Biography
INTRODUCTION
Tác giả là Thiền sư Chí Minh, tự là Bá Hôn, hiệu Lạc Chân Tử, lại có hiệu là Thố Am, người đời Tống ở An Châu (nay là huyện An Tân, Hà Bắc), con nhà họ Hác. Tính tình của Sư rất mực thước, dáng bên ngoài trong quê mùa chất phác, nhưng tinh thần bên trong rất là sáng suốt. Ban đầu Sư ở chùa Hương Lâm (nay thuộc huyện Vấn, Tứ Xuyên). Nơi đây, Sư thụ giới cụ túc với Tịnh Công và ngày đêm tham cứu chẳng chút biếng trễ, lại đến thưa hỏi nơi thất Tịnh Phổ. Sau đó, tại chùa Ðông Lâm (nay thuộc Lô Sơn tỉnh Giang Tây), Sư triệt chứng. Ít lâu sau, Sư được tuyển vào chùa Siêu Hóa. Thời Nam Tống trong những năm 1226-1227, Sư nhận lời đại chúng mời về trụ chùa Thiếu Lâm thuộc Tung Sơn, Hà Nam. Chính tác phẩm Thiền uyển mông cầu được hoàn thành trong lúc này.
Về sau, Sư tự làm một thiên trường ca rồi ra đi, đại chúng giữ lại chẳng được khiến mọi người càng kính ngưỡng cao đức của Sư. Ðiểm đáng tiếc là chúng ta chẳng rõ Sư mất vào năm nào, ở đâu, cùng tuổi hạ được bao nhiêu, chỉ biết Sư thuộc pháp phái Vạn Tùng.
Vị tăng đời Kim. Người An châu (An tân Hà bắc), họ Hác. Tự Bá hôn. Hiệu Thố am, Lạc chân tử, năm sinh năm mất và tông phái đều không rõ. Sư từng viết Quán hoa tiêu nguyệt tập, do Khiết thủ tọa khuyến khích xuống tóc, y vào ngài Hương lâm tịnh làm thầy, ngài thụ giới Cụ túc cho. Sau tham yết ngài Thắng tĩnh phổ và nối pháp ngài. Sư đến ở chùa Thiếu lâm núi Tung sơn, đời gọi là Thố am Chí minh. Năm Chính đại đời Thái tôn nhà Kim (1125) sư sưu tập các hành trạng của các nhà trong rừng Thiền, rồi soạn thành sách Thiền uyển mông cầu, cũng gọi là Thiền uyển dao lâm, gồm ba quyển, là sách tham khảo trọng yếu cho những người mới học để hiểu đạo tu hành. [X. Thiền uyển mông cầu Q.hạ].
Sau đây là một phần trong thiên trường ca do Sư làm trước khi ra đi:
Quán cơm trước núi mở cửa rồi,
Bánh to như đấu, bánh như rây,
Lạc Dương thành ấy nhiều đàn tín,
Ðua nhau bày cúng: chuyện vua tôi.
Lão nghèo nàn, tài kém cỏi,
Do đâu lão đến múa rối tồi!
Chống gậy thẳng lên Tung Dương Lộ
Cười chỉ núi xanh, về đi thôi!
RECORDS:
📖 ZEN GARDEN IN REMOTE FOREST (PDF)
- sect
- None