Type something to search...
KIẾM SẮC CỦA BA LĂNG

KIẾM SẮC CỦA BA LĂNG

  • 13 Sep, 2024

THÙY

Thu Nhận kết quả, tận thủy tận chunhg. Đối diện vô tư, vốn chẳng từng nói. Nếu như hốt nhiên có người bước ra nói, “ Suốt cả mùa hè mãi hỏi chỉ thị, tại sao lại chẳng từng nói?” Đợi khi nào ông ngộ rồi tôi sẽ nói cho ông. Thử nói xem, đây là kỳ giáp mặt hay là có chỗ ưu điểm nào khác? Thử nêu lên xem.

CỬ

Có ông tăng hỏi Ba Lăng, “ Kiếm sắc là gì?” Ba Lăng nói, “ Từng nhánh san hô chống đỡ mặt trăng.”

BÌNH

Ba Lăng không động can qua, song trong bốn biển năm hồ lưỡi của biết bao nhiêu người bị rụng! Vân Môn tiếp thiên hạ chính bằng cách ấy. Ba Lăng thuộc dòng của Vân Môn cho nên cũng có đầy đủ phương cách của Vân Môn. Cho nên Tuyết Đậu nói, “ tôi thích cơ biến mới của Thiều Dương, cả đời thầy ta chỉ lo nhổ đinh bạt chốt cho thiên hạ.”

Câu chuyện này chính là như vậy, trong một câu tự nhiên có đủ ba câu: câu gồm chứa trời đất, câu cắt đứt các dòng (tư tưởng), câu đuổi theo sóng nước.Câu trả lời của thầy ta quả thật là kỳ đặc. Phù Sơn Viễn Lục công nói, “ Người chưa thâm thấu thì tham cứu ý nghĩa hơn là tham cứu câu văn. Còn đối với người đã thấu thì tham cứu câu văn tốt hơn là tham cứu ý nghĩa.” Trong môn hạ của Vân Môn có ba vị tôn túc trả lời về câuhỏi” Kiếm sắc” này. Họ đều nói rằng, “ Trọn vẹn.” Chỉ có Ba Lăng là trả lời vượt qua được chữ “ trọn vẹn” kia. Đây chính là câu đắc đạt.

Song thử nói xem, chữ “trọn vẹn” với lại “ từng nhánh san hô chống đỡ mặt trăng” là giống hay khác? Hồi trước ( Tuyết Đậu) nói, “ Ba cầu có thể biến, một mũi tên bay qua không gian.” Nếu muốn hiểu câu văn này cần phải cắt đứt tình trần ý tưởng, và hoàn toàn thanh tịnh thì mới hiểu được ý nghĩa lời nói “ từng nhánh san hố chống đỡ mặt trăng.” Nếu như chỉ thêu dệt thêm lậpluận thì chẳng bao giờ mà mò mẫm cho ra được.

Những lời này là tử trong bài thơ “ Nhớ Bạn” của Thiền Nguyệt: “ Dầy tựa như sắt trên Thiết Sơn, mỏng tựa tơ nhuyễn thân Song Thành. Phượng gà đất Thục thường vướng vấp, từng nhánh san hô chống mặt trăng. Trong nhà Vương Khởi giấu khó tìm, gã đói Nhan Hồi buồn trời tuyết. Cội tùng thẳng đứng sét chẳng gẫy, Gái đá áo tuyết giải ngọc trai, đeo vào Long Cung bước ung dung. Màn gấm chiếu bạc sao so lệch, rồng đen mất ngọc người biết chăng?” Ba Lăng lấy một câu trong ấy ra trả lời câu hỏi về “ kiếm sắc,” thầy ta nhanh nhẹn thật. Thổi một sợi tóc vào lưỡi kiếm để thử; nếu như sợi tóc tự đứt thì đó là kiếm sắc, và kiếm được gọi là “ Suy Mao Kiếm.” Ba Lăng chỉ dựa vào câu hỏi của ông tăng mà trả lời một cách trực tiếp. Thoại đầu của ông tăng rơi rụng mà ông ta chẳng hề hay biết.

TỤNG

Bình cái bất bình,

Khéo quá tựa vụng.

Ngón tay bán tay,

Dựa trời chiếu tuyết.

Thợ hàn khéo chẳng dũa mài được

Thợ giỏi lau chùi mũi chưa xong.

Đặc biệt,

Từng nhánh san hô chống mặt trăng.

BÌNH TỤNG

“Bình cái bất bình, khéo quá tựa vụng.” Cổ thời có những bậc hiệp khách, giữa đường nếu thấy chuyện bất bình như kẻ mạnh hiếp người yếu , bèn vung kiếm lấy đầu những kẻ mạnh. Cho nên các bậc tông sư giấu bảo kiếm dưới mi, đeo trùy vàng trong tay áo để phán đoán các việc bất bình. Khéo quá tựa vụng. Lời đáp của Ba Lăng nhằm quân bình những cái bất bình, bởi vì lời của thầy ta quá thiện xảo cho nên đâm ra lại có vẻ giống như vụng về. Tại sao vậy? Bởi vì thầy ta không xông thẳng ngay đến, mà lại đi vòng qua một bên rồi lén lấy đầu thiên hạ, mà thiên hạ chẳng hay biết.

“Ngón tay bàn tay, dựa trời chiếu tuyết.” Nếu các ông hiểu được thì đó cũng giống như thể ỷ Thiên trường kiếm. lẫm lẫm uy thần. Cổ nhân nói, “ Tâm nguyệt cô viên, sáng suốt vạn tượng. Sáng cảnh đều quên, là vật gì vậy?” Bảo kiếm này lúc thì hiện trên ngón tay lúc thì hiện trong lòng bàn tay. Thuở xưa lúc Khánh Tàng Chủ nói đến chỗ này, bèn dơ tay lên hỏi,” Có trông thấy không?” Song cũng không hẳng là phải ở trên ngón tay. Tuyết Đậu chỉ mượn con đường tắt để giúp các ông thấy ý của cổ nhân mà thôi. Song tất cả mọi nơi không thể không phải là “ Suy Mao Kiếm;” cho nên mới có lời nói rằng, “ Ba lớp sóng cao cá hóa rồng, kẻ ngu vẫn múc nước hồ đêm.”

Tuyết Đậu nói rằng kiếm này có thể dựa trời chiếu tuyết. Bình thường người ta nói rằng trường kiếm dựa trời (ỷ thiên) lâu ngày có thể chiếu sáng trên tuyết. Chỉ một chút dụng xứ này thôi mà thợ hàn khéo cũng chẳng dũa mài được, người thợ giỏi lau chùi mãi vẫn chưa xong. Tuyết Đậu tụng xong, lúc cuối cùng lại nói rõ ra rằng, “Đặc biệt!” Quả thật là kỳ đặc có ưu điểm riêng của nó chứ không giống như những kiếm bình thường. Thử nói xem, kiếm này đặc biệt ở chỗ nào? “ Từng nhánh san hô chống mắt trăng.” Đúng là không tiền khoáng hậu, độc nhất trong hoàn vũ, vô song.

Rốt cuộc như thế nào? Đầu các ông đã rụng rồi. Lão tăng còn có một bài kệ nhỏ nữa, “ Vạn hộc đầy thuyền cứ kéo đi, chỉ nhân một hạt bình nuốt rắn. Nêu lên một trăm công án cũ,ném cát vào bao nhiêu mắt người?”


[1] Chiêu Minh Thái Tử là con của Lương Vũ Đế, rất thông thạo Phậ pháp, từng viết nhiều sớ sao vể các kinh điển.

[2] A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tiếng Phạn là Anuttara-samyaksambodhi có nghĩa là giác ngộ tối thượng.

[3] Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai.”

[4] “Tì Lô” nguyên chữ là “ Tì Lô Xá Na” là chữ người Trung Hoa dùng để phiên âm chữ Phạn “ Vairocana,” có nghĩa là chân thân của Phật. Các tông phái Phật giáo giải thích chữ này theo nhiều cách khác nhau. Song thông thường thi “ Tì Nô Xá Na” thường được dùng để chỉ Pháp Thân Phật.

Tags :
Share :

Related Posts