Type something to search...

Bích Nham Lục (1 - 10)

  • 05 Nov, 2024

Bích Nham Lục (1 - 10)

TẮC THỨ 1: CÁI TRỐNG KHÔNG CỦA ĐẠT MA

Thấy khói bên kia núi biết là có lửa, thấy sừng bên kia tường biết là có trâu. Chỉ một hiểu ba, thoáng nhìn đã rõ, đó cũng như chuyện cơm nước thường ngày của tăng sĩ. Còn như cắt đứt các dòng nhánh, hiện lên ở phương đông, chìm đi ở phương tây, tung hoàng nghịch thuận, tự tại cho hay lấy, vào giây phút đó, thử nói xem là hành tung của kẻ nào? Thử nhìn vào những lời dây dưa của Tuyết Đậu

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Lương Vũ Đế hỏi Đạt Ma Đại Sư, “Thế nào là sự thật cứu cánh siêu phàm?”

Đạt Ma nói, “Trống không chẳng có gì là siêu phàm”

Vũ Đế hỏi, “Thế đối diện Trẫm là ai vậy?”

Đạt Ma nói “Không biết”. Vũ Đế không hiểu, Đạt Ma bèn sang sông qua nước Ngụy

Sau đó Vũ Đế thuật lại câu chuyện trên cho Chí Công

Chí Công hỏi , “Thế bệ hạ đã biết người ấy là ai chưa?”

Vũ Đế nói “ Không biết”

Chí Công nói, “Đó chính là Bồ Tát Quan Âm đến để truyền tâm ấn của Phật”

Vũ Đế lấy làm ân hận, bèn sai sứ đuổi theo để mời Đạt Ma trở lại

Chí Công nói, “Đừng có nói là bệ hạ sai sứ đuổi theo, dù cho là cả nước có đuổi theo đi nữa người ấy cũng không trở lại đâu”


VIỆT TỤNG

Một tên bình thường một ưng rơi

Lại thêm tên nữa mất công thôi

Trở về Thiếu Thất ngồi yên đó

Vũ Đế đừng mong ngỏ lời mời

Lại nói, “Ai muốn mời Đạt Ma trở lại cơ?”

(Đoan Hòa Thượng)


VIỆT TỤNG

Sự thật trống không

Làm sao phân biện

Trước trẫm là ai?

Còn nói không biết

Do đó lén qua sông

Há không sinh gai góc

Cả nước đuổi theo cũng chẳng về

Ngàn sau ngàn xưa nhớ mong suông

Đừng nhớ mong

Gió thổi mặt đất bao giờ ngưng

Sư nhìn hai bên nói

Nơi này còn có Tổ Sư chăng

Tự đáp: “Có”

Đến đây rửa chân cho lão tăng

BÌNH

Tuyết Đậu tụng công án này, giống như y thể khéo múa Thái A Kiếm, uyển chuyển trong không, đương nhiên không phạm phải mũi nhọn

Nếu như không có cái khả năng này, thì vừa nhặt kiếm lên tay hẳn đã bị mũi nhọn đả thương

Đối với những người đủ mắt để nhìn thấy thì một niệm, một xuyên, một khen, một chê, chỉ dùng tứ cú mà định đoán cả một tắc công án. Phàm việc tụng cổ, thường là giảng về Thiền một cách vòng vo, nêu lên ý chính của vấn đề xưa, rồi theo các dữ kiện mà kết thúc công án, chỉ có thế thôi

Tuyết Đậu giáp mặt trực tiếp với công án, lập tức tụng rằng, “Sự thật trống không, làm sao phân biện?”

Dưới câu đầu, Tuyết Đậu thêm một câu này, quả là kỳ đặc hết sức

Thử nói xem, rốt cuộc phải phân biện như thế nào? Dù cho có mắt sắt người đồng đi nữa, cũng chẳng biết đường nào mà rờ rẫm

Đến chỗ này rồi, há có thể lấy tỉnh thức ra mà đắn đo được sao? Do đó mà Vân Môn nói, “ Như đánh đá lửa, giống ánh điện chớp”

Vấn đề này không nằm trong sự suy nghĩ hay ý tưởng

Đến lúc mà ông há miệng, thì đâu còn có công dụng gì nữa. Ngay lúc tính toán so đo vừa khởi, thì con chim cắt đã bay qua Tân La (Cao Ly) rồi

Tuyết Đậu nói, “Các ông tăng trong thiên hạ, các ông phân biện vấn đề này như thế nào? Đối diện với trẫm là ai?”

Lại còn nói “không biết”. Đây chính là chỗ từ tâm của Tuyết Đậu, nổ lực không ngớt để giúp thiên hạ

Thử nói xem “trống không” và “ không biết” là một hay hai. Nếu như người đủ khả năng hiểu, thế nào cũng phân nó làm hai

Thiên hạ ở mọi nơi thường nói, “Tuyết Đậu cùng lắm chỉ nêu lại vấn đề lên một lần nữa mà thôi”

Đâu có biết rằng, bốn câu tụng đã nói lên hết ý nghĩa của công án rồi

Sau đó vì lòng từ bi, Tuyết Đậu mới tụng sự tích nhân duyên rằng, “ Do đó lén qua sông, há không sinh gai góc?”

Đạt Ma đến xứ này vốn để giải thoát thiên hạ khỏi chỗ dính dấp ràng buộc, nhổ đinh bạt chốt, cắt dọn gai góc

Tại sao Tuyết Đậu lại đi nói rằng Đạt Ma làm gai góc sinh? Cũng không phải chỉ vào buổi ấy, mà ngày nay dưới chân mọi người gai góc cũng đã thâm đến mấy trượng

“Cả nước đuổi theo cũng chẳng về, ngàn xưa ngàn sau nhớ mông suông”, đúng là không phải trượng phu

Thử nói xem, Đạt Ma ở đâu? Nếu thấy được Dạt Ma thì sẽ thấy được chỗ vì người của Tuyết Đậu.

Tuyết Đậu lại sợ thiên hạ mải đuổi theo kiến thức thường tình, cho nên mở tung khóa chốt, để lộ chỗ thấy của mình mà nói rằng, “Đừng nhớ mong! Gió thổi mặt đất bao giờ ngưng”

Nếu đã không nhớ mong, thì các chuyện dưới chân mình làm sao mà nảy sinh? Tuyết Đậu nói, hiện giờ ở đây, gió trong thổi mặt đất, trên trời dưới đất, có chỗ nào là cùng cực?

Tuyết Đậu đem tất cả các việc từ thiên cổ vạn cổ ném ngay ra trước mặt

Không phải chỉ với một mình Tuyết Đậu, mà ngay hiện giờ có chỗ nào là cùng cực? Ngay cả nơi con người các ông,có chỗ nào là cùng cực?

Tuyết Đậu lại vẫn sợ thiên hạ sẽ chấp trước vào chỗ này, cho nên lại mượn vào phương tiện, lớn tiếng nói, “Nơi này còn có Tổ Sư chăng?” Rồi tự trả lời, “Có”

NaNQuả tình là hạ thấp quang huy của người ta một cách quá đáng, song lúc ấy Tuyết Đậu cũng đã cung hiến cả tay chân mình

Thử nói xem, ý của Tuyết Đậu nằm ở chỗ nào? Đến chỗ này rồi thì có gọi là lừa cũng được, có gọi là ngựa cũng được, mà có gọi là Tổ Sư cũng được

Song làm sao có thể gọi tên hay mô tả được? Ý kiến thông thường rằng Tuyết Đậu chỉ lợi dụng Tổ Sư, may thay chẳng có gì nhằm nhò với việc này cả

Nhưng mà thử nói xem, rốt cuộc là chuyện gì đây? “Chỉ cho lão hồ biết, không cho lão hồ hiểu”

⚡️

TẮC THỨ 2: CHÍ ĐẠO VÔ NAN CỦA TRIỆU CHÂU

Trời đất hẹp, trăng sao tinh tú đồng thời tối ám. Dù cho là gậy giáng xuống như mưa sa, tiếng hét vang dội như sấm động, các ông vẫn chưa đảm đương được việc hướng thượng của tông môn

Dù cho là chư Phật của 3 đời, cũng chỉ có thể tự biết. Tổ Sư của các thế hệ cũng không thể đề cập rốt ráo được vấn đề

Cả một kho giáo lý cũng không giải thích hết, các tăng sĩ thông thái cũng không tự cứu được. Đã đến mức độ này rồi, làm thế nào còn xin chỉ đạo nữa được?

Nói ra chữ “Phật” chẳng khác gì là lội trong nước bùn, nói ra chữ “ Thiền” cả mặt lúng túng

Bậc thượng sĩ có công tu tập lâu dài chẳng cần phải đợi ai nói, còn kẻ hậu học căn cơ thô thiển thì vẫn cần phải điều nghiên và hiểu thấu

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Triệu Châu dạy chúng nói, “Đạo lớn không khó miễn đừng so đo. Vừa có ngôn ngữ lập tức có lựa chọn so đo. Điều này hết sức minh bạch. Lão tăng này chẳng ở nơi minh bạch. Các ông có còn trì giữ gì chăng?”

Lúc ấy có ông tăng hỏi, “Không ở nơi minh bạch, thì thầy trì giữ cái gì?”

Triệu Châu nói “Tôi cũng chẳng biết nữa”

Ông tăng nói, “Hòa thượng đã không biết cớ sao còn nói là không ở nơi minh bạch?”

Triệu Châu nói, “Hỏi về vấn đề là đủ rồi. Mau lạy rồi trở lui.”


VIỆT TỤNG

Đạo lớn không khó

Đầu mối ngôn ngữ

Một có nhiều loại

Hai không nhị nguyên

Chân trời nhật nguyệt lên xuống

Ngoài song núi thâm nước lạnh

Trong đầu ý cạn sao còn vui

Cây khô điệu sáo vẫn chưa dứt

Khó thật! Khó thật!

BÌNH

Tuyết Đậu biết ý của Triệu Châu cho nên mới tụng rằng, “Đạo thật không khó.” Sau đó lại nói tiếp, “Đầu mối ngôn ngữ”. Chỉ một mà không hiểu ba

Tuyết Đậu nói, “Một có nhiều loại, hai không nhị nguyên” đây chính là lấy 3 mà hiểu lại 1

Thử nói xem đâu là đầu mối ngôn ngữ? Tại sao trong một có nhiều loại mà trong hai lại không có nhị nguyên?

Nếu như không đủ mắt để nhìn, biết rờ rẫm ở đâu đây?

Nếu như hiểu được 2 câu này, thì đúng như cổ nhân gọi là “trở thành thuần nhất lại như xưa thấy núi là núi sông là sông, dài là dài, ngắn là ngắn, trời là trời, đất là đất”

Song cũng có lúc gọi trời là đất, có lúc gọi đất là trời, có lúc bảo núi không phải là núi, bảo sông không phải là sông. Rốt cuộc làm thế nào để được bình an?

Gió tới cây rung, sóng dâng thuyền lên. Xuân sinh hạ trưởng, thu liễm đông tàn. Mọi vật tự diễn biến theo thứ tự bình thường của chúng. 4 câu tụng này đột nhiên dứt tuyệt.

Tuyết Đậu có thừa tài, cho nên mới mở túi ra cho chúng ta một kết luận

Có điều chỉ giống như đặt thêm đầu lên đầu mà thôi, nói rằng “Đạo Phật không khó, đầu mối ngôn ngữ. Một có nhiều loại, hai không có nhị nguyên”

Tuy rằng không có nhiều sự vật, song nơi chân trời lúc mặt trời mọc thì mặt trăng lặn, ngoài song lúc núi thâm thì nước lạnh

Đến mức này rồi thì ngôn ngữ cũng đến nơi cùng cực, cái gì cũng là đạo và mọi vật đều là thật. Phải chăng đây là lúc mà tâm cảnh đều quên, hợp thành thuần nhất

Đầu lời tụng Tuyết Đậu có hơi đơn độc và lừng lững; khúc cuối lại cũng có phần lậu đậu không ít. Nếu như tham rõ ra thấy suốt được, thì nó giống như mùi vị của đề hồ

Còn nếu như vẫn chưa dứt bỏ được cảm quan, thì chỉ thấy mơ hồ lúng túng, tuyệt nhiên không thể hiểu được lối nói chuyện này.

“Trong đầu ý cạn sao còn vui, cây khô điệu sáo vẫn chưa dứt”

Đây chính là chỗ phối hợp, các công án hỏi về Đạo của người xưa, Tuyết Đậu rút tỉa ra, xâu vào một chuỗi, rồi dùng mà tụng “đạo lớn không khó, miễn đừng so đo”

Người bây giờ không hiểu ý cổ nhân, chỉ cắn chữ nhai câu, đến bao giờ mới hết đây? Phải là một người thông thạo lắm mới hiểu được lối nói chuyện này.

Chẳng lẽ chưa nghe có ông tăng hỏi Hương Nghiêm, “Thế nào là đạo?” Hương Nghiêm đáp, “Điệu sáo trong rừng cây khô”

Ông tăng hỏi, “Thế nào là người trong đạo?” Hương Nghiêm đáp, “Đôi mắt trong đầu lâu”. Sau đó ông tăng hỏi Thạch Sương, “ Thế nào là điệu sáo trong rừng cây khô?”

Thạch Sương nói, “Vẫn còn thấy vui.” Ông tăng nói, “Thế nào là đôi mắt trong đầu lâu?” Thạch Sương nói, “ Vẫn còn vướng vào trong trí thức”

Ông tăng thuật lại cho Tào Sơn. Tào Sơn nói, “Huyết mạch chưa đoạn”. Ông tăng hỏi,” Thế nào là đôi mắt trong đầu lâu?” Tào Sơn nói, “Chưa khô hết”

Ông tăng hỏi, “Ai là người nghe thấy?” Tào sơn nói, “Không trời đất là không có người nào không nghe”

Ông tăng hỏi,” Không hiểu cái câu “điệu sáo’ kia trích dẫn từ đâu?” Tào Sơn nói, “Không hiểu là trích dẫn từ đâu, song những ai nghe thấy đều chết cả”

Rồi tụng rằng, “ Cây khô điệu sáo thật thấy đạo, đầu lâu không thức mắt mới sáng. Hỉ thức diệt hết mọi sự dứt, sao phân biệt được trong với đục?”

Tuyết Đậu có thể nói là có kỹ sảo lớn, một lúc mà co thể tóm lược bài tụng cho các ông. Tuy như vậy, chẳng hề vướng vào nhị nguyên.

Chỗ cuối bài tụng, Tuyết Đậu có ý vì người, mới nói, “Khó thay, khó thay!” Chính cái “khó thay, khó thay, khó thay” này mà các ông phải tham cho thấu thì mới có thể hiểu được

Tại sao lại như thế? Há không nghe Bách Trượng nói, “Tất cả ngôn ngữ, sơn hà đại địa, mỗi cái tự trở về với chính mình”

Phàm những cái Tuyết Đậu nêu ra hay lấy đi cuối cùng đều tự trở về chính nó

Thử nói xem chỗ nào là chỗ Tuyết Đậu vì thiên hạ? So đo, minh bạch, tự ông nhìn lấy? Đã bày vẽ dây dưa, tại sao lại còn nói, ông tự nhìn lấy”

Thử nói xem ý của thầy ta ở chỗ nào? Đừng có nói là người khác không hiểu nổi, ví dù sư núi này đến chỗ đó, cũng chẳng thể nào hiểu nổi

⚡️

TẮC THỨ 3: MÃ SƯ BẤT AN

Một cơ một cảnh, một lời một câu,phải tìm lối mà vào. Có một vết thương trên thịt, nó có thể thành hang thành động

Đại dụng hiện tiền không còn qui tắc. Phải tìm cho ra cái chỗ hướng thượng

Nó bao trùm trời đất, song không biết chỗ nào mà rờ rẫm

Như vậy cũng được mà không như vậy cũng được, thế thì quá rườm ra

Như vậy cũng không được mà không như vậy cũng không được, thế thì quá đơn độc

Không theo hai con đường này, như thế nào mới đúng? Xin thử nêu ra xem

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Mã Đại Sư không khỏe. Viện chủ hỏi “Gần đây sức khoẻ của hòa thượng như thế nào?

Đại sư nói, “Nhật diện Phật, nguyệt diện Phật"


VIỆT TỤNG

Nhật diện Phật nguyệt diện Phật

Ngũ đế tam hoàng là cái gì?

Hai mươi năm nay bao tân khổ

Vì mấy người bận vào hang rồng!

Cái mệt nhọc này đáng nói lại

Nạp tăng mắt sáng chớ coi thường

BÌNH

Khi Tống Thần Tông còn tại vị (1086 - 1085) ông ta nghĩ rằng bài tụng này châm biếm quốc gia, cho nên không cho phép ghi vào Đại Tạng

Trước hết Tuyết Đậu nêu ra, “Nhật diện Phật nguyệt diện Phật, Ngũ đế tam hoàng là cái gì?” Thử nói xem, ý của thầy ta nằm ở đâu?

Vừa rồi tôi mới giải thích cho quí vị rồi. Tuyết Đậu trực tiếp chú giải (Mã Tổ)

Cho nên mới có lời nói rằng “Thả câu bốn biển, chỉ câu mãnh long” Chỉ một câu này đã chấm dứt bài tụng.

Sau đó, Tuyết Đậu lại vụng về việc nổ lực tham thiền cả đời của thầy ta. “ Hai mười năm nay bao tân khổ, vì người mấy bận vào hang rồng”

Tuyết Đậu giống cái gì? Giống như một người vào hang rồng để tìm ngọc. Sau đó mới phá tan vô minh

Dù việc này có thể nói là kỳ đặc hết sức, nguyên lai chỉ giống như “Ngũ đế tam hoàng là cái gì?"

Thử nói xem, cốt yếu của lời nói của Tuyết Đậu nằm ở chỗ nào? Cần phải tự mình lui lại mà ngó, sau đó mới thấy được nó nằm ở chỗ nào?

Đa số người ta không hiểu ý của Tuyết Đậu chỉ nói là thầy ta châm biếm quốc gia. Hiểu như thế, chỉ là tình kiến

Đây là trích từ bài “Công Tử Hành Thi” của Thiền Nguyệt, “Áo gấm thêu, tay cầm chim cắt; lững thững mặt mày đầy khinh hốt

Cấy gặt khó khăn nào hay biết, Ngũ đế tam hoàng là cái gì?”

Tuyết Đậu nói, “Cái mệt nhọc này đáng nói lại, nạp tăng mắt sáng chớ coi thường”.

Có bao nhiêu người sinh sống trong hang rồng? Dù cho ông có là ông tăng mắt sáng có mắt trên trán và đạo bùa dưới nách,

chiếu sáng khắp tứ phương thiên hạ, đến chỗ này cũng không thể khinh hốt, mà phải cẩn trọng mới được

⚡️

TẮC THỨ 4: ĐỨC SƠN MANG BAO HÀNH TRANG

Dưới thanh niên bạch nhật, không cần phải vạch đông chỉ tây. Song tùy thời tiết nhân duyên vẫn cần phải tùy bệnh cho thuốc

Thử nói xem, buông thả hay giữ chặt cái nào hơn? Thử nêu ra xem sao.

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Đức Sơn đến nơi của Qui Sơn, ôm bao hành trang vào Pháp đường, đi từ tây qua đông rồi từ đông qua tây, nhìn quanh nói, “Vô, vô” rồi bỏ ra ngoài

Tuyết Đậu phê bình rằng “ Khám phá ra rồi.” Song khi Đức Sơn đến cổng lại nói, “ Cũng không nên thô suất như thế”

Rồi lại đầy đủ uy nghi trở vào gặp Qui Sơn. Lúc Qui Sơn ngồi đó, Đức Sơn dơ tọa cụ lên nói, “Hòa thượngn!”

Qui Sơn toan chụp lấy phất trần, Đức Sơn bèn hét, rồi rũ áo bỏ đi ra. Tuyết Đậu phê bình rằng, “Khám phá ra rồi.”

Đức Sơn quay lưng về Pháp đường, mang dép cỏ vào rồi bỏ đi. Tối đến Qui Sơn hiỏ vị thủ tòa, “Người vừa rồi mới đến đâu rồi?”

Thủ tòa nói, “Lúc ấy ông ta quay lưng về Pháp đường, mang dép cỏ vào rồi bỏ đi”

Qui Sơn nói, “Người ấy sau này thế nào cũng lên đỉnh cao tự xây am cỏ mà tiếp tục bài Phật bang Tổ.”

Tuyết Đậu phê bình, “Thêm sương lên tuyết"


VIỆT TỤNG

Một khám phá

Hai khám phá

Thêm sương lên tuyết

Phi Kỵ tướng quân vào trại địch

Còn được an toàn có mấy kẻ?

Vội đi qua

Không buông tha

Trên đỉnh cô đơn ngồi trong cỏ

BÌNH

Tuyết Đậu tụng một trăm tắc công án, từng tắc một thắp hương mà nêu. Cho nên những bài tụng ấy rất được lưu hành trên đời. Thầy ta rành văn chương, thông hiểu công án

Bao giờ cũng suy nghĩ chín chắn rồi mới hạ bút. Tại sao lại thế? Rồng rắn dễ phân, lừa tăng lại khó

Tuyết Đậu tham thấu nhân duyên này, viết ba câu phê bình ở những chỗ gay go khó hiểu nhất. Rồi toát yếu lại mà làm tụng.

“Thêm sương trên tuyết” gần như rơi vào nguy hiểm. Còn Đức Sơn thì như thế nào? Giống như Phi ky Tướng Quân vào trại địch, tức là Lý Quảng thiện xạ đượcvua phong làm Phi Ký Tướng Quân

Sau khi đánh giặc, bị người Phiên bắt, toan cho ngựa xé.Quảng giả chết. Nửa đường len lén mở mắt, thấy tên lính canh trong tay có cung tên,

bèn tung mình đoạt cung tên trong tay tên lính canh trong tay có cung tên, bèn tung mình đoạt cung tên trong tay tên lính canh, bắn chết tên lính canh. Rồi đoạt ngựa mà tẩu thoát

Bọn giặc tiếp tục đuổi theo, bị Quảng giương cung bắn chết một tên , giặc sợ quá bèn lui. Gã hán tử này có khả năng sống lại từ cõi chết

Tuyết Đậu dẫn tích này trong tụng để so sánh với việc Đức Sơn trở lại gặp Qui Sơn, giống như thể Lý Quảng lại được trở về Hán, và lại cũng nhảy ra lại như xưa.

Nhìn xem người xưa thấy rốt ráo, hành rốt ráo dụng rốt ráo; quả thật là anh hùng. Phải có cái tài giết người không chớp mắt thì mới có thể lập tức thành Phật được

Chỉ có người lập tức thành Phật, giết người không chớp mắt mới có phần tự do tự tại. Như người bây giờ bị hỏi, mới đấu thì còn có vẻ khí khái của tăng sĩ,

song chỉ hỏi dồn một chút, là lập tức bụng mềm chân nhuyễn, lúng ta lúng túng, thiếu hẳn sự liên tục.

Cho nên cổ nhân nói,”Tương tục là vấn đề rất khó”. Hãy nhìn Đức Sơn Qui Sơn Hành xử, phải chăng kiến giải của họ luộm thuộm vụng về?Còn được an toàn có mấy kẻ? Vội đi qua”

Đức Sơn hét bỏ đi, giống như Lý Quảng bày kế đoạt cung sau khi bị bắt, bắn chết tên lính gác người Phiên, mà trốn thoát khỏi trại giặc. Tuyết Đậu tụng chỗ này quả là có công phu.

Đức Sơn quay lưng về Pháp đường, mang dép cỏ vào rồi bỏ đi. Có người nào bảo thầy ta thắng thế, đâu có biết rằng lão hán (Qui Sơn) này vẫn như trước đâu có chịu buông tha thầy ta?

Tuyết Đậu nói, “Không buông tha”

Tối đến Qui Sơn hỏi vị thủ tòa, “Người vừa rồi mới đến đâu rồi?”

Thủ tòa nói, “Lúc ấy ông ta quay lưng về Pháp đường, mang dép cỏ vào rồi bỏ đi.”

Qui sơn nói, "Người ấy sau này thế nào cũng lên đỉnh cao tự xây am cỏ mà tiếp tục bài Phật bang Tổ”

Qui Sơn chịu buông tha Đức Sơn bao giờ? Dù sao Đức Sơn cũng kỳ đặc hết sức. Đến chỗ này tại sao Tuyết Đậu lại nói, “Trên đỉnh cô đơn ngồi trong cỏ?” Xong rồi lại hét?

Thử nói xem, Ý của thầy ta là ở chỗ nào? Tham Thiền thêm 30 năm nữa đi!!!

⚡️

TẮC THỨ 5: HẠT GẠO CỦA TUYẾT PHONG

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Tuyết Phong dạy chúng nói rằng: “Gom cả trời đất lại, chỉ lớn bằng một hạt gạo. Ném xuống trước mặt, nếu vẫn mê mờ không hiểu tôi sẽ đánh trống mời tất cả mọi người đến xem.

⚡️

TẮC THỨ 6: MỘT NGÀY ĐẸP CỦA VÂN MÔN

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Vân Môn Đại Sư nói, “Không hỏi ông về trước ngày 15, sau ngày 15 thử nói một câu xem?”

Rồi tự trả lời, “Ngày nào cũng là một ngày đẹp!”

⚡️

TẮC THỨ 7: HUỆ SIÊU HỎI VỀ PHẬT

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Có ông tăng (Huệ Siêu) hỏi Pháp Nhãn, “Huệ Siêu xin hỏi hòa thượng, Phật là gì?”

Pháp Nhãn nói, “Chú là Huệ Siêu”

⚡️

TẮC THỨ 8: THÚY NHAM DẠY ĐỒ CHÚNG CUỐI HẠ

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Cuối mùa kiết hạ Thúy Nham dạy chúng rằng, “Cả một mùa hạ Thuý Nham đã nói chuyện với các huynh đệ. Thử nhìn xem lông mày của Thúy Nham có còn không?”

Bảo Phúc nói, “Kẻ làm giặc tâm trống không”

Trường khánh nói, “ Sinh”

Vân Môn nói, “Quan”

⚡️

TẮC THỨ 9: BỐN CỬA CỦA TRIỆU CHÂU

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Có ông tăng hỏi Triệu Châu, “Triệu Châu là gì?“

Triệu Châu nói, “Đông môn, nam môn, tây môn, bắc môn”


VIỆT TỤNG

Trong câu vấn để trình thẳng đến

Trong mắt kim cương không hạt bụi

Đông nam tây bắc đối diện nhau

Bao nhiêu trùy đập mở không ra

⚡️

TẮC THỨ 10: BA TIẾNG HÉT CỦA MỤC CHÂU

CÔNG ÁN (CỬ / TẮC)

Mục Châu hỏi ông tăng, “Ông mới từ đâu đến vậy?” Ông tăng bèn hét.

Mục Châu nói, “Lão tang bị ông hét một lần”. Ông tăng lại hét nữa.

Mục Châu nói, “Ba bốn tiếng hét, sau đó thì sao?” Ông tăng không nói gì được.

Mục Châu bèn đánh rồi nói, “Cái gã vô tích sự này.”


VIỆT TỤNG

Hai hét với ba hét

Thành thạo biết cơ biến

Nếu như cưỡi lưng cọp

Cả hai thành ra mù

Ai mù đâu?

Nêu lên cho cả thiên hạ xem!

⚡️

Tags :
Share :

Related Posts