Type something to search...
NGHIÊM HUẤN TÙNG LÂM

NGHIÊM HUẤN TÙNG LÂM

  • 10 Oct, 2024

NGHIÊM HUẤN TÙNG LÂM

  1. Lời Dạy của Hòa Thượng MINH GIÁO TUNG (TS. Minh Giáo Tung)

1. Đạo đức
        Tôn không có gì tôn hơn đạo, đẹp không có gì đẹp hơn đức. Giữ được đạo đức, tuy là người thất phu nhưng không phải là kẻ cùng khổ. Không giữ được đạo đức, tuy là người cai trị thiên hạ, nhưng không phải là người lương thiện. Xưa kia ông Bá Di và ông Thúc Tề là người chết đói trên núi Thú Dương, nay đem so sánh phần đạo đức của hai ông ấy, ai cũng đều hoan hỷ. Ngược lại, xưa kia vua Kiệt, vua Trụ, vua U, vua Lệ, là những vị nhân chủ, nay đem so sánh phần đạo đức của các vua ấy, ai cũng đều phẩn nộ. Vì vậy người tu học chỉ lo mình không đầy đủ đạo đức, chứ đừng lo mình sẽ không có quyền thế và địa vị.


2. Học hành
        Cái học của Thánh hiền, quyết định không phải học một ngày mà đầy đủ được. Ban ngày học không đủ phải học tiếp ban đêm, gom góp năm này tháng khác tự nhiên mới thành. Nay có người học ít khi thốt ra một lời bàn hỏi người khác, không hiểu họ lấy gì giúp ích cho tánh địa và trở thành mỗi ngày thêm mới mẻ.


3. Nghĩa và lợi
        Thái Sử Công đọc sách Mạnh Tử, đến chỗ Lương Huệ Vương hỏi thầy Mạnh Tử: “Ngài chỉ cho tôi cách nào để có lợi cho nước tôi”. Bất giác ông để sách xuống thở dài và than: “Ôi! Lợi thật là đầu mối của sự loạn lạc. Vì vậy đức Phu Tử ít nói đến lợi, mà ngài thường nói về cách đề phòng cội gốc của nó mà thôi. Cội gốc tức là đầu mối, cái tệ tham lợi của người tôn quý cũng như cái tệ tham lợi của những người bần tiện không biết lấy gì mà phân biệt được. Tại nơi công, tham lợi, không minh thì pháp luật loạn. Tại nơi tư, dối trá lấy lợi thì công việc loạn. Công việc loạn thì người người tranh nhau sinh bất bình. Pháp luật loạn thì dân oán chẳng cùng. Sự oan trái đấu tranh không nghĩ gì đến sự chết chóc từ đó phát sinh. Đó chẳng phải lợi thực là đầu mối của sự loạn lạc sao? Thánh hiền thường răn việc bỏ lợi, tôn trọng nhân nghĩa, đời sau có người cậy vào lợi mà lừa nhau, làm thương tổn phong hoá, bại hoại chính giáo rất nhiều. Họ công nhiên thực hành đường lối tranh lợi của họ, họ muốn chỉnh lại phong tục thiên hạ để cho thiên hạ không bị phiêu bạt thì ý muốn ấy có thể được chăng?


4. Đề phòng
        Những cái ác mà người ta làm có cái ác hữu hình và có cái ác vô hình. Cái ác vô hình hại người, cái ác hữu hình giết người. Giết người là ác nhỏ, hại người là ác lớn. Trong buổi tiệc vui có thuốc độc, trong buổi bàn bạc cười đùa có giáo mác, trong ngôi nhà kín có hổ báo, trong làng xóm có giặc cướp. Mình chưa phải là thánh hiền thì cần phải chặn đứng nó ở lúc chưa nẩy mầm và đề phòng nó bằng lễ phép. Nếu không đề phòng, nó sẽ làm hại một cách ghê gớm.


5. Cảnh giác
        Khi Hòa thượng Đại Giác Liễn trụ trì chùa Dục Vương. Nhân có hai vị tăng tranh nhau về lợi dưỡng do thí chủ cúng mà vị chủ sự không sao xử đoán được. Ngài Đại Giác gọi hai vị tăng ấy đến trách rằng: “Xưa kia ông Bao Công làm tài khoán ở phủ Khai Phong, có người dân đến trình bày: “Có người đem 100 lạng bạc gởi cho tôi rồi mất. Nay tôi đem số bạc đó trả lại cho người con của ông ta, nhưng người đó không chịu nhận, vậy mong ông cho gọi người đó để trả lại giúp tôi”. Ông Bao Công ngạc nhiên và than rằng: “Đây thật là việc lạ lùng”. Ông liền triệu con ông Lý Giác An là Lý Cảnh Văn đến, nói rõ sự việc như trên. Ông Lý Cảnh Văn từ chối: “Cha tôi khi còn sống không làm gì có bạc đem gởi riêng nơi nhà khác”. Hai người cố nhường nhau, bất đắc dĩ ông Bao Công đem số bạc ấy cho các tự quán trong thành để làm lễ cầu siêu cho người đã mất. Đó là việc mắt tôi trông thấy. Đó là những người trong cõi trần lao mà biết xa của mến nghĩa như thế, huống chi các ông là đệ tử Phật lại không biết liêm sỉ à? Nói rồi ngài y theo phép tùng lâm đuổi hai vị tăng ấy ra khỏi chùa.


6. Tri túc
        Đời Tống Nhân Tông, niên hiệu Hoằng Hựu năm đầu, nhà vua sai một tiểu sứ cầm một chiếu thư. Chiếu thư này viết trên vải, giấy màu lục ép vào mảnh gỗ, triệu thiền sư Viên Thông Nột trụ trì Hiếu Từ đại già lam. Thiền sư Viên Thông Nột cáo bệnh không dậy và ngài liền viết sớ dâng lên nhà vua, tiến cử Hoà thượng Đại Giác ứng nhận chức trụ trì như chiếu thư. Có người nghi ngờ, hỏi thiền sư Viên Thông Nột: “Thánh thiên tử tôn sùng đạo đức, ơn xuống cả nơi tuyền trạch như thế, tại sao thiền sư lại cố từ? Thiền sư Viên Thông Nột đáp: “Tôi lạm dự vào hàng tăng, kiến văn chưa suốt, may được ở yên nơi rừng núi này, ăn cơm rau, uống nước suối cũng là quý lắm rồi. Vả lại có những lời dạy của Phật tổ tôi còn chưa làm trọn, huống là các việc khác. Bậc tiên triết có nói, nơi có tiếng tăm lừng lẫy, khó ở lâu được. Bình sinh tôi thực hành kế tri túc, không muốn đem thanh danh quyền lợi buộc vào mình. Tôi nghĩ nếu thanh danh quyền lợi đầy đủ theo ý muốn của tâm mình thì biết ngày nào đủ được. Ông Tô Đông Pha thường nói: “Biết an thì vinh, biết đủ thì giàu, tránh danh trọn tiết, khéo trước khéo sau”. Thiền sư Viên Thông Nột được các điểm ấy vậy.


7. Thủ tiết
        Hòa thượng Viên Thông Nột nói: “Mệnh người què ký thác ở cây gậy, mất gậy thì ngã. Mệnh người qua sông ký thác ở chiếc thuyền, thuyền hư thì chìm. Phàm những người tu học ở chốn lâm hạ, tự mình không giữ gìn lấy mình, nương cậy vào thế lực ngoài là hơn, một mai nếu mất chỗ nương cậy thì đều không thể tránh khỏi được những hoạn nạn như những người bị ngã bị chìm kia.


8. Bách Trượng thanh quy
        Xưa kia thiền sư Bách Trượng Đại Trí dựng tùng lâm, lập qui củ là muốn cứu cái tệ bất chánh của thời tượng quí. Nhưng thiền sư không biết rằng, những học giả thời tượng quí lại trộm qui củ của ngài để phá tùng lâm của ngài. Đời thượng cổ người ta tuy ở lỗ ở hang nhưng người người tự giữ luật. Sau thời ngài Đại Trí, tuy người ta ở nhà cao lầu rộng mà người người tự phế. Có người tự nói: “An nguy do đức, hưng vong do số. Nếu như vậy, người giữ được đức thì ở đâu cũng được, hà tất phải dựng tùng lâm. Nếu đạt được lý số thì lúc nào cũng thành lệ pháp, hà tất phải dùng qui củ.


9. Dự bị
        Hòa thượng Viên Thông Nột nói với ngài Đại Giác: “Thánh hiền xưa trị tâm khi chưa phát sinh, phòng tình khi chưa loạn động. Vì biết dự bị thì không phải lo lắng. Người canh nơi cửa cấm thường thường đánh mõ, báo cho bạo khách biết là mình vẫn có mặt nơi đây. Đó là công việc dự phòng. Công việc có dự bị thì làm dễ, vội vàng thì làm khó. Hiền thánh trước xưa có cái lo chung thân chứ không có cái lo chốc lát, thực là lời nói ám chỉ vào sự dự bị này vậy”.

  1. Lời dạy của Hòa thượng ĐẠI GIÁC LIỄN (TS.Đại Giác Liễn)

1. Học vấn
        Vật không giũa không thành vật, người không học không biết đạo. Nay biết người xưa, sau biết được trước, hay bắt chước, dở tự răn. Xem qua sự lập thân nổi tiếng ở đương thời của các bậc tiền bối ít có ai là không do sự học vấn mà thành đạt được.


2. Phật pháp
        Lý của diệu đạo, thánh nhân thường ngụ ở kinh Dịch. Đời Chu suy, pháp lực của các vị tiên vương hư hoại, lễ nghĩa mất. Sau đó những lời nói trước thuật kỳ lạ thỉnh thoảng tung ra làm loạn phong tục. Đến khi giáo pháp của đức Phật Thích Ca truyền vào Trung Quốc, thường đem Đệ nhất nghĩa đế chỉ bảo cho người mà trước sau dựng lên hạnh nguyện từ bi để hoá độ chúng sinh. Đó cũng là hoà theo kịp thời vậy”.


3. Dứt lòng tham và thực hành hạnh lợi tha
        Người làm chủ một phương, muốn thực hành lẽ đạo mà mình đã có được để làm lợi cho người, trước tiên cần phải đánh đổ lòng tham muốn của chính mình để ra ơn cho người, nhún lòng mình xuống đối với hết thảy mọi giai cấp và coi vàng lụa như phấn thổ. Được như thế, đương nhiên bốn chúng sẽ tôn kính và hướng về mình”.


4. Dè dặt những tai hoạ
        Các bậc tiền bối có tư chất thông minh nhưng không biết lo nghĩ về sự an nguy. Trường hợp mà những tai hoạ xảy đến với thiền sư Uẩn Thông ở chùa Thạch Môn và xảy đến với thiền sư Liễu Thuần ở chùa Thê Hiền đáng làm gương để răn dạy chúng ta. Xong như vậy thì định nghiệp của nhân sinh khó minh biện chăng? Xét rõ căn nguyên của nó thì biết rằng sự việc xảy ra chỉ do ở chỗ sơ xuất khinh mạn và không lo nghĩ xa xôi thôi.
        Cho nên có sách nói: “Hoạ hoạn nấp ở chỗ ẩn vi, nhưng phát sinh ở chỗ sơ xuất của con người.
        Đem việc đã xảy ra của hai vị thiền sư, cũng như lời nói trên đây mà quan sát thì chúng ta càng nên cẩn thận và lo sợ”.
        Khi ngài về, chúng tăng ra đón bên đường, vị Thủ toạ tới trước ngài hỏi thăm: “Tại sao vô cớ viên thái thú lại làm nhục Hoà thượng?” Ngài lấy tay chỉ xuống đất mà nói: “Đất bằng nổi đống xương”. Bỗng nhiên có đống xương đùn lên cao ba thước, theo chỗ ngài chỉ tay. Viên thái thú nghe biết, cho người ra gạt bỏ đi, nhưng gạt đến ba lần đống xương ấy vẫn cứ đùn lên như cũ.
        Viên thái thú lo sợ ngày đêm và trong tháng ấy cả gia đình ông đều chết trong cơn bệnh ngặt nghèo.
        Thiền sư Hiểu Thuần ở Vân Cư, quận Nam Khang, tự là Lão Phu. Ngài họ Hồ ở Thuỵ Châu. Ngài nối pháp thiền sư Động Sơn Phong, thuộc đời thứ 10 phái Thanh Nguyên. Khi ngài trụ trì chùa Thê Hiền ở Lô Sơn, sau chùa có nhiều cây lớn. Viên thái thú vào đây thăm, thấy thế muốn cho người đến đốn cây ấy đem về làm công sở. Ngài không cho. Sau bị người cáo gian cho ngài, viên thái thú làm nhục ngài, bắt ngài hoàn tục và mặc áo thường dân.
        Trước đây ngài có quen với Hoà thượng Đại Giác ở kinh đô, ngài vào kinh để thăm Hoà thượng Đại Giác. Khi ngài đi có hai lực sĩ cáng ngài đến cửa chùa La Hán, chúng bỏ ngài đó và trở về. Trở về chúng nói với nhau rằng: “Ông này bây giờ có còn là trưởng lão của chùa ta đâu mà chúng ta cáng đi xa”. Ngài vào tới kinh, gặp Hoà thượng Đại Giác, Hoà thượng hết sức cung kính ngài. Một hôm vua Nhân Tông sai tịnh nhân làm cơm cúng dường chư tăng.
        Các tịnh nhân thấy Hoà thượng Đại Giác hầu ngài hết sức cung kính, họ về tâu lại với nhà vua. Nhà vua mời ngài vào cung khen ngợi là bậc đại sĩ, liền viết vào cái quạt “Không có lỗi lầm, được trở lại làm tăng và về ở chùa Thê Hiền như cũ”.


5. Giản dị
        Thuấn Lão Phu phú tính giản trực, không biết đến các việc quyền hành của cải. Hằng ngày ngài có khoá biểu nhất định và không bao giờ thay đổi chút nào. Dù rằng đến việc thắp đèn, quét đất, ngài cũng đều tự làm lấy. Ngài thường nói: “Cổ nhân có lời răn: “Một ngày không làm, một ngày không ăn”. Nếu tôi làm trái, tôi là người thế nào?”. Tuy thân hình ngài đã trở về già nhưng chí khí ngài càng bền.
        Có người nghi ngờ hỏi: “Sao ngài không sai người chung quanh làm?”.
        Ngài Thuấn Lão Phu đáp: “Thân thể tôi giờ đây đã trải qua sự lạnh nóng thay đổi, ngồi dậy bất thường, tôi không muốn làm mệt người khác”.


6. Chân thật
        Ngài Thuấn Lão Phu nói: “Truyền giữ đạo Phật, điều quý trọng hơn hết là hết thảy phải chân thật. Phân biệt tà chánh, trừ bỏ vọng tình là cái thuật trị tâm. Biết nhân quả, rõ tội phúc là cái thuật của đạo lý. Mở rộng đạo lý, tiếp đón người từ các phương tới là cái thuật của trụ trì. Lượng tài năng, mời giữ việc là cái thuật dùng người. Xét nói làm, định nên không, là cái thuật cầu hiền”.
        “Người không giữ được đức chân thật thì chỉ là tự giới thiệu hư danh mà không có ích gì về đạo lý. Vì vậy, người biết giữ chí không thay đổi và việc làm hợp lý, chỉ cần ở chỗ thành thật. Nếu giữ được đức chân thật, không thay đổi, thì dù gặp lúc bình thường hay trắc trở cũng có thể đạt được nhất trí”.


7. Chí khí
        Thuấn Lão Phu nói với ngài Viễn Lục Công ở Phù Sơn: “Muốn nghiên cứu đạo nhiệm mầu vô thượng, khi khốn cùng chí khí phải càng bền, lúc già yếu chí khí phải càng mạnh, không nên theo đòi, bám víu vào thanh danh quyền lợi để chôn vùi chí đức của mình.
        Viên ngọc quý trong suốt thì màu xanh tím cũng không làm phai mờ được nguyên chất của nó. Cây thông quen lạnh giá hàng năm thì sương tuyết không làm điêu tàn được tiết tháo của nó. Thế nên tiết nghĩa là đức lớn trong thiên hạ, chỉ có ngài Viễn Lục Công là bậc siêu việt đáng chuộng, há ngài không tự cường.
        Cổ nhân nói, chim Bằng tung cánh bay một mình, phong thái cao hơn bạn. Câu ấy hợp với chí khí của ngài vậy”.
        Ngài Viễn Lục Công tức là thiền sư Pháp Viễn Viên Giám ở Phù Sơn, Thư Châu. Ngài họ Vương ở Trình Châu, ngài nối pháp thiền sư Diệp Huyện Qui Tỉnh. Ngài Pháp Viễn thường cùng với bảy tám vị khác như là Đạt Quang Vĩnh, Tiết Đạt Đầu v.v… thường sang nước Thục, mấy lần gặp trở ngại về thủ tục giao lưu, ngài Pháp Viễn đều dùng trí thông minh khéo léo mà thoát khỏi, nên các vị gọi ngài là Viễn Lục Công.
        Diệp Huyện tức là quản giáo huyện thuộc Diệp Huyện Nhữ Châu, do thiền sư Quy Tỉnh làm chủ pháp.
        Thiền sư Quy Tỉnh họ Giả ở Ký Châu, ngài nói pháp thiền sư Thủ Sơ Niệm, Hoà thượng đời thứ 9 của phái Nam Nhạc.
        Tính tình ngài rất mực khô khan, đạm bạc và nghiêm mật, tăng chúng đều sợ.
        Ngài Phù Sơn Viễn và ngài Thiên Y Hoài nghe cao phong của ngài liền rủ nhau đến tham thiền. Gặp mùa nghiêm đông (mùa trở tuyết, lạnh thấu xương) hai vị tới lễ thiền sư. Thiền sư múc nước tát ướt hết và đuổi đi. Các vị khác đều đi hết, duy chỉ có hai vị cứ ngồi yên đấy, không dậy. Thiền sư đuổi mãi vẫn không đi và nói: “Hai chúng tôi muốn tới tham thiền nơi thiền sư, nên không vì gáo nước mà bỏ về”.
        Thiền sư nói: “Thực tâm tham thiền à, cho vậy”.
        Cất hành lý và cử ngài Phù Sơn Viễn giữ chức Điển toạ, trông coi vật thực trong chùa.
        Nhân khi thiền sư ra ngoài, ngài Phù Sơn Viễn thấy tăng chúng quá khổ, mới lấy nước dầu và miến nấu cho chúng tăng dùng. Khi thiền sư về biết được, bắt ngài Phù Sơn Viễn phải bán áo mà đền và còn đuổi ra khỏi chùa. Các bạn hữu xin cho Phù Sơn Viễn, tuy ra khỏi chùa nhưng được vào nghe pháp, thiền sư cũng không cho. Dù vậy, ngài Phù Sơn Viễn vẫn ra ngoài ở trọ mái hiên ngoài phố chứ không đi xa.
        Một hôm thiền sư đi ra phố trông thấy bắt phải nộp tiền thuê trọ.
        Ngài Phù Sơn Viễn lại đi xin tiền để trả đủ số tiền ở trọ.
        Thiền sư Quy Tỉnh thấy thế, công nhận là người có pháp khí, thực tâm tham thiền, nên liền gọi về chùa, lên thượng đường trước chúng tặng trao cho y bát và pháp hiệu”.

  1. Lời dạy của ngài VIỄN CÔNG (TS. Viễn Công)

1. Đức tự cường
        Trong trời đất thực có những vật dễ sinh, nhưng nếu một ngày ấm mà mười ngày lạnh thì chưa thấy vật nào có thể sinh được. Diệu đạo vô thượng rõ ràng ở nơi tâm và ngay trước mắt mình, nên cũng dễ thấy được. Song, điều cốt yếu là chí phải bền, làm phải tận lực thì ngay nơi mình đứng ngồi cũng có thể mong đợi là đạt tới được. Nếu một ngày tin, mười ngày ngờ, sớm siêng, tối nản, thì không những ngay trước mắt khó thấy mà tôi sợ rằng suốt đời cũng vẫn xa cách diệu đạo vậy”.


2. Thủ xả
        Điều quan yếu của trụ trì trước tiên là phải xét kỹ về vấn đề thủ xả. Sự tích cực của thủ xả quyết định ở trong tâm, nhưng mầm mống của sự an nguy được đặt định ở bên ngoài. An không có sự an một ngày, nguy cũng không có sự nguy một ngày, mà hình thành đều từ chỗ gom góp dần dần, vì vậy chúng ta không thể không xét kỹ. Dùng đạo đức trụ trì cần phải gom góp đạo đức. Dùng lễ nghĩa trụ trì cần gom góp lễ nghĩa. Dùng bốc lột trụ trì đương nhiên là gom góp oán hận. Oán hận gom góp thì trong ngoài trái nhau, lễ nghĩa gom góp thì trong ngoài hoà vui. Đạo đức gom góp thì trong ngoài cảm phục. Cho nên đạo đức lễ nghĩa lan rộng thì trong ngoài vui, mà bốc lột oán hận nhiều thì trong ngoài buồn. Ôi! Cảm xúc buồn vui ứng hợp với hoạ phúc vậy”.


3. Nhân, Minh và Dũng của vị trụ trì
        Ngài Viễn Công nói: “Trụ trì có ba đức tính cần yếu là Nhân, Minh và Dũng. Nhân là thực hành đạo đức, hưng hiển giáo hoá, an định người trên kẻ dưới, vui hoà tân khách tới lui. Minh là tuân theo lễ nghĩa, biết rõ an nguy, xét hiểu hiền ngu, biện minh phải trái. Dũng là việc làm quả quyết, quyết đoán không ngờ, gian quyết trừ, nịnh quyết bỏ. Nhân mà không có Minh như có ruộng không có cày, Minh mà không có Dũng như có lúa mà không làm cỏ, Dũng mà không có Nhân như biết gặt lúa mà không biết gieo giống. Trụ trì đủ ba đức tính ấy thì tùng lâm hưng thịnh, thiếu một thì suy, thiếu hai thì nguy và nếu ba đức tính ấy không có một thì đạo trụ trì phế huỷ”.


4. Phân biệt người trí kẻ ngu
        Người trí kẻ ngu, người hiền kẻ bất tiếu, như nước và lửa không thể cùng chung trong một đồ đựng được. Cũng như mùa lạnh và mùa nắng không thể nào cùng là một mùa được. Đó là phần đã định sẵn vậy. Người hiền trí thì thật thà mềm dẻo, ngay thẳng phúc hậu, họ luôn làm những việc đạo đức nhân nghĩa. Khi họ nói ra lời gì, làm việc gì, họ chỉ sợ không hợp nhân tình và không suốt vật lý. Ngược lại, những kẻ bất tiếu thì gian hiểm dối nịnh, cậy mình khoe tài, ham muốn cầu lợi và hết thảy việc gì họ cũng đều chiếu tới. Cho nên tùng lâm được người hiền thì tu theo đạo đức, dùng đặt cương chỉ và nơi này trở thành nơi truyền bá chánh pháp. Nhưng trong ấy lẫn một kẻ bất tiếu thì họ quấy phá mọi người, làm loạn chúng tăng, khiến cho trong ngoài không yên, dù có lễ phép của ngài Đại Trí đi nữa phổng có dùng gì được. Ví dụ như hiền, bất tiếu đã có sự hơn kém như thế, há không biết lựa chọn ư.


5. Đạo tình
        Trụ trì ở ngôi trên nên đem lòng khiêm cung để tiếp người dưới. Những người chức sự ở dưới phải tận tình để phụng sự người trên. Trên dưới đã hoà thì đạo trụ trì thông suốt. Nếu trụ trì ở ngôi trên kiêu ngông tự tôn, người chấp sự ở dưới thì lười biếng ngạo mạn, tự xa, khiến cho tình người trên kẻ dưới không thông thì đạo trụ trì bế tắc. Bậc cổ đức trụ trì khi nhàn rỗi vô sự, thường cùng những người theo học, thung dung bàn bạc tất cả mọi vấn đề. Vì vậy mà một lời nói hay nửa câu được xếp vào truyện ký cho đến nay còn xưng tụng, thì việc ấy như thế nào. Sở dĩ có việc ấy, một là muốn cho tình trên dưới được thông suốt và đạo không bị ngăn che, hai là dự biết tài năng tính tình của những người theo học được hay không, để trong sự tiến thoái đều được thích hợp. Như thế tự nhiên trên dưới yên hoà nghiêm kính, xa gần quí kính, và sự hưng thịnh của tùng lâm do đấy mà được”.


6. Hư danh
        Ngài Viễn Công nói với thiền sư Khả Chân ở chùa Đạo Ngô: “Người học chưa đạt đạo, họ khoe khoang sự kiến văn, thông thạo về cơ giải, dùng miệng lưỡi bàn cãi lanh lợi tranh thắng, không khác gì như nơi nhà xí tô vẽ màu mè, chỉ làm tăng thêm mùi hôi thúi mà thôi”.


7. Nói về trị tâm
        Ngài Viễn Công nói với thủ toạ Pháp Diễn: “Tâm làm chủ thân và là gốc của muôn hạnh. Tâm không đạt tới chỗ diệu ngộ thì vọng tình tự sinh. Vọng tình đã sinh thì thấy lý không rõ, thấy lý không rõ thì phải trái lầm loạn. Cho nên muốn trị tâm thì phải cầu diệu ngộ. Ngộ thì tinh hoà thần hoà, khí lực tỉnh, dung mạo kính ái, sắc tướng trang nghiêm và vọng tưởng tình lự đều tan hoà vào chân tâm. Dùng phương thức ấy mà trị tâm thì tâm tự linh diệu. Sau đó dẫn dắt người, chỉ chỗ mê lầm thì ai không chịu sự giáo hoá của mình”.


8. Cách hành trì
        Thời nay, những người học đạo ở chốn tùng lâm tiếng tăm không nổi, không được người ta tín kính, vì phạm hạnh không được thanh bạch, là người không chính đáng. Lại nữa, hoặc họ tạm cầu tiếng khen, lợi dưỡng, khoe khoang sâu rộng sự trang sức hoa mỹ, bị các thức giả chê cười. Vì những lẽ ấy làm che lấp mất lẽ quan yếu và vi diệu của đạo. Tuy có đạo đức như Phật tổ, nhưng khi họ có ý nghĩ, hoặc nghe hoặc thấy hoặc ngờ vực về mình thì họ không tin. Ngày sau các ông có ở nơi am tranh, nên lấy lời khuyên này mà tự gắng sức hành trì.

  1. Lời Dạy Của Ngài DIỄN TỔ

1. Lạc đạo
        Ngài Diễn Tổ nói: “Sư ông khi mới trụ trì chùa Dương Kỳ, nơi này nhà cũ, đòn tay hư mục, chỉ tạm che gió mưa mà thôi.
        Nhưng vừa tới cuối mùa đông thì tuyết rơi đầy giường, không chỗ ở nào được gọi là thanh thản.
        Các tăng sĩ thấy thế tỏ lòng chân thành, nguyện sung vào việc sửa chữa.

Sư ông từ khước nói: “Xưa kia đức Phật của chúng ta có nói: Thời nay đương thuộc về kiếp giảm, nơi bờ ao hang sâu còn thay đổi bất thường, thì làm sao chúng ta được trọn vẹn như ý và tự cầu cho mình đầy đủ được. Các ông đi xuất gia học đạo, làm việc đến đổi tay chân chưa yên mà đến 40, 50 tuổi rồi, há còn có công phu rảnh rang để phụng sự cho căn nhà đẹp đẻ đầy đủ sao?” Cuối cùng sư ông không thuận theo.

Ngày mai sư ông lên pháp đường đọc 4 câu kệ như sau:

Dương Kỳ vừa ở vách nhà hoang,

Tuyết tựa châu rơi ngập trắng giường,

Rục cổ nằm co thầm trách phận,

Gốc cây trưa ngủ nhớ làm gương.


2. Nghĩ và làm
        Tăng sĩ giữ tâm như thành, phụng trì giới luật, ngày đêm suy nghĩ, sớm hôm thực hành. Thực hành không vượt suy nghĩ, suy nghĩ không vượt thực hành.
        Có cái trước mà thành cái sau, như người cày ruộng có bờ thì lỗi lầm của sự vượt qua sẽ ít.


3. Pháp độ
        Tùng lâm là nơi nặng đúc ra các bậc thánh, rèn luyện cho các người thường.
        Là nơi nuôi nấng các bậc tài trí và nơi đem sự giáo hoá đến khắp muôn phương.
        Nơi ấy tuy là nơi ở, nơi tụ họp của nhiều người, nhiều hạng, nhưng sự quản lĩnh được nghiêm chỉnh thì trong đó mỗi người đều có bổn phận và tình nghĩa thầy trò. Nay các nơi không lo giữ gìn việc pháp độ của các bậc tiên thánh, lại hay đem tình thiên lệch đối với người ưa kẻ ghét, lấy lẽ phải của mình để đổi mới người khác. Như vậy những người hậu học tự lấy pháp độ nào để tu tiến.


4. Biết người
        Lợi sinh và truyền đạo cần ở chỗ được người. Nhưng biết người thật khó, thánh triết còn lo.
        Nghe lời nói của họ nhưng chưa bảo đảm được việc làm của họ.
        Tìm thấy việc làm của họ nhưng sợ sơ sót tài năng của họ.
        Chỉ có tự mình thường giao du cùng họ, thấy rõ đầy đủ gốc ngọn, xét chí hạnh, xem khả năng, sau đó giữ vững đạo niệm và âm thầm trọng dụng mới có thể biết được. Biết được thì những kẻ mua danh sửa dáng hẳn không dung được sự dối trá của họ và ngay cả sự tiềm ẩn bí mật của họ cũng thấy được uyên nguyên. Thực ra, về lẽ thực của sự xem xét hiểu rõ và nghe rõ về một người không phải một sớm một chiều mà có thể đạt tới được.
        Vì vậy sau khi thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng yết kiến thiền sư Huệ Năng Đại Giám còn phải làm việc trong 15 năm.
        Và sau khi thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất yết kiến thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng cũng phải theo hầu thiền sư hơn 10 năm mới được trao truyền đại pháp.
        Thế mới biết, khi các bậc tiên thánh trao và nhận đại pháp quyết không dám truyền trì cho những vị ít ỏi tài đức.
        Như một cái đồ đựng nước, muốn truyền sang một cái đồ đựng khác, cái đồ đựng ấy phải như thế nào mới truyền sang được.
        Như các vị đương gia chủng thảo phải như thế nào mới có thể nói được pháp quy rộng lớn của Phật giáo.
        Đó là minh nghiệm về lẽ thực của sự xem xét hiểu rõ và nghe rõ về một người.
        Minh nghiệm rồi há lại còn dung dưỡng những kẻ nói giỏi, dáng khéo, giả dối, nịnh hót sung vào hàng tuyển chọn đại pháp khí ư.


5. Huệ và đức
        Quyền bính lớn lao của trụ trì là ở chỗ biết ra ân huệ và có đức độ.
        Ân huệ và đức độ đều phải làm cả hai không thể thiếu một.
        Có ân huệ mà không có đạo đức thời người chẳng kính, có đức mà không có ân thời người chẳng nhớ.
        Cho nên người khéo trụ trì nuôi dưỡng đức độ để làm việc ra ân huệ, tuyên dương việc ra ân huệ để duy trì đức độ.
        Đức độ mà nuôi dưỡng được thì đối với việc gì cũng bất chấp. Ân huệ mà thực hành được thì có ân nghĩa.
        Do đó đức độ và ân huệ gom góp lẫn cho nhau, ân huệ và đức độ làm việc lẫn cho nhau, như thế đức độ không dùng đến tu mà được chính như Phật tổ.
        Ân huệ không phải mệt nhọc hao trí mà được nhớ như cha mẹ. Và những người ở khắp nơi ngũ hồ tứ hải có chí với đạo, ai mà không quay về.
        Trụ trì có nhiệm vụ truyền bá đạo đức, hưng hiển giáo hoá mà bỏ điều quan yếu trên đây thì không được.
        Hoà thượng Diễn Tổ từ chùa Hải Hội dời về chùa Đông Sơn. Ngài Phật Giám ở chùa Thái Bình và ngài Phật Nhãn ở chùa Long Môn. Hai vị hay tin, lên tận đầu núi thăm hỏi. Hoà thượng Diễn Tổ hợp các vị kỳ cựu và các vị chủ sự lại.
        Hoà thượng Diễn Tổ hỏi ngài Phật Giám: “Mùa lúa của Thư Châu chín chưa?”. Ngài Phật Giám đáp: “Chín rồi”.
        Hoà thượng Diễn Tổ lại hỏi: “Mùa lúa của chùa Thái Bình chín chưa?” Ngài đáp: “Chín rồi”.
        Hoà thượng Diễn Tổ lại hỏi: “Lúa nếp tại các trang trại thu được bao nhiêu tất cả?” Ngài Phật Giám suy nghĩ chưa kịp đáp, thì Hoà thượng Diễn Tổ nghiêm khắc, lớn tiếng nói: “Ông lạm dụng làm chủ một chùa, việc không cứ lớn nhỏ, đều phải để tâm xét kỹ, kế hoạch chi dùng trong hằng năm của thường trụ quan hệ đến cả chúng mà ông còn không biết, thì những việc nhỏ nhặt khác ông không nói ra tôi cũng có thể thấy được. Chủ việc nơi sơn môn phải biết nhân biết quả.
        Như sư ông Phương Hội giúp sư tổ Từ Minh, vậy ông không nghĩ của thường trụ nặng như núi sao?
        Hẳn là trong lúc tầm thường Hoà thượng Diễn Tổ đã sẵn có những cơ biện lanh lẹ. Ngược lại, ngài Phật Giám lại giữ lễ đệ tử, ứng đối thong thả nên mới xảy ra trường hợp như thế. Trong bộ Học Ký, người xưa nói: “Thầy nghiêm nhiên hậu đạo học mới được tôn trọng”. Cho nên con cháu thuộc dòng dõi sơn môn Đông Sơn có nhiều bậc thiền đức cao siêu hơn người, thực là nguồn xa dòng dài vậy”.


6. Đạo thuật
        Ngài Diễn Tổ thấy tăng sĩ nào có tiết nghĩa, mà có thể xây dựng thành đạo nghiệp được, trong nhà có sự chống đối gay go, ngài vẫn thản nhiên, không tỏ ra bênh vực bằng lời nói hay sắc diện.
        Song, xét đến những kẻ có tính thiên tà, xiểm nịnh, làm những việc tạp nhạp vụn vặt, không thể dạy được thì ngài lại ái trọng hơn.
        Thực người đời không thể lường được ý nghĩ của ngài. Nhưng đó hẳn là phương sách thủ xả của ngài Diễn Tổ có đạo thuật vậy.


7. Nhất tâm
        Ngài Diễn Tổ nói: “Người xưa thích nghe lỗi mình, mừng làm việc thiện, tăng trưởng sự bao dung những người chưa hoàn hảo, cẩn hậu đối với sự ẩn ác của người, nhúng nhường trong việc giao tiếp với bạn, siêng năng việc cứu giúp quần chúng và không bao giờ đem so sánh sự được hay mất để sinh ra hai lòng. Cho nên ánh sáng rộng lớn ấy soi sáng cả xưa nay vậy”.


8. Xử sự
        Hoà thượng Diễn Tổ nói với ngài Phật Giám: “Điều quan yếu của trụ trì là xử sự với chúng, quý cho đầy đủ, xử sự với mình thì chỉ nên giản ước. Còn những điểm nhỏ nhặt khác thì đừng quan tâm tới. Dùng người nên tỏ lòng thành thực, nói năng lựa chọn cẩn trọng.
        Lời nói cẩn trọng tự nhiên chủ nhân có được sự tôn trọng. Tỏ lòng thành thật tự nhiên chúng tăng cảm mến. Được tôn trọng dù không cần uy nghiêm, quần chúng vẫn phục. Đã cảm mến thì dù không ra lệnh, công việc vẫn tự thành và tự nhiên người hiền người ngu đều thông suốt lòng mình. Ngược lại, nếu duy trì bằng thế lực, ép bức bằng đuổi mắng, bất đắc dĩ mà người ta phải theo.
        Nhưng sự tai hại hay kém hiệu lực của nó sẽ gấp muôn lần vậy.
        Ngài Diễn Tổ bảo ông Quách Công Phụ: (ông Quách Công Phụ này tên huý là Chính Tường, hiệu là Tịnh Không cư sĩ, làm quan đến chức Đề Hình và học pháp với Thiền sư Bạch Vân Thủ Đoan) “Tính tình người ta không giữ được mực thường mãi mãi, mà nó tuỳ theo sự giáo hoá có thể thay đổi dần.
        Từ xưa Phật pháp tuy có sự hưng suy, nhưng trong lý hưng suy ấy đều do sự giáo hoá mà nên.
        Xưa kia công việc làm lợi ích cho người của các vị tổ sư của phái Nam Nhạc ở Giang Tây, các ngài thường đem lại sự hay đẹp hoà vui cho con người bằng thuần phong, tiết chế con người bằng thanh tịnh, thấm nhuần con người bằng đạo đức, giáo hoá con người bằng lễ nghĩa, khiến cho những ai tham học đều thu liễm được sự trông thấy, nghe thấy một cách bất kính, ngăn lấp được sự tà vạy, dứt bỏ được sự ham muốn và lãng quên về lợi dưỡng.
        Do đó dần dần họ có thể đi tới chỗ thiện, xa điều lỗi, đạo thành đức đủ mà họ không tự biết”.
        “Người đời nay cách xa người đời xưa nhiều. Nhưng nếu ai quyết định muốn tham cứu đạo Phật, cần phải bền chí không đổi, đặt kỳ hạn cho sự giác ngộ và sau đó, dù họa hoạn, được mất đều phó cho định nghiệp. Không nên có tính cách tạm thời, cầu mong tránh khỏi hay lo xa là việc không thành mà không làm nữa, thì tự nhiên đạt thành.
        Nếu chỉ một chút suy nghĩ lại nảy sinh trong lòng, thì không những đời nay không trọn, mà cho đến nghìn đời muôn kiếp sau này cũng không khi nào thành tựu được”.

  1. Lời Dạy Của Ngài BẠCH VÂN

1. Thiền cơ
        Ông Công Phụ từ đất Đương Đồ qua sông thăm Hoà thượng Bạch Vân Đoan, tại chùa Hải Hội.
        Hoà thượng Bạch Vân hỏi: “Trâu của ông thuần chưa?”. Ông Công Phụ đáp: “Thuần rồi”.
        Bạch Vân quát mắng, ông Công Phụ vẫn khoanh tay đứng im.
        Ngài Bạch Vân nói: “Thuần rồi, thuần rồi! Việc này không khác gì việc chứng ngộ của ngài Nam Tuyền và ngài Đại Quy”.
        Nói rồi ngài liền tặng ông Công Phụ một bài kệ:
        Trong non trâu đủ đồ dùng,
        Rong chơi ngoài núi tây đông mặc tình.
        Ngài lại nói: “Bậc thượng đại nhân dạy ba nghìn người biết được lễ vậy”.


        2. Không thực
        Ngài Bạch Vân nói với ông Công Phụ: “Năm xưa thiền sư Khả Chân ở chùa Thuý Nham, thường tự khoe là say sưa về thiền quán, và luôn luôn dùng miệng lưỡi lanh lợi biện luận, trách mắng chư phương, cho rằng chưa có vị nào được vừa ý mình, nhưng thực ra vị ấy chưa tỏ ngộ được đại pháp. Một ngày kia, thị giả Kim Loan Thiện gặp thiền sư Khả Chân, cười mà bảo rằng: “Sư huynh tham thiền tuy nhiều, nhưng không diệu ngộ được, gọi là si thiền”.


        3. Hoằng đạo
        Ngài Bạch Vân nói: “Sự thịnh suy của đạo không phải là thường pháp, mà đều do ở người hoằng đạo. Cổ nhân nói: “Biết giữ thì còn, nếu bỏ thì mất”. Thực vậy, đạo chẳng bỏ người mà do người bỏ đạo. Người xưa hoặc ở trong rừng núi, hay ẩn ở nơi triều thị, không bị lôi kéo vào danh lợi, không bị mê hoặc bởi thanh sắc nên danh dự được vang dội một thời và mỹ danh lưu truyền muôn thưở. Như thế, há rằng người xưa làm được mà người đời nay không làm được sao? Không, đều bởi sự giáo hoá chưa đến nơi và ta làm không tận lực mà thôi. Có người lại cho rằng người xưa thật thà nên giáo hoá được và người đời nay bạc bẽo nên không giáo hoá được. Đó chỉ là lời cổ hoặc, thực không đủ để xét nghiệm”.


        4. Nói và làm
        Ngài Bạch Vân nói với ông Vô Vi Tử (Tức là ông Dương Kiệt, tự là Sơ Công, hiệu là Vô Vi cư sĩ.
        Ông này làm quan Lễ Bộ, là học trò của Thiền sư Thiên Y Nghĩa Hoài): “Nói mà không làm được chẳng bằng đừng nói, làm mà không hiểu lời nói chẳng bằng đừng làm. Nói ra phải nghĩ tới chỗ chung cuộc của nó, và định làm phải xét đến chỗ ngăn trở của nó. Vì vậy bậc tiên triết cẩn trọng lời nói và lựa chọn việc làm. Nói ra không phải để cầu cho lý được hiển lộ mà hầu mong mở tỏ chỗ chưa ngộ cho học giả. Làm việc là không phải muốn hay riêng cho mình, mà hầu mong dạy chỗ chưa thành cho học giả. Cho nên nói ra có pháp độ, làm việc có lễ tiết mới có thể nói không bị mang hoạ và làm không bị mang nhục. Nói phải làm mực thước và làm phải là khuôn phép.
        Kinh Dịch nói: “Nói và làm là then chốt của người quân tử, là căn bản của việc sửa mình”.
        Nói và làm làm động đến trời đất, cảm đến quỷ thần, thực đáng kính vậy”.


        5. Thiền na
        Ngài Bạch Vân nói với ngài Diễn Tổ: “Trí năng của những người tu thiền phần nhiều chỉ thấy những việc đã xảy ra, chứ không thể thấy những việc chưa xảy ra. Tu Chỉ Quán Định Tuệ là phòng trước những việc chưa xảy ra, còn Tác Chỉ Nhiệm Diệt là biết sau những việc đã xảy ra. Cho nên công việc của Tác Chỉ Nhiệm Diệt dễ thấy mà chỗ làm của Chỉ Quán Định Tuệ khó biết. Chỉ vì người xưa chí thiết vào đạo, dứt bỏ vọng niệm khi nó chưa nảy mầm, thì tuy rằng có Chỉ Quán Định Tuệ, Tác Chỉ Nhiệm Diệt cũng đều là sự bàn luận về gốc ngọn mà thôi. Vì vậy còn có chỗ nói: “Nếu còn có một lời nói nào hướng vào gốc ngọn bằng đầu sợi lông thì cũng đều là dối mình”. Người xưa thấy suốt đến nơi nên không dối mình vậy”.


        6. Trách nhiệm
        Ngài Bạch Vân nói: “Thấy nhiều tăng sĩ chưa bao giờ nghĩ đến kế hoạch cho tùng lâm. Tôi sợ rằng từ đó mà tùng lâm suy kém.
        Tiên sư Dương Kỳ nói: “Người trên kẻ dưới lẫn tránh trách nhiệm cho yên thân thì thực là tai hoạ lớn cho pháp môn. Xưa kia khi tôi ở ẩn trong thư viện chùa Qui Tông, tôi mở xem kinh sử, không những qua mắt mấy trăm lần mà xem đến nỗi những sách ấy hư nát rất nhiều. Mỗi khi mở sách ra xem là tôi quyết định biết được những ý mới. Đem việc ấy mà suy nghĩ, tôi thấy rằng học không phụ người là như thế.

  1. Lời Dạy của Hòa Thượng HỐI ĐƯỜNG

1. Tri cơ
        Ngài Bạch Vân đầu tiên trụ trì chùa Thừa Thiên ở Cửu Giang, sau này dời về chùa Viên Thông, khi ấy Ngài còn ít tuổi. Bấy giờ ngài Hối Đường ở chùa Bảo Phong nói với ngài Nguyệt Công Hối: “Vị tân trụ trì chùa Viên Thông là người thấy suốt nguồn gốc một cách rõ ràng, thực không hổ là người nối pháp của ngài Dương Kỳ. Nhưng tiếc rằng Ngài ra trụ quá sớm, chẳng phải là phúc của tùng lâm”. Nhân đó ngài Công Hối mới hỏi: “Tại sao vậy?”. Ngài Hối Đường nói: “Công danh mỹ khí, tạo vật thường tiếc không muốn cho người ta được hoàn toàn. Người ta cố mong muốn được điều ấy thì tạo vật cướp đoạt lấy”. Đến khi ngài Bạch Vân mất ở chùa Hải Hội thuộc Thư Châu, năm ấy Ngài mới có năm mươi sáu tuổi. Các thức giả cho ngài Hối Đường là người biết cơ vi, thực là bậc triết nhân vậy.


2. Tự thắng mình
        Ngài Hối Đường tham học cùng ngài Nguyệt Công Hối ở chùa Bảo Phong. Ngài Công Hối thấy rõ ý chỉ sâu xa của kinh Lăng Nghiêm, được coi là bậc “Hải thượng độc bộ”. Ngài Hối Đường mỗi khi nghe được một câu một chữ như là được một viên ngọc báu, vui mừng khôn xiết. Trong hàng tăng đôi khi có một số người bàn trộm về Ngài. Ngài Hối Đường nghe được, nói: “Rút tỉa sở trường của người, mài giũa sở đoản của mình, mình hiềm với họ làm chi”. Ngài Anh Thiệu Vũ nói: “Sư huynh Hối Đường học đạo được các tăng sĩ tôn trọng mà còn lấy sự tôn đức tự thắng làm hơn và cho những điều chưa thấy chưa nghe được làm thẹn hổ, khiến cho tùng lâm tự mở rộng ra mà thu hẹp người ta vào chỗ có khuôn phép, như thế sẽ có sự bổ ích lớn lao vậy”.


3. Mưu định
        Sự quan yếu của trụ trì là nên chọn lấy những sự có ý nghĩa xa rộng và nên biết những sự nhỏ nhặt gần gũi. Những việc mà mãi chưa giải quyết được thì nên hỏi bậc lão thành. Những việc còn ngờ vực thì nên hỏi người hiểu biết. Ví dù có chỗ chưa hiểu biết hết cũng không đến nỗi phải tranh luận nhiều. Kỳ hoặc, người chủ ưa thích lòng riêng tư tự dụng và tự giữ lấy việc cho tuỳ ý, một mai gặp mưu kế của tiểu nhân thì tội ấy sẽ về ai. Cho nên có chỗ nói “Mưu tính cần nhiều người và quyết đoán thì chỉ một mình. Mưu tính cần nhiều người vì nhiều người có thể quan sát được đến chỗ cùng cực của sự lợi hại. Quyết đoán chỉ một mình, vì nó có thể đặt định được sự phải trái nơi tùng lâm”.


4. Lợi sinh
        Ngài Hối Đường không đi dự cuộc lễ theo lời mời của chùa Qui Sơn. Ông Trần Oánh Trung huyện Diên Bình gởi thư khuyên rằng: “Cổ nhân trụ trì không có chức sự mà chỉ lựa chọn người có đức vào chức sự ấy. Người đương gánh vác chức sự ấy, quyết phải đem đạo lý mà mình đã tu chứng được để giác ngộ cho nhân dân nơi địa phương ấy, chứ hoàn toàn không phải dùng quyền thế địa vị, thanh danh lợi dưỡng để cải biến. Nay người tu học, đại đạo chưa rõ mà đều chạy theo dị học, trôi vào danh tướng, liền bị thanh sắc quấy động. Như thế, người hiền kẻ bất tiếu chung cùng lẫn lộn, không thể phân biệt rõ ràng được. Chính lúc này cần có các bậc lão thành còn giữ được lòng trắc ẩn cho đạo là trách nhiệm của mình. Để thay đổi lại tình thế, như ngăn chặn trăm sông, đừng cho thuận dòng xuôi chảy, thực không khó vậy. Nếu các vị lui về tìm cầu sự vắng lặng, cho được an nhàn, đó là cái tốt của sự độc thiện kỳ thân, nhưng chẳng phải là chỗ tùng lâm trông mong nơi các Ngài vậy”.


5. Dùng người
        Ngày kia ngài Hối Đường thấy ngài Hoàng Long có nét mặt không vui, nhân đó ngài Hối Đường đón hỏi duyên cớ. Ngài Hoàng Long đáp: “Chưa tìm được người giám thu. Hối Đường bèn tiến cử phó tự Cảm. Hoàng Long nói: Cảm còn thô bạo, sợ bị kẻ tiểu nhân mưu hại. Hối Đường thưa: Vậy có thị giả Hoá tánh tình hơi liêm cẩn. Ngài Hoàng Long nói: Thị giả Hoá tuy liêm cẩn nhưng không bằng tạng chủ Tú là người có độ lượng mà trung thành”. Ngài Linh Nguyên thường hỏi ngài Hối Đường: “Không hiểu sao ngài Hoàng Long chỉ cần dùng một chức giám thu mà lo nghĩ quá như thế”. Ngài Hối Đường nói: “Từ khi có nước có nhà đến nay, ai cũng đều phải xét kỹ trong sự được người và dùng người làm căn bản. Đây há riêng gì ngài Hoàng Long làm như thế, mà các bậc tiên thánh cũng từng răn dạy như vậy”.


6. Tinh tiến
        Ngài Hối Đường nói với ông Cấp Sự Chu Thế Anh: “Khi tôi mới vào đạo thì tôi tự thị là đạo rất dễ. Sau khi tôi yết kiến tiên sư Hoàng Long, tôi nghĩ lại về những việc thường dùng của tôi đối với đạo lý, tôi thấy nó mâu thuẫn rất nhiều. Tôi liền gắng sức thực hành trong ba năm, dù gặp mưa lạnh buốt hay nắng gắt tôi vẫn bền chí không dời, và sau đó tôi mới thấy được sự sự như lý. Ngày nay dù là khi tôi ho hắng hay huơ tay cũng đều là như ý của tổ sư từ phương Tây lại”.


7. Bất đồng
        Ông Chu Thế Anh hỏi ngài Hối Đường: “Người quân tử không mai có chút sai lầm nhỏ, thì những người nghe thấy hay trông thấy đều chỉ mục không ngớt. Trái lại, kẻ tiểu nhân suốt ngày tạo ác mà không bị như thế là sao vậy”. Ngài Hối Đường đáp: “Đức của người quân tử như viên ngọc quí, nếu trong viên ngọc ấy tự nhiên sanh ra vết tức nhiên phải hiện ra ngoài, và người trông thấy viên ngọc ấy như thế coi là kỳ dị, nên không thể không chú ý được. Còn kẻ tiểu nhân hằng ngày họ chuyên làm những lỗi ác thì cần nói làm chi”.


8. Đại đạo
        Ngài Hối Đường nói: “Đạo của thánh nhân như trời đất nuôi nấng muôn vật và không có vật gì mà không đầy đủ trong đạo ấy. Đạo của chúng nhân như sông lớn, sông nhỏ, sông Hoài, sông Tế, núi, sông, gò, hang, cỏ cây côn trùng, đều dung hết lượng của nó mà thôi. Nó không biết ngoài lượng của nó ra thì trong vũ trụ này vật gì cũng đầy đủ đạo ấy. Vậy có hai đạo ư? Không, do sự thấy được có nông sâu và thành tựu có lớn nhỏ mà thôi”.


9. Thiệp thế
        Ngài Hối Đường nói: “Sự việc đã bỏ lâu không thể mong chóng thành, điều xấu chồng chất nhiều không thể từ bỏ ngay, sự ưu du không thể lưu luyến mãi, nhân tình không thể tốt mãi và hoạ hoạn không thể cẩu thả mà mong tránh khỏi được. Là bậc thiện tri thức, hiểu suốt được năm việc ấy thì trong sự thiệp thế sẽ không bị buồn phiền”.


10. Tận hiếu
        Ngài Hối Đường nói: “Sự tiến chỉ của tiên sư Hoàng Long rất nghiêm trọng, ai trông thấy ngài cũng đều kính sợ. Tăng sĩ nào có việc xin nghỉ thì phần nhiều ngài dứt khoát từ chối. Nhưng khi ngài nghe thấy ai xin về thăm song thân già yếu thì khí sắc ngài vui hoà hiện trên nét mặt. Ngài tỏ hết lễ độ và còn gởi phẩm vật về biếu. Ngài mến người cung kính sự hiếu như thế”.


11. Độ lượng
        Ngài Hối Đường nói: “Xưa kia tiên sư Hoàng Long cùng Hoà thượng Vân Phong Văn Duyệt mùa hạ an cư tại chùa Phụng Lâm, đất Kinh Nam. Tính Hoà thượng Văn Duyệt hay biện luận. Một hôm Hoà thượng Văn Duyệt cùng một số tăng sĩ bàn cãi ồn ào mà tiên sư Hoàng Long vẫn thản nhiên xem sách, như không biết gì cả. Sau khi bàn cãi xong, Hoà thượng Văn Duyệt đến đầu bàn của tiên sư Hoàng Long quắc mắt trách: “Ngài ở đây tập độ lượng của bậc thiện tri thức à?”. Tiên sư Hoàng Long cúi đầu tạ lễ và vẫn xem kinh như cũ.

  1. Lời Dạy của Thiền Sư HOÀNG LONG HUỆ NAM

1. Buông bỏ vạn duyên
        Ngài Hoàng Long Huệ Nam nói: “Ta trước kia cùng Văn Duyệt vân du ở Hồ Nam, thấy một kẻ nột tử mang gánh đi hành cước. Duyệt kinh dị, nhăn mặt chau mày mà mắng rằng: “Vật nơi khuê các ở chính trong nhà mình mà chẳng chịu bỏ đi, lại phiền luỵ đến phần gánh của người khác, thật quả là quá mệt nhọc”.


2. Nhân tình
        Ngài Hoàng Long nói: “Trụ trì cần được chúng nhân và được chúng nhân thì cần phải có tình. Tiên Phật thường nói: Nhân tình là ruộng phúc của thế gian, vì vậy đạo cũng do đó mà sinh. Thời có bĩ thái, tức là thịnh suy, sự có tổn ích, tức là kém hơn, tất nhiên cũng bởi nhân tình mà có. Tình có thông tắc nên bĩ thái sinh, sự có hậu bạc nên tổn ích tới, và chỉ có bậc thánh nhân mới suốt được tình thiên hạ. Do đó trong kinh Dịch có những quẻ như Càn dưới Khôn trên là quẻ Thái; Càn trên Khôn dưới là quẻ Bĩ. Nay lấy Tượng Hình mà nói thì Tốn trên Chấn dưới là quẻ Ích, Tốn dưới Ích trên, Cấn trên Đoài dưới là quẻ Tổn. Càn là trời, khôn là đất, trời ở dưới, đất ở trên, ngôi vị có trái, nhưng ngược lại là Thái là thịnh.
        Vì trên dưới giao cảm nhau, chủ ở trên, khách ở dưới, nghĩa coi là thuận, nhưng ngược lại, lại là bĩ, tức là suy. Vì trên dưới không giao cảm nhau cho nên trời đất không giao cảm thì mọi vật không sinh dục, nhân tình không giao cảm, muôn việc không hoà hảo. Ý nghĩa của tổn ích cũng do nơi đây vậy. Là người trên đối với mình thì kiệm ước, mà rộng rãi với người dưới, người dưới hẳn vui lòng mà phụng sự người trên, như thế há không phải là ích ư? Trái lại, người trên khinh miệt người dưới mà buông thả cho sở thích của mình, thì người dưới quyết định oán hận mà phản bội người trên. Như thế há không phải là tổn ư? Vì vậy trên dưới giao cảm thì thái, không giao cảm thì bĩ. Mình kém thì người hơn, mình hơn thì người kém, tình người được mất há dễ dàng ư.
        Tiên thánh thường dụ, người là thuyền, tình là nước, nước chở thuyền và cũng có thể lật úp thuyền. Nước thuận thuyền nổi, nước trái thuyền chìm. Cho nên trụ trì được nhân tình thì hưng thịnh, mất nhân tình thì phế huỷ. Được hoàn toàn thì hưng thịnh hoàn toàn, mất hoàn toàn thì phế huỷ hoàn toàn. Cũng như cùng làm việc thiện thì phúc nhiều, cùng làm việc ác thì hoạ lắm. Thiện ác đồng loại suốt như xâu chuỗi ngọc, hưng phế tượng thành rõ như xem mặt trời, đó là sự chứng nghiệm của nhiều đời vậy”.


3. Trưởng lão
        Ngài Hoàng Long nói: “Chức trưởng lão là đồ đựng đạo đức. Tiên thánh dựng tùng lâm, bày kỷ cương, đặt danh vị, lựa chọn các tăng sĩ có đạo đức gọi là trưởng lão. Trưởng lão sẽ thực hành đạo đức chứ không phải là tạm trộm cái tên ấy mà thôi. Tiên sư Từ Minh thường nói: “Cùng với những vị giữ đạo chết già nơi gò nỗng hang hóc, chẳng bằng hành đạo lãnh chúng ở nơi tùng lâm”. Như thế há chẳng phải khéo giữ chức trưởng lão thì đạo đức của Phật tổ còn vậy ư”.


4. Chuyên cần
        Ngài Hoàng Long nói với ẩn sĩ Phan Diên Chi: “Đạo học của thánh hiền không phải thành được ở chỗ vội vàng cẩu thả, mà phải ở chỗ tích luỹ. Điều cốt yếu của sự tích luỹ chỉ là chuyên và cần, bỏ hết ham muốn, thực hành không mệt, nhiên hậu đạo lý mở rộng, tâm lượng đầy đủ, có thể thông suốt hết sự lý vi diệu ở trong thiên hạ”.


5. Mô phạm
        Ông Phan Diên Chi nghe sự trì pháp và hoằng đạo của ngài Hoàng Long rất nghiêm mật, nhân đó ông hỏi ngài về sự quan yếu của pháp đạo ấy. Ngài Hoàng Long nói: “Cha nghiêm thì con kính. Qui huấn ngày nay là mô phạm ngày sau. Như người sửa đất, chỗ cao làm cho thấp xuống, chỗ trũng làm cho bằng lên. Người kia leo lên núi ngàn tầm, ta cũng leo lên bằng họ. Người kia chịu khốn cực để xuống dưới vực sâu chín tầng, ta cũng xuống dưới ấy bằng họ. Tài khéo muốn lên cao của họ đã cùng, vọng tưởng muốn xuống thấp của họ đã hết, tự nhiên họ tự phải nghỉ”. Ngài Hoàng Long lại nói: “Khí ấm áp của mùa xuân, mùa hạ là đem lại sự sinh dục cho vạn vật. Giọt sương tuyết của mùa thu, mùa đông là đem lại sự thành thục cho vạn vật. Như thế tôi không muốn nói được ư”.


6. Đạt đạo
        Ngài Hoàng Long nói: “ Đạo như núi, càng lên càng cao; đạo như đất, càng đi càng xa. Người học đạo nếu kiến thức ti tiểu, lập chí thiển cận, chỉ làm gọi là tận lực rồi thôi. Duy chỉ những người có chí tìm đạo mới đạt tới chỗ cùng cực trong lẽ cao xa của đạo. Những người kiến thức và năng lực ti thiển kia sao có thể sánh được với người có chí tìm đạo”.


7. Chuyên nhất
        Ngài Hoàng Long dạy: “Trời đất, mặt trời, mặt trăng ngày xưa cũng như trời đất, mặt trời, mặt trăng ngày nay. Tính tình vạn vật ngày xưa cũng như tính tình vạn vật ngày nay. Trời đất, mặt trời, mặt trăng vẫn không thay đổi và tính tình vạn vật cũng không thay đổi, tại sao chỉ có riêng đạo là thay đổi? Ôi vì người học đạo, hiểu đạo chưa đến nơi, họ chán cũ vui mới, bỏ đây lấy kia. Như người muốn đến đất Việt, họ không đi xuống phương nam mà lại đi lên phương bắc, thật là khác người vậy. Song như thế họ chỉ làm mệt tâm khổ thân và dù rằng coi như chí của họ càng siêng mà đạo càng xa vậy”.


8. Nhất ý
        Ngài Hoàng Long nói với ngài Anh Thiệu Vũ: “Người học đạo chí cần hướng về một chỗ, lâu không thoái chuyển, tất nhiên ngày kia diệu đạo sẽ quay về. Nếu người học đạo tâm còn yêu ghét, tình thả theo tà, thì tuy có chí khí như người xưa, tôi sợ rằng cứu cánh họ cũng chẳng thấy được đạo”.

  1. Lời Dạy của Hòa Thượng BẢO PHONG ANH

1. Tự lượng
        Hoà thượng Bảo Phong Anh nói: “Bậc lão túc các nơi hay đem phê phán lời nói của các bậc tiên giác và nhặt lấy các bài công án để diễn giải thêm. Những việc làm ấy không khác gì bưng đất đắp thêm vào núi Thái, bốc nước tưới thêm vào biển Đông. Núi biển kia đâu nhờ vào việc làm ấy mà cao sâu hơn. Xem cái chí muốn làm thêm lên cho các bậc tiên giác của các vị kia, thấy rằng các vị kia không tự biết, là việc làm ấy không hợp với sức mình”.


2. Tự tỉnh
        Ngài Anh Thiệu Vũ mỗi khi thấy những học chúng phóng túng, không sợ nhân quả, ngài thở dài nói: “Kiếp sống lao lự như khách phiền tạm trú nơi quán trọ, bến sông, ở thì tuỳ duyên, đi thì quên hết, và thời gian của họ được bao lâu. Các ông không biết liêm sĩ, can phạm danh phận và làm nhơ nhuốc tôn giáo đến như thế. Đại trượng phu chí đặt tại chỗ mở rộng đạo tổ, dắt dẫn hậu lai, không nên chuyên làm những sự ham muốn riêng mình mà không kiêng tránh điều gì. Vì ham muốn như thế chỉ tự vời lấy hoạ hoạn cho mình một đời và tạo ra tai ương muôn kiếp mà thôi. Các ông nên biết rằng, chịu khổ nơi địa ngục ngạ quỷ súc sanh chưa phải là khổ, nhưng rất tiếc mặc áo giải thoát này mà bỏ mất đi thân người mới thật là khổ”.


3. Lập chí
        Ngài Anh Thiệu Vũ nói với Hoà thượng Chân Tịnh Văn rằng: “Vật lớn mau tất gãy non, công chóng thành tất dễ hoại. Không suy tìm cái kế lâu dài lại bảo công chóng thành, như thế đều không phải là tư chất cao xa rộng lớn. Trời đất đầy đủ lẽ linh diệu mà còn cứ ba năm lại trở lại một năm nhuận mới thành công, mới đủ sự hoá dục. Huống là lẽ vi diệu của đại đạo, vội vàng mà làm xong được chăng. Cốt yếu ở chỗ chứa góp công đức dần dần mới được. Cho nên có chỗ nói: “Muốn chóng thì không thông đạt, giữ tế hạnh thì không lầm lẫn. Vậy muốn thành đạt mỹ mãn, phải lâu ngày và phải có mưu kế trọn đời”. Thánh nhân nói vững tin để giữ gìn chí khí, lanh lẹ để gia sức thực hành, trung hậu để đạt thành. Như vậy việc dù lớn cũng quyết thành.
        Ngày xưa thiền sư Mộ Triết khi giữ chức thị giả, thường thường ban đêm ngài chỉ ngồi, không ngủ. Ngài dùng khúc gỗ tròn làm gối, hơi buồn ngủ thì gối lăn, ngài tỉnh lại. Thức dậy và ngồi yên như cũ. Hoặc có người cho là ngài dụng tâm thái quá. Ngài Mộ Triết nói: “Duyên phận trí tuệ của tôi rất mỏng manh, nếu tôi không khắc khổ rèn luyện chí khí, sợ bị vọng tập lôi kéo, huống chi đây chỉ là mộng ảo không thực, đâu phải là kế trường cửu. Ngày xưa ở đất Tương Tây, tôi đã mục kích thấy sự thao lý như thế. Do đó tùng lâm phục danh ngài và kính tụng đức ngài”.

  1. Lời Dạy của Hòa Thượng CHÂN TỊNH VĂN

1. Xuất xử
        Hoà thượng Chân Tịnh Văn tham học nơi ngài Hoàng Long lâu ngày, nhưng những năm đầu ngài không thốt ra một lời nào trước chúng nhân.
        Và mãi sau này ngài mới nhận lời thỉnh của chùa Động Sơn.
        Tiện đường đi qua ngã Tây Sơn ngài ghé thăm Hoà thượng Hương Thành Cảnh Thuận.
        Hoà thượng Cảnh Thuận nói đùa:
        Gia Cát tích niên xưng ẩn giả,
        Mao lư kiên thỉnh xuất sơn lai.
        Tùng hoa nhược dã triệm xuân lực,
        Căn tại thâm nham dã trước khai.
        Phỏng dịch:
        Gia Cát năm xưa xưng ẩn sĩ,
        Liều tranh cố thỉnh hạ sơn rồi.
        Hoa thông như thắm khơi xuân lục,
        Căn tại hang sâu nở rạng ngời.
        Ngài Chân Tịnh lễ tạ và lui.


2. Xét thực
        Ngài Chân Tịnh cử Quảng Đạo Giả trụ trì chùa Bửu Phong. Chúng nhân bàn tán cho rằng Quảng Đạo Giả là người dốt nát vụng về, không có tài ứng thế. Đến khi trụ trì, Quảng Đạo Giả sửa mình một cách tinh nghiêm, xử chúng bằng đức khoan dung. Chưa bao lâu hàng trăm sự phế huỷ đều được sửa sang lại đầy đủ. Khi ấy hàng tăng sĩ vãng lai lại cạnh tranh tuyên truyền khen ngợi. Ngài Chân Tịnh nghe được nói: “Người học đạo sao hay dễ dàng trong sự khen chê vậy. Tôi thường thấy có vị hay bàn trộm vị trưởng lão kia hành đạo an chúng, vị trưởng lão kia không tham dụng của thường trụ và cùng chúng cùng chịu sự kham khổ. Phàm gọi là thiện tri thức chủ hóa một phương, hành đạo an chúng, không tham dụng của thường trụ và cùng chúng cùng chịu sự kham khổ là việc trước phải làm, thì cần nói làm chi. Như các sĩ đại phu làm quan vì nước an dân, lại nói tôi không nhận của hối lộ, không nhiễu dân vậy. Không nhận của hối lộ, không nhiễu dân đó là ngoài phận sự của quan chức ư?”
        Ngài Chân Tịnh trụ trì chùa Qui Tông, hàng năm hóa chủ đem dâng nạp rất nhiều vật dụng, vật thực như vải, lụa v.v… Ngài Chân Tịnh trông thấy cao mày than: “Đây là cao huyết của lòng tin, tôi thẹn không đủ đức, sao dám nhận lãnh”.


3. Chính tâm
        Ngài Chân Tịnh nói: “Tỳ-kheo thời mạt pháp ít vị có tiết nghĩa. Bình thường thấy các vị bàn luận những sự việc xa rộng thì tự cho mình là không ai bằng. Nhưng khi có chút ân huệ bằng bữa cơm thì trước kia có tư tưởng bất đồng, sau này lại xu phụ, trước chê sau khen. Tìm được vị thấy phải nói là phải, thấy trái nói là trái, trung chính không bí ẩn thật ít vậy.


4. Thể cách
        Ngài Chân Tịnh nói: “Sự thụ dụng của Tỳ-kheo không nên quá đầy đủ, vì quá đầy đủ thì sẽ hư hỏng. Việc làm cho vừa ý không thể do nơi nhiều mưu kế, vì nhiều mưu kế thì sau sẽ thất bại. Sự việc có thành tất có hoại. Tôi thấy tiên sư Hoàng Long bốn mươi năm ra đời làm việc lợi sinh, khi nói khi nín, khi động khi tĩnh, chưa bao giờ ngài dùng nhan sắc để làm vui, dùng lễ mạo cho thích hợp và dùng văn tài để lao lung các tăng sĩ đương thời. Trong chúng quả như có ai là người có kiến thức, muốn noi theo đạo lý chân thực thì ngài uốn nắn cho thành thục. Sự thận trọng của ngài thực được như thể cách của cổ nhân, các nơi ít có vị nào sánh kịp. Ngày nay tôi đối với chúng, sự gì cũng đều theo như pháp ấy.
        Ngài Chân Tịnh khi ở chùa Bảo Ninh, ông Thư Vương làm lễ trai tăng và cúng ngài một tấm lụa noãn. Ngài hỏi vị tăng thị giả: “Đó là vật gì?”. Vị tăng đáp: “Đây là thứ lụa tốt”. Ngài Chân Tịnh lại hỏi: “Dùng làm gì?”. Vị tăng đáp: “Có thể may ca sa”. Ngài Chân Tịnh chỉ vào tấm y vải tăng già lê và nói: “Bình thường tôi vẫn mặc tấm y này, người ta trông thấy cũng chẳng ai hiềm ghét gì”. Ngài liền sai đem giao cho vị coi kho bán đi, lấy tiền cúng dường chúng tăng. Ngài không may mặc những phục sức như thế.
        Ngài Chân Tịnh nói với ông Thư Vương: “Hằng ngày những việc phải thì ra sức làm, những việc trái thì cố ngăn tránh, chứ không nên lấy sự khó dễ mà thay đổi tâm chí. Nếu ngày nay cho là khó, lắc đầu ngoảnh đi biết đâu ngày kia lại có việc chẳng khó hơn ngày nay ư?”


5. Tinh thần trọng người
        Ngài Chân Tịnh mỗi khi nghe nói nơi nào có vị đạo đức mất đi thì ngài thương tiếc, than thở đến rơi lệ. Khi ấy ngài Trạm Đường làm thị giả thấy thế thưa rằng: “Vạn vật sinh trong vũ trụ này, đã có hình chất thì sự khô chết tàn lụi không thể tránh được, Hòa thượng tự chuốc lấy khổ đau làm chi?” Ngài Chân Tịnh nói: “Pháp môn hưng thịnh nhờ có các vị đạo đức chấn hưng, nay các vị đều mất đi thì tùng lâm quyết suy kém vậy. Ông có thể lấy lời nói của tôi làm chiêm nghiệm”.


6. Diệu ngộ
        Hòa thượng Trạm Đường Chuẩn khi mới tham học nơi ngài Chân Tịnh, thường thắp đèn trong mùng xem sách. Ngài Chân Tịnh thấy thế trách: “Gọi là người tham học, mong trị tâm trước hết. Dù học nhiều mà tâm không trị thì học có ích gì? Hơn nữa các môn học khác nhau của hàng trăm nhà nhiều như núi cao biển sâu, ông học được hết chăng. Nay ông bỏ gốc theo ngọn như người nghèo muốn sai khiến người giàu, không những khó thực hiện mà còn sợ rằng nó làm phương hại đến đạo nghiệp. Vậy ông nên ngăn lấp ngay mọi duyên, quyết cầu sự diệu ngộ. Ngày kia chứng ngộ rồi, ông xem kinh đọc sách như là đẩy cánh cửa vào cối cửa không khó khăn gì cả”. Tức thì ngài Trạm Đường bỏ hết sự học cũ, chuyên chú vào thiền quán. Một ngày nọ ngài nghe thấy một vị tăng sĩ đọc bài “Biểu Xuất Quân” của Gia Cát Khổng Minh, bỗng dưng ngài khai ngộ. Do sự khai ngộ, tất cả những gì ngưng trệ trong ngài từ trước đều tiêu tan. Từ đây ngài biện tài lưu loát mà những vị đồng hàng với ngài ít có người hơn được.

  1. Lời Dạy của Thiền Sư ĐẠI HUỆ

Cổ nhân thấy điều thiện thì làm, thấy điều lỗi thì đổi. Noi theo đức hạnh ấy và gắng nghĩ làm sao cho không có lỗi.
        Lo không gì lo hơn bằng sự không biết điều xấu của mình. Tốt không gì tốt hơn bằng ham nghe lỗi lầm của mình.
        Như vậy có phải tài trí của cổ nhân không đủ, kiến thức của cổ nhân không sáng ư?
        Không, thực tâm cổ nhân muốn răn những người đời sau có tánh muốn rộng mình mà hẹp người vậy.
        Tùng lâm rộng lớn, chúng nhân trong bốn biển đông đảo không phải là việc một người biết riêng được, mà cần phải nhờ tai mắt và sự lo nghĩ của những người tả hữu mới có thể suốt hết được nghĩa lý và khéo hợp được nhân tình. Nếu người làm chủ chỉ biết trọng việc lớn, cẩn thận việc nhỏ nhưng bỏ quên đại thể, người hiền không biết, kẻ bất tiếu không xét, việc trái không đổi, việc phải không theo, mặc ý làm càn, không kiêng sợ gì, thì thực là nền tảng của hoạ hại, há không sợ sao? Nếu quả như không thể hỏi han những người tả hữu được thì nên theo quy pháp của tiên thánh mà làm, há lại tự cho mình như thành trì nghiêm cẩn, binh sĩ vững vàng không ai vào được ư? Cử chỉ như thế không thể cho là thu nạp nước của trăm sông mà tạo thành biển cả được.
        Dương cực thì âm sinh, âm cực thì dương sinh, thịnh suy nhân nhau là lý số tự nhiên ở trời đất và chỉ có quẻ Phong hanh (tức là quẻ thịnh vượng) trong kinh Dịch là thích đáng như mặt trời giữa trưa.
        Nhưng Soán Từ trong kinh Dịch lại giải thêm rằng: “Mặt trời giữa trưa rồi sẽ xế bóng, mặt trăng tròn đầy rồi sẽ thiếu khuyết.
        Sự đủ thiếu trong trời đất cùng với thời mà mòn nở, huống là đối với loài người.
        Cho nên cổ nhân đương khi huyết khí tráng thịnh, lo bóng sáng dễ qua nên sớm hôm suy nghĩ tự răn cẩn trọng và rất sợ hãi, không dám buông thả thức tình, không dám vui theo dục vọng mà chỉ mong cầu đạo lý mới bảo toàn được tiếng hay thưở bình sinh.
        Nếu sa ngã bởi vui theo dục vọng, thất bại bởi buông thả thức tình đến khi không thể cứu được nữa thì mới dậm chân, đập tay đuổi theo thì đã muộn.
        Có người dị nghị cho rằng, tánh tình ngài Từ Minh thành thực nhưng đại khái làm việc thì sơ xuất bừa bãi, không kiêng tránh gì cả.
        Như thế mà ngài Dương Kỳ vẫn quên mình để phụng sự, chỉ sợ không được chu đáo, chỉ lo làm việc không xong, dù phải chịu sự lạnh buốt hay nắng cháy, chưa bao giờ ngài có nét mặt vội vàng hay lười biếng, đầu tiên thì chùa Nam Nguyên, sau đến chùa Hưng Hóa gần ba mươi năm ngài giữ trọn cương luật và cho đến khi ngài Từ Minh viên tịch mới thôi.
        Ngài Chân Như Triết từ khi mang túi đi hành cước cho đến khi ra lãnh chúng, vì pháp quên mình chẳng khác gì như đói được ăn, như khát được uống.
        Gặp lúc lộn xộn nghiêng ngã ngài cũng không biến sắc và cũng không nói năng vội vàng. Mùa hạ không mở cửa sổ cho mát, mùa đông không ngồi bên bếp lửa cho ấm. Một căn phòng vắng vẻ bụi phủ đầy bàn.
        Ngài thường nói: “Tăng sĩ trong tâm không có kiến thức cao minh xa rộng, bên ngoài thiếu thầy nghiêm bạn tốt, thì ít có người nào thành đạt.
        Cho nên đương thời ương ngạnh như ngài Phù Thiết Cước, quật cường như ngài Tú Viên Thông cùng các vị khác đều kính phục như gió lướt mà cỏ rạp xuống.
        Hai bậc đại lão này thật làm gương soi nghiệm chung cho hàng tăng sĩ nghìn đời vậy”.
        Ông Tử Thiều cùng ngài Diệu Hỷ, ngài Vạn Am, ba người cùng đến liêu của Thủ toạ Bản hỏi thăm, vì Thủ toạ Bản bị bệnh.
        Tới đây ngài Diệu Hỷ nói: “Người ở chốn lâm hạ thân có yên sau mới học đạo được”.
        Ngài Vạn Am nói ngay rằng: “Không phải! Người muốn học đạo không nên đoái tưởng đến thân mình”.
        Ngài Diệu Hỷ nói: “Tới đây thăm bệnh mà ông nói như vậy, có lẽ ông điên sao?”.
        Ông Tử Thiều tuy trọng lời nói của ngài Diệu Hỷ, nhưng vẫn thích lời nói của ngài Vạn Am là chính đáng.

Tags :
Share :

Related Posts