Type something to search...

Bích Nham Lục (91 - 100)

  • 05 Nov, 2024

undefined (91 - 100)

TẮC THỨ 91: TÊ GIÁC CỦA DIÊM QUAN

Siêu tình ly kiến, cởi giây gỡ dính, đề khởi hướng thượng tông thừa, chống đỡ chính pháp nhãn tạng

Cần phải ứng đủ mười phương, rõ ràng tám hướng, đến thẳng cảnh giới như thế

Thử nói xem, còn có người cùng đắc cùng chứng cùng tử cùng sinh chăng? Thử nêu lên xem

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Một hôm Diêm Quan gọi thị giả, “Đem cho tôi cái quạt sừng tê giác xem”. Thị giả nói, “Quạt bị gẫy rồi”

Diêm Quan nói, “Nếu như quạt gẫy rồi thì ông đem tê giác lại cho tôi đi”. Thị giả không trả lời được

Đầu Tử nói, “Không phải là tôi từ chối đem tới mà chỉ e rằng sừng trên đầu nó không toàn vẹn”

Tuyết Đậu niệm rằng, “Tôi muốn cặp sừng không toàn vẹn"

Thạch Sương nói, “Nếu như tôi đem nó lại cho hòa thượng thì tôi lại không có nữa”

Tuyết Đậu niệm rằng, “Con tê giác vẫn còn đó"

Từ Phúc vẽ một vòng tròn rồi viết một chữ “tê” trong ấy

Tuyết Đậu niệm rằng, “Vừa rồi đây tại sao không dắt nó tới?"

Bảo Phúc nói, “Hòa thượng lớn tuổi rồi, đừng hỏi người khác nữa có hơn không?”

Tuyết Đậu niệm rằng, “Tiếc thay mất công mà chẳng được gì cả”


VIỆT TỤNG

Chiếc quạt tê giác dùng từ lâu

Hỏi đến té ra chẳng ai biết

Gió mát vô hạn với cặp sừng

Giống như mây mưa qua khó theo

BÌNH

Tuyết Đậu lại nói, “Nếu như các ông muốn gió mát trở lại cặp sừng mọc lại , tôi xin mời các Thiền khách mỗi người nói một chuyển ngữ

Quạt đã gẫy rồi tôi muốn các ông đem tê giác lại cho tôi. Lúc ấy có ông tăng bước ra nói, “Mời đại chúng vào cả tham Thiền đường đi”

Tuyết Đậu hét nói, “Thả câu câu kình ngư lại bắt được nhái bén”

Rồi xuống khỏi tòa. "Chiếc quạt tê giác dùng từ lâu, hỏi đến té ra chẳng ai biết”

Ai cũng có một chiếc quạt sừng tê giác, suốt hăm bốn giờ một ngày đều được nó đắc lực, tại sao lúc hỏi đến lại chẳng ai biết?

Thị giả, Đầu Tử cho đến Bảo Phúc chẳng một ai biết cả. Tuyết Đậu có biết không? Há không nghe Vô Trước đến thăm Văn Thù, lúc họ đang uống trà, Văn Thù dơ chén pha lê lên hỏi, “Phương nam có có cái này không?”

Vô Trước nói, “Không”. Văn Thù nói, “Bình thường họ dùng gì để uống trà?” Vô Trước không nói gì được

Nếu như các ông hiểu được cốt yếu của công án này, các ông sẽ biết được rằng sừng tê giác có vô hạn gió mát, lại cũng thấy được cặp sừng lừng lững trên đầu tê giác

Bốn lão hán này ăn nói như vầy giống nư mây sớm mưa chiều; một khi đã qua khó mà đuổi theo được

Tuyết Đậu lại nói, "Nếu như các ông muốn gió mát trở lại cặp sừng mọc lại, tôi xin mời các Thiền khác mỗi người nói một chuyển ngữ

Quạt đã gẫy rồi tôi muốn các ông đem tê giác lại cho tôi.” Lúc ấy một Thiền khách bước ra nói, “Mời đại chúng vào cả tham Thiền đường đi”

Ông tăng này đoạt mất quyền bính của người chủ

Tuy rằng ông ta nói được một cách hết sức là xít xao song lại chỉ mới nói được có tám phần mà thôi

Nếu như các ông muốn cả mười phần, thì cứ lật đổ giường Thiền cho ông ta

Thử nói xem, ông tăng này có hiểu tê giác hay không?

Nếu như không hiểu, ông lại biết cách nói như thế.

Nếu như ông ta hiểu, tại sao Tuyết Đậu lại không chịu chấp nhận ông ta?

Tại sao Tuyết Đậu lại nói, “Thả câu câu king ngư lại bắt được nhái bén?”

Thử nói xem, rốt cuộc là như thế nào? Các ông cử chỉ nên vô sự, thử niêm xuyết xem sao

⚡️

TẮC THỨ 92: THẾ TÔN MỘT HÔM THĂNG TÒA

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Thế Tôn một hôm thăng tòa

Văn Thù đánh trùy nói, “Quan sát cho kỹ Pháp của bậc Pháp Vương, Pháp của bậc Pháp Vương là như vầy đây”

Thế Tôn bèn xuống khỏi tòa


VIỆT TỤNG

Chuyên gia nếu biết trong rừng thánh

Pháp vương pháp lệnh không như vậy

Trong hội nếu có Tiên Đà khách

Văn Thù hà tất đánh một trùy?

⚡️

TẮC THỨ 93: ĐẠI QUANG SƯ NHẢY MÚA

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Có ông tăng hỏi Đại Quang, “Trường Khánh nói, ‘Nhân thụ trai mà tán thán’ có nghĩa là gì?”

Đại Quang bèn nhảy múa. Ông tăng cúi lạy

Đại Quang bèn nhảy múa. Ông tăng cúi lạy

Đại Quang nói, “Ông thấy được cái gì mà lạy vậy?” Ông tăng bèn nhảy múa

Đại Quang nói, “Con chồn hoang quỉ này!”


VIỆT TỤNG

Tên trước còn nhẹ tên sau sâu

Ai bảo lá vàng là vàng ròng?

Sóng nước Tào Khê nếu tương tự

Biết bao người thường bị chìm đắm

⚡️

TẮC THỨ 94: THẤY CÁI KHÔNG THẤY TRONG KINH LĂNG NGHIÊM

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Kinh Lăng Nghiêm nói, “Lúc tôi không thấy, tại sao ông không thấy cái chỗ không thấy của tôi.

Nếu như ông thấy chỗ không thấy của tôi thì tự nhiên đó lại không phải là cái tướng của cái không thấy kia nữa.

Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên nó không phải là một vật nữa, tại sao đó lại không phải là ông?”


VIỆT TỤNG

Toàn với toàn bò đều chướng mắt

Các bậc chuyên gia cũng mô tả

Nếu như muốn gặp lão mặt vàng

Sát sát trần trần ở giữa đường

⚡️

TẮC THỨ 95: TAM ĐỘC CỦA TRƯỜNG KHÁNH

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Trường Khánh có lần nói, “Thà nói rằng A La Hán có tam độc chứ đừng nói là Như Lai có nhị chủng ngữ.

Tôi không nói rằng Như Lai vô ngữ mà chỉ nói là Như Lai không có nhị chủng ngữ mà thôi.

Bảo Phúc nói, “Thế nào là ngôn ngữ của Như Lai?”

Trường Khánh nói, “Người điếc làm sao nghe được?”

Bảo Phúc nói, “Tôi biết ông nói ở mức độ thứ 2"

Trường Khánh nói, “Thế nào là ngôn ngữ của Như Lai?”

Bảo Phúc nói, “Đi uống trà đi!”


VIỆT TỤNG

Đầu hề đệ nhất đệ nhị

Ngọa long chẳng nhìn nước đọng

Nơi không, có trăng sóng trong

Nơi có, không gió sóng nổi

Lăng Thiền khách! Lãng Thiền khách!

Tháng ba cửa Ngu bị điểm ngạch

⚡️

TẮC THỨ 96: BA CHUYỂN NGỮ CỦA TRIỆU CHÂU

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Triệu Châu dùng 3 chuyển ngữ để dạy chúng

Phật bằng vàng không độ được lò

Phật bằng gỗ không độ được lửa

Phật bằng đất không độ được nước

Sau khi dạy 3 chuyển ngữ xong, cuối cùng Triệu Châu nói, “Chân Phật ngồi trong nhà”


VIỆT TỤNG

Phật bùn không qua nước

Thần quang chiếu thiên địa

Trong tuyết nếu chưa thôi

Có ai không giả tạo?

Phật vàng không qua lò

Người đến thăm Tử Hồ

Trên bảng một vài chữ

Gió mát chốn nào không?

Phật gỗ không qua lửa

Thường nghĩ ông phá lò

Cây gậy hốt nhiên đánh

Mới hay cô phụ mình...

⚡️

TẮC THỨ 97: KIM CƯƠNG KINH KHINH TIỆN

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Kinh Kim Cương nói:

“Nếu một người bị kẻ khác khinh rẻ, người ấy kiếp trước có tội chướng đáng bị đọa vào ác đạo, song vì kiếp này bị khinh rẻ, tội nghiệp kiếp trước bèn được tiêu trừ”


VIỆT TỤNG

Ngọc sáng trong tay

Có công được thưởng

Hồ Hán không đến

Toàn vô kỹ lưỡng

Đã không kỹ lưỡng

Ba tuần lạc đường

Cồ Đàm, Cồ Đàm!

Biết tôi hay không?

Lại nói, “Khám phá ra rồi”

⚡️

TẮC THỨ 98: HAI CÁI SAI CỦA THIÊN BÌNH HÒA THƯỢNG

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Lúc Thiên Bình hòa thượng đi hành cước có đến tham kiến Tây Viện. Thường nói rằng, “Đừng nói là ông hiểu Phật pháp, tìm một người cử được thoại đầu cũng chẳng ra.”

Một hôm Tây Viện trông thấy Thiên Bình từ xa, gọi rằng, “ Tùng Ỷ!” Thiên Bình ngẩng đầu. Tây Viện nói, “ Sai!” Thiên Bình bước tới hai ba bước, Tây Viện lại nói, “ sai!”Thiên Bình bước đến gần; Tây Viện nói, “ Hai cái sai vừa rồi, là Tây Viện sai hay là thượng tọa sai?” Thiên Bình nói, “Tùng Ỷ sai.” Tây Viện nói, “Ở đây qua mùa hạ đi, rồi tôi sẽ cùng thượng tọa bàn về hai cái sai kia.” Thiên Bình lúc ấy vẫn bỏ đi.

Sau này lúc trụ viện, Thiên Bình nói với đại chúng rằng, “Ban đầu lúc tôi đi hành cước , bị gió nghiệp thổi đến tận chỗ Tử Minh Trưởng Lão, Trưởng Lão nói, “ Sai!” hai lần liên tiếp, rồi lại giữ tôi qua mùa hạ, để mà bàn luận. Không phải lúc đó tôi mới sai, ngay lúc khởi hành đi phương nam, tôi đã biết là sai rồi.”


VIỆT TỤNG

Các Thiền gia,

Thích khinh bạc

Tham đầy một bụng dùng chẳng được,

Đáng buốn đáng cười lão Thiên Bình

Lại hận lúc đầu đã hành cước

Sai, sai!

Gió mát Tây Viện tan chẩy ngay

Tuyết Đậu lại nói, “Nếu như có ông tăng bước ra nói, ‘Sai!’ Cái ‘sai” của Tuyết Đậu phải so sánh như thế nào với cái ‘Sai’ của Thiên Bình.”

⚡️

TẮC THỨ 99: THẬP THÂN ĐIỀU NGỰ CỦA TÚC TÔNG

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Túc Tông Hoàng Đế hỏi Huệ Trung Quốc Sư, “Thập thân điều ngự là gì?”

Quốc Sư nói, “Thí chủ bước trên đầu Tì Lô mà đi”

Túc Tông nói, “ Quả nhân không hiểu”

Quốc Sư nói, “Đừng nhận thanh tịnh Pháp thân của mình”


VIỆT TỤNG

Thầy của một nước chỉ cưỡng danh

Chỉ mình Nam Dương lừng tiếng thơm

Đại Đường phò được chân thiên tử

Từng đi trên đỉnh đầu Tì Lô

Trùy sắt đập nát hoàng kim cốt

Giữa trời và đất là vật gì?

Ba ngàn sát hải đêm lặng lẽ

Chẳng biết ai vào hang rồng xanh?

⚡️

TẮC THỨ 100: KIẾM SẮC CỦA BA LĂNG

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Có ông tăng hỏi Ba Lăng: “Kiếm sắc là gì?”

Ba Lăng nói: “Từng nhánh san hô chống đỡ mặt trăng”


VIỆT TỤNG

Bình cái bất bình

Khéo quá tựa vụng

Ngón tay bán tay

Dựa trời chiếu tuyết

Thợ hàn khéo chẳng dũa mài được

Thợ giỏi lau chùi mũi chưa xong

Đặc biệt

Từng nhánh san hô chống mặt trăng

⚡️

Tags :
Share :

Related Posts