Type something to search...
Koan 1

Koan 1

  • 13 Sep, 2024

TẮC THỨ CHÍN MƯƠI LĂM

TAM ĐỘC CỦA TRƯỜNG KHÁNH

THÙY Chỗ có Phật khôn được trụ, nếu trụ ắt đầu mọc sừng. Chỗ không Phật mau đi qua,nếu kh6ng mau qua cỏ sẽ mọc cao một trượng. Dù cho có tự tại thánh thoát, sự ngoại vô cơ, cơ ngoại vô sự, vẫn chưa tránh khỏi ôm gốc cây đợi thỏ. Thử nói xem, nếu không như thế thì phải hành sử như thế nào? Thử nêu lên xem.

CỬ Trường Khánh có lần nói, “ Thà nói rằng A La Hán có tam độc chứ đừng nói là Như Lai có nhị chủng ngữ. Tôi không nói rằng Như Lai vô ngữ mà chỉ nói là Như Lai không có nhị chủng ngữ mà thôi.

Bảo Phúc nói, “ Thế nào là (ngôn ) ngữ của Như Lai?” Trường Khánh nói, “ Người điếc làm sao nghe được?” Bảo Phúc nói, “ Tôi biết ông nói ở mức độ thứ nhì.” Trường Khánh nói, “ Thế nào là ngông ngữ của Như Lai?” Bảo Phúc nói, “Đi uống trà đi!”

BÌNH Trường Khánh và Bảo Phúc lúc còn ở trong chúng hội của Tuyết Phong thường hay cảnh giác nhau và bàn luận với nhau. Một hôm cũng nhân lúc bình thường nói chuyện với nhau như thế, Trường Khánh nói, “ Thà nói rằng A La Hán có tam độc chứ đừng nói là Như Lai có nhị chủng ngữ.” Chữ Phạn A La Hán (arhat) có nghĩa là sát t85c, theo công năng mà có cái tên. A La Hán cắt đứt chín lần chín hay tám mươi mốt thứ phiền não, các lậu đã tận, Phạm hạnh đã lập, đó tức là vị A La Hán vô học ( không còn gì để học nữa) . Tam độc tức là tham sân và si, căn bổn phiền não. Một khi họ đã cắt đứt tám mươi mốt món phiền não thì tam độc có xá gì?

Trường Khánh nói, “ Thà nói rằng A La Hán có tam độc chứ đừng nói là Như Lai có nhị chủng ngữ.” Đại ý muốn nói rằng không có lời nói nào của Như Lai mà lại không phải là lời thật. Kinh Pháp Hoa nói, “ Chỉ có sự việc này là thật mà thôi, còn bất cứ một việc thứ hai nào khác cũng không thật.” Kinh cũng nói rằng. “ Chỉ có nhất thừa pháp mà thôi chẳng có nhị thừa mà cũng chẳng có tam thừa.” Đức Thế Tôn suốt trong hơn ba trăm chúng hội quan sát căn cơ mà thiết lập giáo lý, tùy bệnh mà cho thuốc. Vạn cách ngàn lời thuyết Pháp, rốt cuộc đều chẳng phải là hai loại ngôn ngữ. Ý của chư Phật ngày hôm nay các ông phải làm sao để hiểu được đây? Đức Phật dùng một âm thanhmà thuyết pháp, điều đó đương nhiên không phải là sai, song Trường Khánh trong mộng cũng chẳng thấy được ngôn ngữ của Như Lai. Tại sao vậy? Cũng giống như thể người nói về thức ăn, rốt cuộc cũng chẳng no được. Bảo Phúc thấy thầy ta nói giáo trên đất bằng, cho nên mới hỏi, “ Thế nào là ngôn ngữ của Như Lai?” Trường Khánh nói, “ Người điếc làm sao nghe được?” Bảo Phúc biết rằng Trường Khánh đã sống trong hang mà một thời gian cho nên mới nói,” Tôi biết ông nói ở mức độ thứ hai.” Trường Khánh quả nhiên trung thực với ngôn ngữ của mình cho nên mới nói, “ Thế theo sư huynh thì thế nào là ngôn ngữ của Như Lai?” Bảo Phúc nói, “Đi uống trà đi!” Trường Khánh bị người ta đoạt mất thương. Trường Khánh đã mất tiến mà còn bị tội.

Tôi xin hỏi các ông ngôn ngữ của Như Lai có mấy loại? Các ông phải hiểu như vậy thì mới thấy được, lúc ấy các ông mới thấy được chỗ thất bại của hai lão kia. Nếu như các ông quan sát cặn kẽ thì người nào cũng đáng ăn gậy cả. Tôi vạch ra một con đường để cho người khác hiểu. Có kẻ nói rằng Bảo Phúc nói đúng Trường Khánh nói không đúng, họ chỉ lo dựa vào ngôn ngữ để hiểu mà thôi, cho nên mới nói là có đắc có thtấ. Đâu có hay rằng cổ nhân như đá lửa như điện chớp. Người thời này không quan sát chỗ chuyển thân của cổ nhân chỉ dựa vào lời nói mà nhìn cho nên mới nói rằng, “Lúc ấy Trường Khánh không biết dụng cho nên mới rơi vào mức độ thứ nhì. Bảo Phúc nói ‘đi uống trà đi!’ chính là mức độ thứ nhất.” Nếu như các ông nhìn vấn đề theo kiểu ấy thì dù cho đến ngày Di Lặc hạ sinh đi nữa các ông cũng chẳng thấy đước ý của cổ nhân. Nếu như các ông là bậc chuyên gia chẳng bao giờ các ông lại đi có thứ kiến giải như thế bao giờ cả. Nhảy ra khỏi cái khuôn khổ này , tự nhiên các ông có lấy một con đường hướng thượng.

Nếu như các ông nói rằng, “ Người điếc làm sao nghe được? có chỗ nào là sai và đi! Có chỗ nào là đúng?” Các ông lại càng chẳng có gì là nhằm nhò nữa. Cho nên mới có câu nói rằng, “ Thầy ta tham câu sống chứ không tham câu chết.” Câu chuyện này cũng giống như câu chuyện” toàn thân , khắp thân”, song đều giống nhai ở chỗ chẳng có cơ hội để cho các ông so đo, đâu là thị đâu là phi. Các ông cần phải tự tại thánh thoát một cách tự nhiên, mới có thể thấy được chỗ cổ nhân gặp nhau. Ngũ Tổ Lão Sư nói, “ Giống như thể vật nhau trước trận tuyến.” Cần phải có đôi mắt phân biện đôi tay khéo léo. Công án này, nếu như dùng con mắt chính đáng mà nhìn, các ông mới có thể phân biện đắc thất ở nơi chẳng có đắc thất, phân biện thân sơ ở nơi không có thân sơ. Trường Khánh cần phải lễ lậy Bảo Phúc mới được. Tại sao vậy? Chỉ chút này thôi mà Bảo Phúc dùng được một cách thiện xảo, tựa như thể sấm động sao xẹt. Bảo Phúc quả là trên răng thêm răng, trên móng sinh móng. Tụng rằng:

TỤNG

Đầu hề đệ nhất đệ nhị,

Ngọa long chẳng nhìn nước đọng.

Nơi không, có trăng sóng trong,

Nơi có, không gió sóng nổi.

Lăng Thiền khách! Lãng Thiền khách!

Tháng ba cửa Ngu bị điểm ngạch.

BÌNH “Đầu hề đệ nhất đệ nhị.” Nếu như người ta chỉ lo hiểu theo lối đệ nhất đệ nhị thì đúng là lăng xăng trong nước chết. Cơ xảo này nếu như các ông không bao giờ rờ rẫm ra được lời nói của Tuyết Đậu rằng, “ Ngọa long chẳng nhìn nước đọng.” Trong nước đọng làm sao có thể có rồng ẩn được? Nếu chỉ “đệ nhất đệ nhị” thì đúng là sống trong nước cạn.Phải là nơi sóng cả ghập ghềnh, ba đào tận trời mới có thể có rồng xanh cuộn?” Há không nghe nói rằng, “ Nước đọng không chứa rồng được.” Và lờinói rằng, “ Ngọa Long vẫn sợ hồ nước xanh.” Cho nên Tuyết Đậu mới nói rằng chỗ nào không có rồng thì có trăng thanh có sóng trong gió có gió mát có sóng lặng. Chỗ nào có rồng thì không có gió mà vẫn nổi sóng. Giống hệt như Bảo Phúc nói rằng, “Đi uống trà đi!” đây đúng là không có gió mà nổi sóng. Ở đây Tuyết Đậu một lúc quét sạch tất cả những kiến chấp cho các ông, và chấm dứt luôn bài tụng. Song thầy ta vẫn còn thừa âm vận để hoàn thành văn chương của mình, y như trước nhìn thẳng ngay vào vấn đề, quả là kỳ đặc hết sức. Thầy ta nói, “ Lãng Thiền khách! Lãng Thiền khách! Tháng ba cửa Ngu bị điểm ngạch.” Mặc dù Trường Khánh là con rồng vượt qua được Long Môn, song lại bị Bảo Phúc điểm ngạch.

Tags :
Share :

Related Posts