thiên Thai đến.

Sư hỏi:

  • Có thấy Đại sư Trí Giả không vậy?

Tuyết Phong nói:

  • Nghĩa Tồn con có phần được ăn gậy sắt.

Tăng hỏi:

  • Rắn nuốt con ễnh ương. Cứu là đúng hay không cứu là đúng?

Sư nói:

  • Nếu cứu thì hai con mắt không thấy gì, còn không cứu thì hình ảnh không rõ.

Nhân ban đêm chẳng đốt đèn, có tăng bước ra vấn thoại. Sau khi tăng lui ra, sư gọi thị giả bảo đốt đèn lên, rồi triệu gọi ông tăng vừa mới vấn thoại đến. Ông tăng ấy bước tới trước, sư nói:

  • Đem hai ba nắm bột đến cho vị thượng tọa này!

Ông tăng ấy phất tay áo lui ra. Từ đó tỉnh phát huyền chỉ, bèn bán hết y phục và tư tài thiết trai cúng dường. Ba năm sau, tăng này từ giã, sư nói:

  • Trên đường phải cẩn thận!

Lúc đó, Tuyết Phong đang đứng hầu hỏi:

  • Như ông tăng này từ giã ra đi thì đến bao giờ quay lại?

Sư nói:

  • Ông ta chỉ biết có một đi mà không rành ngày trở lại.

Ông tăng này quay về tăng đường, chết ngay dưới giá y bát.

Tuyết Phong đến báo cho sư hay, sư nói:

  • Tuy là như thế, vẫn so với lão tăng hơn ba đời.

Tuyết Phong bước lên thưa hỏi, sư nói:

  • Vào cửa nên được lời, không được nói sớm đã vào rồi vậy.

Tuyết Phong nói:

  • Nghĩa Tồn con không có miệng.

Sư nói:

  • Không miệng có thể cho qua, nhưng phải thường mắt lại cho ta.

Tuyết Phong không lời đối đáp.


Sư hỏi tăng: Từ đâu tới?

Tăng đáp: Tại tháp của Tam Tổ đến.

Sư nói: Nếu đã từ chỗ Tổ sư lại thì còn cần tìm gặp lão tăng để mà làm gì?

Tăng nói: Tổ sư thì khác biệt, còn học nhân với Hòa thượng thì không khác biệt.

Sư nói: Lão tăng ta muốn gặp bổn lai sư của xà-lê có được không vậy?

Tăng nói: Cũng phải đợi Hòa thượng ló đầu ra thì mới được.

Sư nói: Lão tăng ta mới vừa rồi tạm thời không có đây.


Vân Cư hỏi: Thế nào là chỉ ý của Tổ sư từ Tây lại? (Tức diệu chỉ của Thiền tông)

Sư nói: Xà-lê nếu ngày sau làm trụ trì, nếu có ai hỏi như vậy thì xà-lê làm thế nào trả lời y? (Nguyên văn ‘Bả mao cái đầu’ nghĩa là làm trụ trì tự viện.)


Có vị quan nhân hỏi: Có người tu hành không vậy? (Quan nhân là tiếng gọi tôn trọng người có vai vế trong đời, thường là chỉ quan lại nhưng không nhất thiết phải là người làm quan.)

Sư nói: Đợi chừng nào công đây làm đàn ông con trai mới tu hành.


Tăng hỏi: Thừa mong người xưa có nói: ‘Gặp nhau chẳng kích xuất tỏ ý liền biết’ là thế nào?

Sư bèn chấp tay để lên trán.


Sư hỏi thị giả của Đức Sơn: Từ nơi nào đến?

Thị giả đáp: Từ Đức Sơn tới.

Sư hỏi: Đến để làm gì?

Thị giả nói: Vì hiếu thuận với Hòa thượng mà đến.

Sư hỏi: Trên thế gian vật gì là hiếu thuận nhất?

Thị giả không lời đối đáp.


Sư có lúc nói: Thể đắc chuyện hướng thượng của Phật, mới có chút đỉnh phần ngữ thoại.

Tăng liền hỏi: Thế nào là ngữ thoại?

Sư nói: Trong lúc ngữ thoại thì xà-lê chẳng nghe.

Tăng lại hỏi: Còn Hòa thượng thì có nghe không vậy?

Sư nói: Hãy đợi lúc ta không lời lẽ thì hãy nghe.


Tăng hỏi: Thế nào là chính thức hỏi và chính thức đáp?

Sư nói: Không từ cửa miệng nói ra.

Tăng lại hỏi: Nếu có người hỏi sư có nói không?

Sư nói: Cũng chưa hỏi mà.

Hỏi: Thế nào là cái gì từ ngoài cổng vào tức chẳng phải vật báu của mình?

Sư nói: Thôi ngay đi! Thôi ngay đi!


Sư hỏi tăng giảng kinh Duy Ma: Không dùng trí để biết, không dùng thức để hiểu thì gọi là lời lẽ gì?

Tăng đáp: Là lời nói tán thán Pháp thân.

Sư nói: Pháp thân đã tự tán thán, cần chi phải tán thán nữa?!


Sư có lúc nói: Dù nói đến ‘Bổn lai vô nhất vật’, vẫn đảm đương không nổi y bát của Tổ sư.

Tăng liền hỏi: Rốt lại ai là người đảm đương nổi?

Sư đáp: Người không nhập môn.

Tăng hỏi: Đã là người không nhập môn thì làm thế nào có thể được y bát của Tổ sư?

Sư nói: Tuy là như thế, nhưng không thể không trao cho va.

Sư lại nói: Mới nãy nói ‘Bổn lai vô nhất vật’ còn chưa tiếp nhận được y bát của Tổ sư, trong đó có thể hạ một chuyển ngữ, ông thử nói xem nên hạ chuyển ngữ gì nào?

Có một vị thượng tọa hạ 96 chuyển ngữ đều không vừa ý của sư.

Sau rốt phải hạ một chuyển ngữ nữa mới hợp ý sư, sư hỏi: Sao ông không sớm hạ chuyển ngữ này ngay?


Có một ông tăng sau khi nghe qua sự việc, liền thỉnh vấn thượng tọa đã hạ chuyển ngữ gì mà khế hợp ý Hòa thượng. Ông tăng ấy đã lấy lễ đệ tử phục thị vị thượng tọa 3 năm mà vẫn không được nói cho.

Lúc bấy giờ thượng tọa bị bệnh, ông tăng nọ nói: Con thị phụng sư ba năm là để sư nói cho con biết câu chuyển ngữ mà sư đã hạ trước đó, ấy vậy mà không được từ bi. Lấy bằng cách hiền lành không được thì phải lấy bằng cách độc dữ.

Nói đoạn cầm dao hướng về thượng tọa nói: Nếu không nói cho con câu chuyển ngữ trước kia, thì đừng có kinh ngạc sao dao kia vô tình!

Thượng tọa run sợ nói: Hãy khoan, ta sẽ nói cho ông mà! Đó là ‘Ngày sau không nơi nương tựa’.

Ông tăng lễ tạ lui ra.


Tăng hỏi: Sư phụ bình thường dạy kẻ học trò này đi theo đường chim bay, thế nào là đường chim bay?

Sư nói: Không gặp phải một người nào.

Tăng hỏi: Đi thế nào?

Sư nói: Chỉ cần dưới chân chẳng có chút dấu tích nào.

Tăng hỏi: Há phải chăng đi theo đường chim bay là bổn lai diện mục?

Sư nói: Ông vì sao mà điên đảo phải trái?

Tăng nói: Kẻ học này điên đảo chỗ nào?

Sư nói: Nếu không điên đảo thì tại sao đem vọng tưởng của chính mình làm ngộ kiến chân chánh? (Nguyên văn ‘Dĩ nô tác lang’, nghĩa đen là lấy bọn nô tỳ làm chủ.)

Tăng hỏi: Thế nào là bổn lai diện mục?

Sư nói: Không đi theo đường chim bay.


Sư nói với chúng rằng: Người biết hướng thượng Phật mới có phần lời lẽ nói năng.

Tăng hỏi: Thế nào là người hướng thượng Phật?

Sư nói: Thật phi thường.


Sư hỏi tăng: Từ nơi nào đến đây?

Tăng đáp: Từ chỗ làm giày tới.

Sư hỏi: Tự mình biết làm hay nhờ người khác chỉ dạy?

Tăng nói: Nương nhờ người khác dạy.

Sư nói: Người ấy có còn chỉ dạy xà-lê nữa thôi?

Tăng nói: Thành thật thì không phản bội.

Tăng đến thuật lại sự việc và hỏi Thù Du: Thế nào là hạnh của sa-môn?

Thù Du đáp: Hạnh thì chẳng không, nhưng người hiểu biết thì sai trái.

Sư bảo ông tăng ấy đến tấn ngữ với Thù Du: Xin hỏi đó là hạnh gì?

Thù Du đáp: Hạnh của Phật! Hạnh của Phật!

Tăng quay về thuật lại với sư, sư nói: U Châu còn khả dĩ, khổ nhất là Tân La (Triều Tiên).

Đông Thiền Tề niêm rằng:

  • Lời ấy còn có nghi ngoa không vậy. Nếu có thì xin hỏi chỗ không được là chỗ nào? Còn nếu không thì tại sao sư lại nói: ‘Khổ nhất là nước Tân La’. Có kiểm điểm được không vậy? Sư nói: ‘Hạnh tức chẳng không, nhưng người hiểu thì vướng kẹt. Sư bảo hỏi lại hạnh gì, Thù Du mới đáp: ‘Hạnh của Phật’. Tăng ấy hiểu mới hỏi hay không hiểu mà hỏi? Xin đoán xem!

Tăng vụt hỏi sư: Thế nào là hạnh sa-môn?

Sư đáp: Đầu dài ba thước, cổ thì dài hai tấc.

Có người đem chuyện thuật lại rồi hỏi Hòa thượng Qui Tông Quyền: Chỉ như ý của Động Sơn thì thế nào?

Quyền nói: Phong bì nguyên hai tấc.


Sư thấy thượng tọa U đến liền trở dậy đến đứng sau giường Thiền, thượng tọa U nói: Hòa thượng vì sao lại tránh né kẻ học này?

Sư đáp: Tưởng đâu xà-lê kiếm lão tăng.


Hỏi: Thế nào là trong huyền lại huyền?

Sư đáp: Như lưỡi người chết vậy.


Sư đang rửa bát thấy hai con quạ tranh giành nhau con ễnh ương, có tăng hỏi ngay: 2 con quạ ấy vì sao mà đến nỗi như thế?

Sư đáp: Chỉ tại ông đó thôi!


Tăng hỏi: Thế nào là chủ của pháp thân Tì Lô sư?

Sư đáp: Gié lúa, cọng thóc.

Tăng hỏi: Trong ba thân, thân nào không tùy theo số của chúng thân?

Sư đáp: Ta thường nơi đó thiết lập.

Tăng hỏi Tào Sơn: Tiên sư Đạo Ngô thường tại thử thiết, ý tứ thế nào?

Tào Sơn nói: Nếu cần đầu thì hãy chém đem đi!

Lại hỏi Tuyết Phong, Tuyết Phong lấy gậy nói: Ta cũng từng đến Động Sơn rồi.


Sư đi coi ruộng lúa, Thượng tọa Lãng chăn trâu, sư nói với ông ta: Phải trông coi trâu này cẩn thận (1), đừng để cho nó ăn lúa.

Thượng tọa Lãng nói: Nếu là trâu tốt thì không ăn lúa! (Nguyên văn ‘Hảo khán’ vừa có nghĩa ‘trông coi’ vừa có nghĩa ‘coi tốt’ nên thượng tọa Lãng mới chơi chữ với sư.)


Sư hỏi tăng: Trên đời này cái gì khổ nhất?

Tăng đáp: Địa ngục là khổ nhất.

Sư nói: Không đúng đâu.

Tăng hỏi: Ý sư như thế nào?

Sư nối: Người sống trên đời mặc tăng phục mà không rõ đại sự là khổ nhất.


Sư hỏi tăng: Ông tên gì?

Tăng đáp: Con là con.

Sư hỏi: Ai là ông chủ của ông?

Tăng nói: Thấy

Trong lúc đang đối đáp, sư nói: Khổ dữ a! Khổ dữ a! Người đời nay phần lớn đều như thế cả, chỉ hiểu biết nhại tình kiến phân biệt của phàm tục là đã cho rằng liễu ngộ Phật tánh tự tâm. Phật giáo suy đồi và chìm lỉm cũng không có gì phải ngạc nhiên. Khách trung chủ biện còn chưa rõ ràng, thì làm sao mà biện biệt được chủ trung chủ.

Tăng liền hỏi: Thế nào là chủ trung chủ?

Sư nói: Ông tự mình nói xem nào!

Tăng nói: Con vừa nói rồi là khách trung chủ, hiện tại con hỏi thế nào là chủ trung chủ.

Sư nói: Nói như thế thì là phân biệt dễ dàng, còn tiếp tục là khó đấy.


Sư sau khi bị bệnh sai chú sa-di đến Vân Cư báo tin, lại dặn rằng:

Nếu ông ta hỏi ông Hòa thượng có lời gì, ông chỉ cần nói ‘Giáo pháp Vân Nham đoạn tuyệt dần’. Ông nói xong rồi phải đứng cho xa, đừng để ông ta đánh ông.

Sa-di đến chỗ Vân Cư, lời nói chưa dứt, liền bị Vân cư đập một gậy. Sa-di không lời đối đáp.


Lúc sắp viên tịch sư nói với đại chúng: Ta có hư danh trên phù thế, ai có thể trừ giùm ta hư danh đó?

Đại chúng đều không có lời lẽ. Lúc đó, có chú sa-di bước ra nói: Thỉnh pháp hiệu Hòa thượng!

Sư nói: Hư danh của ta đã trừ được rồi.

Tăng hỏi: Mấy lúc gần đây thân thể Hòa thượng bất an, vậy còn biết người không sanh bệnh nữa không?

Sư nói: Còn đấy.

Tăng hỏi: Cái người không biết bệnh đó có đến thăm Hòa thượng không?

Sư nói: Chỉ có ta nhìn hắn mà thôi.

Tăng hỏi: Hòa thượng làm sao nhìn hắn được?

Sư nói: Lúc ta nhìn thì không thấy có bệnh.

Sư lại nói: Rời xa thân xác này, các ông cùng ta gặp lại nơi đâu?

Đại chúng đều không đáp được.


PHỤ LỤC:

Sư hỏi Vân Nham:

  • Con định vẽ chân dung Hòa thượng có được chăng?

Vân Nham hỏi:

  • Vẽ giống được mấy phần?

Sư đáp:

  • Thông thường giống được bảy tám phần.

Vân Nham nói:

  • Vẫn là không giống.

Sư hỏi:

  • Phải thế nào mới là giống?

Vân Nham nói:

  • Phải giống mười phần.

Sư nói:

  • Người xưa nói ‘Dù cho giống mười mươi vẫn là chưa giống’, vậy lý giải thế nào?

Vân Nham nói:

  • Nó không có thành số.

(Theo Động Sơn ngữ lục)


Sư và Mật sư bá ngồi thuyền qua sông, sư hỏi:

  • Qua sông là thế nào?

Sư bá nói:

  • Là không ướt chân.

Sư nói:

  • Đã già lão rồi mà còn buông lời lẽ như thế?!

Sư bá nói:

  • Vậy chứ ông nói thế nào?

Sư đáp:

  • Là không ướt chân.

(Theo Động Sơn ngữ lục)

Sư và Mật sư bá đang đi trên lộ, bỗng thấy một con thỏ trắng chạy vụt qua. Sư bá khen:

  • Ôi đẹp đẽ làm sao!

Sư hỏi:

  • Đẹp thế nào?

Sư bá đáp:

  • Giống như người bình dân nghèo hèn được phong bái làm tể tướng.

Sư trách:

  • Già lão như vậy mà còn buông lời lẽ như thế!

Sư bá hỏi:

  • Vậy chứ ông nói sao?

Sư đáp:

  • Giống con cháu nhà quan lại nhiều đời, nay suy sụp khốn cùng.

(Theo Động Sơn Ngữ Lục)

Sư tiếp một vị quan, vị quan này nói:

  • Đệ tử định chú giải ‘Tín Tâm Minh’ của Tam Tổ Tăng Xán.

Sư nói:

  • Chỉ một niệm khen chê phân biệt nảy sanh là đã loạn động, mất đi bản tâm thanh tịnh, thì còn nói chi đến chú giải?

(Theo Động Sơn ngữ lục)

Có vị quan biện trai phạn, thí xá tiền bạc, nhờ sư tụng đọc khán chuyển kinh Đại Tạng, sư bước xuống giường Thiền vái chào vị quan vị quan cũng vái chào sư. Sư dẫn vị quan đi một vòng quanh giường Thiền rồi vái chào vị quan lần nữa. Một lúc sau, sư hỏi:

  • Lãnh hội không?

Vị quan nói:

  • Không lãnh hội.

Sư nói:

  • Ta đã khán chuyển Đại Tạng kinh cho ngài rồi vì sao mà không lãnh hội?

(Theo Động sơn ngữ lục)

Sư thượng đường nói:

  • Nên đem ngôn giáo của Tổ Phật làm oan gia đối đầu thì mới có tư cách tham Thiền học đạo. Nếu không xét thấu ngôn giáo của Tổ Phật, thì sẽ bị Tổ Phật lường gạt đấy!

(Theo Động Sơn ngữ lục)

Sư đang rửa bát thấy hai con quạ giành nhau một con ễnh ương, có ông tăng hỏi:

  • Chuyện này sao mà thành ra cớ sự như thế?

Sư nói:

  • Tại xà-lê thôi!

(Theo Động Sơn ngữ lục)


Sư thượng đường nói:

  • Trọn bộ Đại Tạng Giáo chỉ là một chữ ‘Chi’ (之)thôi!

(Theo Động Sơn ngữ lục)

Về sau, nhân cúng dường chân dung Vân Nham. Có ông tăng hỏi:

  • Tiên sư chỉ nói ‘Điều đó là đúng’, phải chăng đó là đại pháp mà ngài đã truyền lại?

Sư nói:

  • Đúng vậy.

Tăng hỏi:

  • Ý chỉ thế nào?

Sư nói:

  • Lúc đó thiếu chút nữa thì đã hiểu nhầm lời nói của tiên sư.

Tăng lại hỏi:

  • Không hiểu tiên sư biết hay không biết có?

Sư nói:

  • Nếu không biết có thì làm sao hiểu kiểu nói đó, còn biết có thì làm sao khẳng định kiểu nói đó.

Sư tại Lặc Đàm (nay là Cao An Giang Tây) tình cờ thấy thượng tọa tên Sơ khai thị đại chúng rằng:

  • Thiệt lạ kỳ, thiệt lạ kỳ! Phật giới, Đạo giới không thể nghĩ bàn.

Bèn nói:

  • Cái gì là Phật giới, Đạo giới, ta bỏ qua không hỏi ông, mà chỉ hỏi ông Phật giới và Đạo giới ai là người hiểu được? Ta chỉ thỉnh giáo một câu thôi!

Thượng tọa Sơ lặng thinh hồi lâu không thể đối đáp, sư hỏi:

  • Sao không nói mau đi?

Thượng tọa Sơ nói:

  • Thôi thúc quá ta nói không được.

Sư nói:

  • Nói cũng bằng như không nói, còn nói gì đến ‘hối quá ta nói không được’!

Thượng tọa Sơ còn đang tìm chưa được lời lẽ ứng hiệp để đối đáp thì sư nói:

  • Phật với đạo chẳng qua chỉ là tên gọi mà thôi, tại sao không hỏi Thiền giáo của mình?

Thượng tọa Sơ hỏi:

  • Thiền giáo nói thế nào?

Sư nói:

  • Được ý quên lời.

Thượng tọa Sơ nói:

  • Giáo ý chỉ hướng tâm há không bệnh sao?

Sư nói:

  • Nói Phật giới, Đạo giới so ra bệnh còn nặng hơn.

Thượng tọa Sơ nghe lời ấy bèn qua đời.


Năm cuối niên hiệu Đường Đại Trung (859), sư tại núi Tân Phong (nay là Giang Tây) mở rộng cửa Thiền, tiếp dẫn học đồ. Về sau sư tại Động Sơn Cao An, hoằng pháp, xiển hóa, pháp hội thật long thạnh. Trong ngày giỗ của Vân Nham, sư thiết trai, lập bàn thờ cúng. Có ông tăng hỏi:

  • Hòa thượng tại tiên sư được chỉ thị gì?

Sư nói:

  • Tuy tại nơi đó phụng thị tiên sư, nhưng chưa mong được ngài chỉ thị điều gì.

Tăng hỏi:

  • Đã chẳng mong được tiên sư chỉ thị điều gì, thì nay Hòa thượng thiết trai cúng tế ngài để làm gì?

Sư nói:

  • Tuy là như thế, nhưng nào dám quên bỏ ngài.

Tăng hỏi:

  • Hòa thượng há chẳng phải trước nhất gặp Nam Tuyền mà phát tích đó sao? Thế tại sao lại thiết trai cúng Vân Nham?

Sư nói:

  • Cái ta coi trọng không phải đạo đức của tiên sư, cũng không phải Phật pháp của ngài, mà cái ta chú trọng chính là ngài không thuyết phá giùm ta, do đó mà hôm nay thiết trai giỗ ngài.

Tăng hỏi:

  • Hòa thượng đã thiết trai cúng tiên sư, vậy có còn tôn sùng Thiền pháp của ngài không?

Sư nói:

  • Vừa tôn sùng mà vừa không tôn sùng.

Tăng hỏi:

  • Vì sao mà không hoàn toàn tôn sùng vậy?

Sư nói:

  • Nếu hoàn toàn tôn sùng, thì đã cô phụ công dạy dỗ của tiên sư.

Tăng lại hỏi:

  • Nếu thế thì làm sao thấy được bổn lai sư của Hòa thượng?

Sư nói:

  • Tuổi tác và lịch duyệt tương tự như ta thì không khó thấy được bổn lai sư.

Ông tăng nọ còn định hỏi những điều nghi ngờ trong lòng thì sư nói:

  • Không rơi vào vết cũ, xin theo phương tiện này mà nói một câu!

Tăng đớ lưỡi không lời, Vân Cư thay ông tăng nói:

  • Nếu như thế thì con không thấy nổi bổn lai sư của Hòa thượng.

Sư lại nói:

  • Sanh ra làm ngươi, há lại không báo đền tứ ân, tam hữu sao? Nếu không thể hội đại ý đó, cuối cùng không thoát khỏi họa sanh tử. Chỉ nên tâm tâm niệm niệm không xúc chạm vật, bộ bộ không vướng kẹt, hoặc giả có thể cùng Phật và Đạo tương ưng.

Sư hỏi tăng:

  • Từ đâu đến?

Tăng đáp:

  • Dạo núi về.

Sư hỏi:

  • Có lên tới đỉnh núi không?

Tăng đáp:

  • Lên đến.

Sư hỏi:

  • Trên đỉnh núi còn có người không?

Tăng đáp:

  • Không có người.

Sư nói:

  • Nếu nói như thế thì ông chưa lên tới đỉnh.

Tăng nói:

  • Nếu không lên tới đỉnh thì làm sao biết được không người?!

Sư hỏi:

  • Vì sao ông không trụ ở đỉnh núi?

Tăng đáp:

  • Không phải con đây không chịu, mà có người ở Tây Thiên không chịu!

Sư hỏi Trưởng lão Thái rằng:

  • Có một vật trên trụ ở trời, dưới trụ ở đất, thường tại trong động dụng đen như sơn. Lỗi tại chỗ nào?

Trưởng lão Thái nói:

  • Lỗi tại động dụng.

Sư bèn nạt rằng:

  • Lui ra đi!

Hỏi:

  • Thế nào là chỉ ý của Tổ sư từ Tây lại?

Sư nói:

  • Thật là giống con tê giác sợ gà.

Sư hỏi Tuyết Phong:

  • Từ đâu đến?

Tuyết Phong đáp:

  • Từ Thiên Thai đến.

Sư hỏi:

  • Có thấy Đại sư Trí Giả không vậy?

Tuyết Phong nói:

  • Nghĩa Tồn con có phần được ăn gậy sắt.

Tăng hỏi:

  • Rắn nuốt con ễnh ương. Cứu là đúng hay không cứu là đúng?

Sư nói:

  • Nếu cứu thì hai con mắt không thấy gì, còn không cứu thì hình ảnh không rõ.

Nhân ban đêm chẳng đốt đèn, có tăng bước ra vấn thoại. Sau khi tăng lui ra, sư gọi thị giả bảo đốt đèn lên, rồi triệu gọi ông tăng vừa mới vấn thoại đến. Ông tăng ấy bước tới trước, sư nói:

  • Đem hai ba nắm bột đến cho vị thượng tọa này!

Ông tăng ấy phất tay áo lui ra. Từ đó tỉnh phát huyền chỉ, bèn bán hết y phục và tư tài thiết trai cúng dường. Ba năm sau, tăng này từ giã, sư nói:

  • Trên đường phải cẩn thận!

Lúc đó, Tuyết Phong đang đứng hầu hỏi:

  • Như ông tăng này từ giã ra đi thì đến bao giờ quay lại?

Sư nói:

  • Ông ta chỉ biết có một đi mà không rành ngày trở lại.

Ông tăng này quay về tăng đường, chết ngay dưới giá y bát.

Tuyết Phong đến báo cho sư hay, sư nói:

  • Tuy là như thế, vẫn so với lão tăng hơn ba đời.

Tuyết Phong bước lên thưa hỏi, sư nói:

  • Vào cửa nên được lời, không được nói sớm đã vào rồi vậy.

Tuyết Phong nói:

  • Nghĩa Tồn con không có miệng.

Sư nói:

  • Không miệng có thể cho qua, nhưng phải thường mắt lại cho ta.

Tuyết Phong không lời đối đáp.


Sư hỏi tăng:

  • Từ đâu tới?

Tăng đáp:

  • Tại tháp của Tam Tổ đến.

Sư nói:

  • Nếu đã từ chỗ Tổ sư lại thì còn cần tìm gặp lão tăng để mà làm gì?

Tăng nói:

  • Tổ sư thì khác biệt, còn học nhân với Hòa thượng thì không khác biệt.

Sư nói:

  • Lão tăng ta muốn gặp bổn lai sư của xà-lê có được không vậy?

Tăng nói:

  • Cũng phải đợi Hòa thượng ló đầu ra thì mới được.

Sư nói:

  • Lão tăng ta mới vừa rồi tạm thời không có đây.

Vân Cư hỏi:

  • Thế nào là chỉ ý của Tổ sư từ Tây lại? (Tức diệu chỉ của Thiền tông)

Sư nói:

  • Xà-lê nếu ngày sau làm trụ trì (1), nếu có ai hỏi như vậy thì xà-lê làm thế nào trả lời y?

Chú (1): Nguyên văn ‘Bả mao cái đầu’ nghĩa là làm trụ trì tự viện.


Có vị quan nhân (1) hỏi:

  • Có người tu hành không vậy?

Chú (1): Quan nhân là tiếng gọi tôn trọng người có vai vế trong đời, thường là chỉ quan lại nhưng không nhất thiết phải là người làm quan.

Sư nói:

  • Đợi chừng nào công đây làm đàn ông con trai mới tu hành.

Tăng hỏi: Thừa mong người xưa có nói: ‘Gặp nhau chẳng kích xuất tỏ ý liền biết’ là thế nào?

Sư bèn chấp tay để lên trán.


Sư hỏi thị giả của Đức Sơn: Từ nơi nào đến?

Thị giả đáp: Từ Đức Sơn tới.

Sư hỏi: Đến để làm gì?

Thị giả nói:

  • Vì hiếu thuận với Hòa thượng mà đến.

Sư hỏi:

  • Trên thế gian vật gì là hiếu thuận nhất?

Thị giả không lời đối đáp.


Sư có lúc nói:

  • Thể đắc chuyện hướng thượng của Phật, mới có chút đỉnh phần ngữ thoại.

Tăng liền hỏi:

  • Thế nào là ngữ thoại?

Sư nói:

  • Trong lúc ngữ thoại thì xà-lê chẳng nghe.

Tăng lại hỏi:

  • Còn Hòa thượng thì có nghe không vậy?

Sư nói:

  • Hãy đợi lúc ta không lời lẽ thì hãy nghe.

Tăng hỏi:

  • Thế nào là chính thức hỏi và chính thức đáp?

Sư nói:

  • Không từ cửa miệng nói ra.

Tăng lại hỏi:

  • Nếu có người hỏi sư có nói không?

Sư nói:

  • Cũng chưa hỏi mà.

Hỏi:

  • Thế nào là cái gì từ ngoài cổng vào tức chẳng phải vật báu của mình?

Sư nói:

  • Thôi ngay đi! Thôi ngay đi!

Sư hỏi tăng giảng kinh Duy Ma:

  • Không dùng trí để biết, không dùng thức để hiểu thì gọi là lời lẽ gì?

Tăng đáp:

  • Là lời nói tán thán Pháp thân.

Sư nói:

  • Pháp thân đã tự tán thán, cần chi phải tán thán nữa?!

Sư có lúc nói:

  • Dù nói đến ‘Bổn lai vô nhất vật’, vẫn đảm đương không nổi y bát của Tổ sư.

Tăng liền hỏi:

  • Rốt lại ai là người đảm đương nổi?

Sư đáp:

  • Người không nhập môn.

Tăng hỏi:

  • Đã là người không nhập môn thì làm thế nào có thể được y bát của Tổ sư?

Sư nói:

  • Tuy là như thế, nhưng không thể không trao cho va.

Sư lại nói:

  • Mới nãy nói ‘Bổn lai vô nhất vật’ còn chưa tiếp nhận được y bát của Tổ sư, trong đó có thể hạ một chuyển ngữ, ông thử nói xem nên hạ chuyển ngữ gì nào?

Có một vị thượng tọa hạ 96 chuyển ngữ đều không vừa ý của sư. Sau rốt phải hạ một chuyển ngữ nữa mới hợp ý sư, sư hỏi:

  • Sao ông không sớm hạ chuyển ngữ này ngay?

Có một ông tăng sau khi nghe qua sự việc, liền thỉnh vấn thượng tọa đã hạ chuyển ngữ gì mà khế hợp ý Hòa thượng. Ông tăng ấy đã lấy lễ đệ tử phục thị vị thượng tọa 3 năm mà vẫn không được nói cho. Lúc bấy giờ thượng tọa bị bệnh, ông tăng nọ nói:

  • Con thị phụng sư ba năm là để sư nói cho con biết câu chuyển ngữ mà sư đã hạ trước đó, ấy vậy mà không được từ bi. Lấy bằng cách hiền lành không được thì phải lấy bằng cách độc dữ.

Nói đoạn cầm dao hướng về thượng tọa nói:

  • Nếu không nói cho con câu chuyển ngữ trước kia, thì đừng có kinh ngạc sao dao kia vô tình!

Thượng tọa run sợ nói:

  • Hãy khoan, ta sẽ nói cho ông mà!

Thế rồi nói:

  • Đó là ‘Ngày sau không nơi nương tựa’.

Ông tăng lễ tạ lui ra.


Tăng hỏi:

  • Sư phụ bình thường dạy kẻ học trò này đi theo đường chim bay, thế nào là đường chim bay?

Sư nói:

  • Không gặp phải một người nào.

Tăng hỏi:

  • Đi thế nào?

Sư nói:

  • Chỉ cần dưới chân chẳng có chút dấu tích nào.

Tăng hỏi:

  • Há phải chăng đi theo đường chim bay là bổn lai diện mục?

Sư nói:

  • Ông vì sao mà điên đảo phải trái?

Tăng nói:

  • Kẻ học này điên đảo chỗ nào?

Sư nói:

  • Nếu không điên đảo thì tại sao đem vọng tưởng của chính mình làm ngộ kiến chân chánh? (Nguyên văn ‘Dĩ nô tác lang’, nghĩa đen là lấy bọn nô tỳ làm chủ.)

Tăng hỏi:

  • Thế nào là bổn lai diện mục?

Sư nói:

  • Không đi theo đường chim bay.

Sư nói với chúng rằng: Người biết hướng thượng Phật mới có phần lời lẽ nói năng.

Tăng hỏi: Thế nào là người hướng thượng Phật?

Sư nói: Thật phi thường.


Sư hỏi tăng: Từ nơi nào đến đây?

Tăng đáp: Từ chỗ làm giày tới.

Sư hỏi: Tự mình biết làm hay nhờ người khác chỉ dạy?

Tăng nói:

  • Nương nhờ người khác dạy.

Sư nói: Người ấy có còn chỉ dạy xà-lê nữa thôi?

Tăng nói: Thành thật thì không phản bội.

Tăng đến thuật lại sự việc và hỏi Thù Du:

  • Thế nào là hạnh của sa-môn?

Thù Du đáp:

  • Hạnh thì chẳng không, nhưng người hiểu biết thì sai trái.

Sư bảo ông tăng ấy đến tấn ngữ với Thù Du:

  • Xin hỏi đó là hạnh gì?

Thù Du đáp:

  • Hạnh của Phật! Hạnh của Phật!

Tăng quay về thuật lại với sư, sư nói:

  • U Châu còn khả dĩ, khổ nhất là Tân La (Triều Tiên).

Đông Thiền Tề niêm rằng:

  • Lời ấy còn có nghi ngoa không vậy. Nếu có thì xin hỏi chỗ không được là chỗ nào? Còn nếu không thì tại sao sư lại nói: ‘Khổ nhất là nước Tân La’. Có kiểm điểm được không vậy? Sư nói: ‘Hạnh tức chẳng không, nhưng người hiểu thì vướng kẹt. Sư bảo hỏi lại hạnh gì, Thù Du mới đáp: ‘Hạnh của Phật’. Tăng ấy hiểu mới hỏi hay không hiểu mà hỏi? Xin đoán xem!

Tăng vụt hỏi sư:

  • Thế nào là hạnh sa-môn?

Sư đáp:

  • Đầu dài ba thước, cổ thì dài hai tấc.

Có người đem chuyện thuật lại rồi hỏi Hòa thượng Qui Tông Quyền:

  • Chỉ như ý của Động Sơn thì thế nào?

Quyền nói: Phong bì nguyên hai tấc.


Sư thấy thượng tọa U đến liền trở dậy đến đứng sau giường Thiền, thượng tọa U nói:

  • Hòa thượng vì sao lại tránh né kẻ học này?

Sư đáp:

  • Tưởng đâu xà-lê kiếm lão tăng.

Hỏi:

  • Thế nào là trong huyền lại huyền?

Sư đáp: Như lưỡi người chết vậy.


Sư đang rửa bát thấy hai con quạ tranh giành nhau con ễnh ương, có tăng hỏi ngay: Hai con quạ ấy vì sao mà đến nỗi như thế?

Sư đáp: Chỉ tại ông đó thôi!


Tăng hỏi: Thế nào là chủ của pháp thân Tì Lô sư?

Sư đáp: Gié lúa, cọng thóc.

Tăng hỏi: Trong ba thân, thân nào không tùy theo số của chúng thân?

Sư đáp: Ta thường nơi đó thiết lập.

Tăng hỏi Tào Sơn: Tiên sư Đạo Ngô thường tại thử thiết, ý tứ thế nào?

Tào Sơn nói: Nếu cần đầu thì hãy chém đem đi!

Lại hỏi Tuyết Phong, Tuyết Phong lấy gậy nói: Ta cũng từng đến Động Sơn rồi.


Sư đi coi ruộng lúa, Thượng tọa Lãng chăn trâu, sư nói với ông ta: Phải trông coi trâu này cẩn thận (1), đừng để cho nó ăn lúa.

Thượng tọa Lãng nói: Nếu là trâu tốt thì không ăn lúa!

NOTE: Nguyên văn ‘Hảo khán’ vừa có nghĩa ‘trông coi’ vừa có nghĩa ‘coi tốt’ nên thượng tọa Lãng mới chơi chữ với sư.


Sư hỏi tăng: Trên đời này cái gì khổ nhất?

Tăng đáp: Địa ngục là khổ nhất.

Sư nói: Không đúng đâu.

Tăng hỏi: Ý sư như thế nào?

Sư nối: Người sống trên đời mặc tăng phục mà không rõ đại sự là khổ nhất.


Sư hỏi tăng:

  • Ông tên gì?

Tăng đáp:

  • Con là con.

Sư hỏi:

  • Ai là ông chủ của ông?

Tăng nói:

  • Thấy.

Trong lúc đang đối đáp, sư nói:

  • Khổ dữ a! Khổ dữ a! Người đời nay phần lớn đều như thế cả, chỉ hiểu biết nhại tình kiến phân biệt của phàm tục là đã cho rằng liễu ngộ Phật tánh tự tâm. Phật giáo suy đồi và chìm lỉm cũng không có gì phải ngạc nhiên. Khách trung chủ biện còn chưa rõ ràng, thì làm sao mà biện biệt được chủ trung chủ.

Tăng liền hỏi:

  • Thế nào là chủ trung chủ?

Sư nói:

  • Ông tự mình nói xem nào!

Tăng nói:

  • Con vừa nói rồi là khách trung chủ, hiện tại con hỏi thế nào là chủ trung chủ.

Sư nói: Nói như thế thì là phân biệt dễ dàng, còn tiếp tục là khó đấy.


Sư sau khi bị bệnh sai chú sa-di đến Vân Cư báo tin, lại dặn rằng: Nếu ông ta hỏi ông Hòa thượng có lời gì, ông chỉ cần nói ‘Giáo pháp Vân Nham đoạn tuyệt dần’. Ông nói xong rồi phải đứng cho xa, đừng để ông ta đánh ông.

Sa-di đến chỗ Vân Cư, lời nói chưa dứt, liền bị Vân cư đập một gậy. Sa-di không lời đối đáp.


Lúc sắp viên tịch sư nói với đại chúng: Ta có hư danh trên phù thế, ai có thể trừ giùm ta hư danh đó?

Đại chúng đều không có lời lẽ.

Lúc đó, có chú sa-di bước ra nói: Thỉnh pháp hiệu Hòa thượng!

Sư nói: Hư danh của ta đã trừ được rồi.

Tăng hỏi: Mấy lúc gần đây thân thể Hòa thượng bất an, vậy còn biết người không sanh bệnh nữa không?

Sư nói: Còn đấy.

Tăng hỏi: Cái người không biết bệnh đó có đến thăm Hòa thượng không?

Sư nói: Chỉ có ta nhìn hắn mà thôi.

Tăng hỏi: Hòa thượng làm sao nhìn hắn được?

Sư nói: Lúc ta nhìn thì không thấy có bệnh.

Sư lại nói: Rời xa thân xác này, các ông cùng ta gặp lại nơi đâu?

Đại chúng đều không đáp được.

Năm thứ 10 niên hiệu Đường Hàm Thông (870) vào tháng 3, sư bảo người cạo tóc, mặc y vào, lại bảo đánh chuộng, ngồi yên mà tịch.

Lúc bấy giờ, tăng chúng đều kêu gào bi ai.

Lúc mặt trời ngã về Tây, sư bỗng nhiên mở to hai mắt nói:

Người xuất gia tâm không nương vào vật, mới là chân tu hành. Sống là chịu đau khổ, đắng cay, chết là ngơi nghỉ, có gì mà phải đau buồn?

Rồi đó cho gọi Chủ sự tăng đến, bảo biện một mâm ‘ngu si trai’, đại khái để chê trách tình cảm luyến sanh của đại chúng. Đại chúng vẫn luyến mộ sư phụ không thôi. Sư bèn kéo dài thêm 7 ngày, đợi trai biện xong cùng chúng dùng trai.

Trai xong Sư nói: Người xuất gia không hành sự khinh xuất, lúc sắp ra đi lại náo động như thế?

Tới ngày thứ tám, sư tắm gội sạch sẽ, ngồi nghiêm mà qua đời, thế thọ 63, tăng lạp 42, thụy là Ngộ Bản Đại Sư, tháp tên Tuệ Giác.

Phần phụ lục:

Sư hỏi Vân Nham: Con định vẽ chân dung Hòa thượng có được chăng?

Vân Nham hỏi: Vẽ giống được mấy phần?

Sư đáp: Thông thường giống được bảy tám phần.

Vân Nham nói: Vẫn là không giống.

Sư hỏi: Phải thế nào mới là giống?

Vân Nham nói: Phải giống mười phần.

Sư nói: Người xưa nói ‘Dù cho giống mười mươi vẫn là chưa giống’, vậy lý giải thế nào?

Vân Nham nói: Nó không có thành số.

(Theo Động Sơn ngữ lục)


Sư và Mật sư bá ngồi thuyền qua sông, sư hỏi: Qua sông là thế nào?

Sư bá nói: Là không ướt chân.

Sư nói: Đã già lão rồi mà còn buông lời lẽ như thế?!

Sư bá nói: Vậy chứ ông nói thế nào?

Sư đáp: Là không ướt chân.

(Theo Động Sơn ngữ lục)


Sư và Mật sư bá đang đi trên lộ, bỗng thấy một con thỏ trắng chạy vụt qua. Sư bá khen: Ôi đẹp đẽ làm sao!

Sư hỏi: Đẹp thế nào?

Sư bá đáp: Giống như người bình dân nghèo hèn được phong bái làm tể tướng.

Sư trách: Già lão như vậy mà còn buông lời lẽ như thế!

Sư bá hỏi: Vậy chứ ông nói sao?

Sư đáp: Giống con cháu nhà quan lại nhiều đời, nay suy sụp khốn cùng.


Sư tiếp một vị quan, vị quan này nói: Đệ tử định chú giải ‘Tín Tâm Minh’ của Tam Tổ Tăng Xán.

Sư nói: Chỉ một niệm khen chê phân biệt nảy sanh là đã loạn động, mất đi bản tâm thanh tịnh, thì còn nói chi đến chú giải?


Có vị quan biện trai phạn, thí xá tiền bạc, nhờ sư tụng đọc khán chuyển kinh Đại Tạng, sư bước xuống giường Thiền vái chào vị quan vị quan cũng vái chào sư. Sư dẫn vị quan đi một vòng quanh giường Thiền rồi vái chào vị quan lần nữa.

Một lúc sau, sư hỏi: Lãnh hội không?

Vị quan nói: Không lãnh hội.

Sư nói: Ta đã khán chuyển Đại Tạng kinh cho ngài rồi vì sao mà không lãnh hội?


Sư đang rửa bát thấy hai con quạ giành nhau một con ễnh ương, có ông tăng hỏi:

  • Chuyện này sao mà thành ra cớ sự như thế?

Sư nói: Tại xà-lê thôi!


Sư thượng đường nói: Trọn bộ Đại Tạng Giáo chỉ là một chữ ‘Chi’(之) thôi!


Sư hỏi Vân Cư: Từ đâu tới?

Vân Cư đáp: Đi tìm chỗ trên đỉnh núi lại.

Sư hỏi: Núi đó có thể ở được không?

Vân Cư đáp: Núi đó ở không được.

Sư nói: Nếu như vậy thì trong cả nước đều bị xà-lê chiếm hết!

Vân Cư nói: Không phải vậy.

Sư nói: Nếu thế thì ông đã tìm được lối ngộ nhập.

Vân Cư nói: Không có lối.

Sư nói: Nếu như không lối thì làm sao cùng lão tăng ta tương kiến?

Vân Cư nói: Nếu có lối thì là cùng Hòa thượng cách ngăn một hòn núi.

Rồi đó sư nói: Loại người này về sau muôn ngàn người cũng không đối phó nổi va.


Đám đông tăng chúng đang lao động tập thể, sư đi kiểm tra phòng ngủ của tăng chúng thấy một ông tăng không đi lao động.

Sư hỏi: Vì sao ông không đi lao động?

Ông tăng đáp: Con bị bệnh.

Sư nói: Sự khỏe mạnh bình thường của ông qua mất hồi nào vậy?


Sư hỏi Vân Cư: Từ đâu tới?

Vân Cư đáp: Đi tìm chỗ trên đỉnh núi lại

Sư hỏi: Núi đó có thể ở được không?

Vân Cư đáp: Núi đó ở không được

Sư nói: Nếu như vậy thì trong cả nước đều bị xà-lê chiếm hết!

Vân Cư nói: Không phải vậy

Sư nói: Nếu thế thì ông đã tìm được lối ngộ nhập

Vân Cư nói: Không có lối

Sư nói: Nếu như không lối thì làm sao cùng lão tăng ta tương kiến?

Vân Cư nói: Nếu có lối thì là cùng Hòa thượng cách ngăn một hòn núi

Rồi đó sư nói: Loại người này về sau muôn ngàn người cũng không đối phó nổi va

(Động Sơn ngữ lục)

Tags :
Share :

Related Posts