Type something to search...
Koan 1

Koan 1

  • 13 Sep, 2024

TẮC THỨ CHÍN MƯƠI BỐN

THẤY CÁI KHÔNG THẤY TRONG KINH LĂNG NGHIÊM

THÙY Một câu trước tiếng, ngàn thánh không truyền. Một sợi trước mặt, mãi mãi không đứt. Tự tại thánh thoát, trâu trằng trên đất. Mắt chăm chú tai chăm chú, kim mao sư tử. Tạm gác những cái này qua một bên, thử nói xem, trâu trắng trên mặt đất rộng là gì?

CỬ Kinh Lăng Nghiêm nói, “ Lúc tôi không thấy, tại sao ông không thấy cái chỗ không thấy của tôi. Nếu như ông thấy chỗ không thấy của tôi thì tự nhiên đó lại không phải là cái tướng của cái không thấy kia nữa. Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên nó không phải là một vật nữa, tại sao đó lại không phải là ông?”

BÌNH Kinh Lăng Nghiêm nói, “ Lúc tôi không thấy ,tại sao các ông không thấy cái chỗ không thấy của tôi. Nếu như các ông thấy cái chỗ không thấy của tôi thì tự nhiên đó lại không phải là cái tướng của cái không thấy kia nữa. Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên nó không phải là một vật nữa, tại sao nó lại không phải là ông?” Ở đây Tuyết Đậu không dẫn đủ cả đoạn văn, nếu như dẫn đủ cả đoạn thì có thể thấy rõ hơn. Kinh nói, “ Nếu như thấy là một vật thì các ông có thể thất cái thấy của tôi. Nếu cũng cái thấy đó được gọi là thấy( cái thấy của) tôi, lúc tôi không thấy, tại sao các ông không thấy chỗ không thấy của tôi? Nếu như các ông thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên đó không phải là cái tướng của không thấy. Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên no không phải là một vật; tại sao nó lại không thấy. Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên nó không phải là một vật; tại sao nó lại không phải là các ông?” Lời rất dài không ghi cả lại ở đây. A Nan nói, “ Các đèn và cột trụ trên thế giới này đếu có thể được đặt tên, tôi vẫn còn muốn Phật chỉ ra cái diệu tính nguyên minh, gọi cái đó là gì, xin cho tôi biết ý của Phật?” Đức Thế Tôn nói, “ Tôi thấy đài hương.” A Nan nói, “ Tôi cũng thấy đài hương, làm sao ông thấy được?” A Nan nói, “ Lúc tôi không thấy thì chính tôi biết, lúc ông nói ông không thấy thì chính ông biết. Chỗ không thấy của người khác, làm sao ông biết được?” Cổ nhân nói đến chỗ này rồi các ông chỉ có thể tự biết được?” Cổ nhân nói đến chỗ này rồi các ông chỉ có thể tự biết thôi chứ không thể giải thích cho người khác được. Giống như đức Thế Tôn nói, “ Lúc tôi không thấy,tại sao ông không thấy cái không thấy của tôi? Nếu như các ông thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên đó không phải là cái tướng của cái không thấy. Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên nó không phải là một vật; tại sao nó lại không phải là ông?” Nếu các ông nói rằng các ông coi thấy như là một vật, các ông chưa thể tẩy hết các dấu tích được.” Tôi không thấy” giống như con linh dương đeo sừng. Lúc âm thanh tiếng vọng, dấu vết tung tích, khí tức đều tuyệt, các ông nhắm vào đâu mà rờ rẫm đây? Ý của Kinh lúc đầu thì túng phá lúc sau lại đoạt phá. Tuyết Đậu vượt ra ngoài con mắt của giáo mà tụng, thầy ta không tụng vật mà cũng chẳng tụng cái thấy, chỉ tụng thấy Phật mà thôi.

TỤNG

Toàn với toàn bò đều chướng mắt,

Các bậc chuyên gia cũng mô tả.

Nếu như muốn gặp lão mặt vàng,

Sát sát trần trần ở giữa đường.

BÌNH “ Toàn với toàn bò đều chướng mắt.” Kinh Niết Bàn nói về một bọn người mù sờ voi rồi mỗi người đưa ra một thiển ý. Có ông tăng hỏi Ngưỡng Sơn, “ Có người hỏi về Thiền về đạo Hòa Thượng bèn vẽ một vòng tròn rồi viết một chữ ‘bò’ trong ấy, ý của Hòa Thượng là như thế nào?” Ngưỡng Sơn nói, “ Cái đó cũng chỉ là một việc vớ vẩn mà thôi, nếu như ông hiểu ngay được nó không phải là từ bên ngoài mà đến. Nếu như ông không hiểu ngay được, nhất định là ông không hiểu đâu. Tôi thử hỏi ông điều này, các bậc tôn túc ở các nơi chỉ ra trên người ông cái gì là Phật tính? Ông xem nó là cái có nói hay cái im lặng? Hay là cái không nói mà cũng chẳng im lặng? Hay các ông coi rằng tất cả là nó hay tất cả đều không là nó?Nếu như các ông coi ngôn ngữ là nó thì các ông cũng giống như người mù nắm đuôi con voi. Nếu như các ông coi im lặng là nó thì các ông cũng giống như người mù rờ tai con voi. Nếu như các ông coi không phải ngôn ngữ hay khôn phải im lặng là nó thì các ông cũng giống như người mù rờ vòi voi. Nếu như các ông coi tất cả là nó thì các ông giống như người mù rờ bốn chân con voi. Nếu như các ông coi tất cả đều không phải là nó thì các ông vứt bỏ con voi mà rơi vào không kiến. Những gì mà những người mù này cảm thấy thì chỉ là cùng một con voi mà họ mô tả khác nhau mà thôi. Nếu như các ông muốn khá hơn thì đừng có rờ voi, đừng nói kiến văn giác tri là nó mà cũng đừng nói là không phải.”

Lục Tổ nói, “ Bồ đề vốn không cây, gương sáng cũng không đài. Bổn lai không mộtvật, chỗ nào nhuốm trần ai?” Lại cũng nói, “đạo vốn vô hình tướng, trí huệ tức là đạo. Hiểu được như thế gọi là chân Bát nhã.” Người sáng mắt nhìn thấy được toàn thể con voi, Phật kiến tính cũng giống như vậy.

“Toàn bò” phát xuất từ trong sách Trang Tử: Bào Đinh mổ bò chưa từng bao giờ thấy toàn thể bó con, cứ thuận theo lý mà cắt, lướt dao một cách tự tại , chẳng cần ra sức gì cả. Vừa mới đưa mắt nhìn đầu sừng chân thịt gì đã thấy đâu ra đấy cả rồi. Làm như thế suốt mưới chín năm mà dao vẫn sắc bén như thể mới mài xong. Đó gọi là “toàn ( Thể con) bò”. Tuy rằng Bào Đinh đặc sắc như thế,Tuyết Đậu nói rằng dù cho các ông có được như thế đi nữa, toàn bò và toàn voi cũng chẳng khác gì chướng che mắt. “ Các bậc chuyên gia cũng mô tả.” Dù cho là các chuyên gia đi nừa trong ấy vẫn chẳng mò mẫm ra được. Kể từ Ca Diếp cho đến các Tổ sư Ấn Độ và Trung Hoa, các lão hòa thượng cũng đều chỉ mô tả mà thôi.

Tuyết Đậu nói thẳng rằng, “ Nếu như muốn gặp lão mặt vàng, sát sát trần trần ở giữa đường.” Cho nên mới có lời nói rằng muốn gặp thì gặp thẳng còn nếu như đòi tìm kiếm rồi mới gặp thì vẫn còn cách xa ngàn dặm vạn dặm. Giờ đây nếu các ông muốn gặp thì sát sát trần trần vẫn là ở giữa đường. Bình thường chúng ta nói rằng mỗi hạt bụi là một cõi Phật mỗi một chiếc lá là một Thích Ca. Dù khi tất cả tam thiên đại thiên thế giới được nhìn thấy trong một hạt bụi các ông cũng vẫn chỉ ở giữa đường mà thôi, vẫn còn một nữa quảng đường nữa. Thử nói xem, ở chỗ nào vậy? Thích Ca Lão Tử vốn không tự biết, các ông muốn sư núi tôi giải thích thì làm sao mà được?

Tags :
Share :

Related Posts