Type something to search...
HOA SEN CỦA TRÍ MÔN

HOA SEN CỦA TRÍ MÔN

  • 13 Sep, 2024

THÙY

Kiến pháp tràng, lập tông chỉ, trên gấm bầy hoa. Tháo cương gỡ yên, thái bình thời tiết. Nếu như phân biện được câu đặc biệt, thì nêu lên một là hiểu ba. Nếu như chưa được như vậy, thì hãy tiếp tục lắng nghe phân xử.

CỬ

Có ông tăng hỏi Trí Môn, “ Lúc hoa sen chưa ngoi lên khỏi mặt nước thì như thế nào?” Trí Môn nói, “Hoa sen”. Ông tăng lại hỏi, “ Sau khi ngoi lân khỏi mặt nước rồi thì như thế nào?” Trí Môn nói, “ Lá sen.”

BÌNH

Luận về việc ứng cơ tiếp vật, Trí Môn kể như cũng tới mức độ nào đó. Còn nếu luận về việc cắt đứt các dòng (kiến chấp) thì Trí Môn vượt xa hơn người khác đến ngàn dặm vạn dặm. song thử nói xem đóa hoa sen đã và chưa ngoi lên khỏimặt nước này là một hay là hai? Nếu như thấy được như vậy là đã có được chỗ vào. Tuy thế song nếu bảo là một lập tức lầm lạc Phật tính mê mờ Chân như. Nếu bảo là hai, tâm cảnh đều chưa quên được, lạc vào con đường kiến giải (thiên chấp), biết bao giờ mới dứt?

Thử nói xem, ý của cổ nhân như thế nào? Kỳ thực chẳng có gì là rắc rối. cho nên Đầu Tử nói, “ Chỉ đừng vương vào ngôn ngữ văn tự. Nếu như mình hiểu được mọi vật, tự nhiên là mình không bị chấp trước, tất nhiên là không có các sai biệt thứ vị. Mình nhiếp được tất cả các pháp , mà tất cả các pháp không nhiếp được mình. Vốn đâu có được mất, huyền ảo, với lắm thứ danh mục như thế. Không thể cưỡng lập danh tự cho các pháp. Như thế thì làm sao mà các ông có thể bị lừa dối được? Các ông hỏi, cho nên đã có ngôn ngữ. Nếu như các ông không hỏi, tôi biết phải nói gì với các ông mời được đây? Tất cả mọi chuyện đều là do các ông gây ra, đều chẳng có gì can hệ đến tôi cả.” Cổ nhân nói, “ Muốn hiểu Phật tính thì phải quán thời tiết nhân duyên.”

Há không nghe Vân Môn thuật câu chuyện : có ông tăng hỏi Linh Vân, “ Lúc Phật chưa xuất thế thì như thế nào?” Linh Vân dơ phất trần lên. Ông tăng hỏi, “ Thế sau khi ( Phật) xuất thế rồi thì như thế nào?” Linh Vân lại dơ phất trần lên. Vân Môn nói, “ Lần đầu thì đánh được, lần sau đánh không được.” Lại nói, “Đừng nói tới chuyện xuất thế với không xuất thế, ở đâu có cái lúc mà ông ta hỏi?”

Cổ nhân một hỏi một đáp, hợp thời hợp lúc, chẳng hề nhiều chuyện. Nếu như các ông cứ lo tìm lời đuổi câu thì chẳng bao giờ nhằm nhò đến vấn đề cả. Nếu như các ông có thể nhìn thấu được ngôn ngữ trong ngôn ngữ, hiểu thấu được ý trong ý, nhìn thấu được cơ duyên trong cơ duyên, buông bỏ tự tại, lúc ấy mới thấy được câu trả lời của Trí Môn.

Hỏi, “ Lúc Phật chưa xuất thế thì như thế nào?” Lúc Ngưu Đầu chưa gặp Tứ Tổ thì như thế nào? Lúc hỗn độn chưa phân trong bàn thạch thì như thế nào? Lúc cha mẹ chưa sinh thì như thế nào?[1] Vân Môn nói, “ Từ xưa đến nay chỉ là một sự việc. Không có đúng không có sai, không có được cũng không có mất, không có sinh không có chưa sinh.” Đến đây cổ nhân đặt ra một con đường có chỗ vào có chỗ ra. Nếu là người chưa hiểu, thì cững giống nhhư dựa hàng rào mò vách tường, nép bên cỏ nương vào cây. nếu bảo hắn buông bỏ, hắn lại lạc vào hoang vu lãng đãng. Nếu như người đã hiểu được thì suốt mười hai giờ trong một ngày chẳng cần phải dựa vào vật gì cả. Tuy không dựa vào một vật gì, nếu nhu để lộ một cơ một cảnh, biết làm sao mà rờ rẫm đây?

Ông tăng kia hỏi, “ Lúc hoa sen chưa ngoi khỏi mặt nước thì như thế nào?” Trí Môn nói, “Hoa sen”. Đó chỉ là một câu đáp chặn câu hỏi, song đặc sắc hết sức. Các nơi đều gọi đó là “điên đảo ngữ”. Tại sao lại thế? Há không nghe Nham Đầu nói, “ Thường thì những lúc trước khi các ông mở miệng mà lại còn hay hơn.” Chỗ cổ nhân để lộ tâm cơ ra, cũng là lậu đậu lắm rồi. Người học đời nay không hiểu ý của cổ nhân, chỉ mãi lo lý luận “ ngoi lên khỏi mặt nước” với lại “ chưa ngoi lên khỏi mặt nước,” song có gì là nhằm nhò đâu.

Há không nghe chuyện có ông tăng hỏi Trí môn, “ Thế nào là bát nhã thể?” Trí Môn nói, “ Sò ngậm trăng sáng.” Ông tăng hỏi, “ Thế nào là bát nhã dụng?” Trí Môn nói, “ Con thỏ mang thai.” Nhìn xem thầy ta đối đáp như thế, người trong thiên hạ chẳng ai truy ra được ngữ mạch của thầy ta cả.

Có ông tăng hỏi Giáp Sơn, “ Lúc hoa sen chưa ngoi khỏi mặt nước thì như thế nào?” Giáp Sơn chỉ nói, “ Cột nhà đèn giấy.” Thử nói xem là giống hay khác với hoa sen? Ông tăng hỏi, “ Sau khi ngoi lên khỏi mặt nước rồi thì như thế nào?” Giáp Sơn nói, “Đầu trượng khua nhật nguyệt, dưới chân bùn quá sâu.” Các ông thử nói xem đúng hay sai? Song đừng có nhận lầm là điểm giữa cán cân. Tuyết Đậu từ bi cùng tột, phá vỡ hết kiến chấp của người ta cho nên mới tụng như sau:

TỤNG

Hoa sen lá sen cho ngài biết
Ngoi lên sao bằng lúc chưa ngoi?
Giang Bắc Giang Nam hỏi Vương lão [2]
Một hồ nghi rồi một hồ nghi.

BÌNH TỤNG

Trí Môn vốn là người Chiết Giang, phấn khởi đến Tứ Xuyên để gặp Hương Lâm. Sau khi thấu triệt (Thiền) rồi mới về ở Trí Môn, Tùy Châu. Tuyết Đậu thuộc dòng của Trí Môn, thấy được chỗ tận cùng trong cái huyền diệu của Trí Môn cho nên mới nói thẳng, “ Hoa sen lá sen cho ngài biết, ngoi lên sao bằng lúc chưa ngoi?” Muốn cho người khác hiểu trực tiếp.

Sư núi tôi nói, “ Lúc chưa ngoi lên khỏi mặt nước thì như thế nào? Cột nhà đèn giấy. Sau khi đã ngoi lên khỏi mặt nước rồi thì như thế nào? Đầu trượng khua nhật nguyệt, dưới chân bùn quá sâu.” Song các ông đừng nhận lầm đó là điểm giữa cán cân. Ngày này thiên hạ lo nhai cắn ngôn ngữ không biết tới bao giờ.

Thử nói xem lúc (hoa sen) ngoi lên khỏi mặt nước rồi thì là thời tiết gì vậy? Lúc chưa ngoi lên khỏi mặt nước thì là thời tiết gì vậy? Nếu như các ông có thể thấy được điểm này, tôi để cho các ông gặp thẳng Trí Môn đấy.

Tuyết Đậu nói nếu như các ông không thấy thì “ Giang Bắc Giang Nam hỏi Vương lão.” Tuyết Đậu ý muốn nói là các ông phải đi quanh Giang Bắc Giang Nam để hỏi các vị tôn túc về “ ngoi lân khỏi mặt nước rồi” và “chưa ngoi lên khỏi mặt nước.” Giang Nam thêm vào hai câu, Giang Bắc thêm vào hai câu, một gánh thêm một gánh, triển chuyển sinh nghi. Thử nói xem, khi nào các ông mới hết nghi được? Các ông đã nghi như thể chồn hoang, đi trên băng mỏng; lắng nghe tiếng nước (ở dưới). Nếu như không có tiếng gì thì mới qua sông được. Nếu như các người học Thiền mà cứ sinh hết mối nghi này đến mối nghi khác, bao giờ mới được yên ổn đây?

Tags :
Share :

Related Posts