Type something to search...
Ngữ lục Thiền sư Thiên Như Duy Tắc

Ngữ lục Thiền sư Thiên Như Duy Tắc

  • 11 Sep, 2024
  • Thiền sư Thiên Như Duy Tắc (天如惟則, Tenjo Isoku, ?-1354): vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Thiên Như (天如), người vùng Vĩnh Tân (永新), Cát An (吉安, Tỉnh Giang Tây), họ Đàm (譚). Lúc nhỏ ông lên Hương Sơn (香山), xuống tóc xuất gia, rồi đến tham học với Trung Phong Minh Bổn (中峰明本) ở Thiên Mục Sơn (天目山) và kế thừa dòng pháp của vị này. Về sau, ông dừng chân trú tại Sư Tử Lâm (師子林) ngoài Thành Cô Tô (姑蘇城), Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô) và cổ xướng Thiền phong của mình. Ông có bộ Sư Tử Lâm Thiên Như Hòa Thượng Ngữ Lục (師子林天如和尚語錄) 9 quyển, và được ban tặng hiệu là Phật Tâm Phổ Tế Văn Huệ Đại Biện Thiền Sư (佛心普濟文慧大辨禪師). Vào năm thứ 14 niên hiệu Chí Chánh (至正), ông thị tịch.

  • Trong Tịnh Độ Đàm Chung (淨土曇鐘) có thâu lục các tác phẩm của ông như:

  • Lăng Già Kinh Viên Thông Sớ (楞伽經圓通疏),
  • Thiền Tông Ngữ Lục (禪宗語錄),
  • Tịnh Độ Hoặc Vấn (淨土或問),
  • Thập Pháp Giới Đồ Thuyết (十法界圖說)…

  • Sinh không biết từ đâu đến, gọi là sinh đại. Tử không biết về đâu, gọi là tử đại.

  • Khi tử thần đến chỉ còn biết co tay giật chân.

  • Huống nữa, đường trước mịt mờ theo nghiệp thọ báo, thật là cái việc rất khẩn cấp vậy.

  • Cái đó là cảnh quả báo của sinh tử.

  • Nếu luận về gốc nghiệp sinh tử, tức là ngày nay phóng tâm chạy theo thanh sắc khiến phải thất điên bát đảo, chính là gốc ở nó.

  • Do đó Phật tổ vận đại từ bi hoặc dạy ông tham thoại đầu, hoặc dạy niệm Phật, khiến ông quét sạch vọng niệm, nhận ra mặt thật xưa nay (bản lai diện mục), làm cái việc khoáng đạt đại giải thoát.

  • Nhưng, người nay tu không linh nghiệm bởi 3 thứ bệnh:

1- Không gặp thiện tri thức chỉ dạy.
2- Không thống thiết ghi nhớ việc lớn sinh tử, lửng lơ thong thả không ngờ mình ở trong vô sự.
3- Đối với danh hư lợi ảo ở thế gian, quán không tan buông không rời, lên ngồi trên bồ đoàn mà vọng duyên ác tập đoạn không được, bỏ không khỏi.
Chỗ phong ba dấy động, bất giác thân này lăn vào trong biển nghiệp, trôi giạt đông tây.
  • Người chân chánh học đạo đâu có cam chịu như vậy. Phải tin quyết lời Tổ sư dạy: “Tạp niệm lăng xăng làm sao hạ thủ công phu? Chỉ một câu thoại đầu như cầm cây chổi sắt quét dọn, càng quét nó càng nhiều, càng nhiều lại càng quét, quét xuôi không được thì quét ngược, hốt nhiên quét tận thái hư không, muôn sai ngàn biệt một đường suốt thấu.” Chư thiện đức! Nỗ lực đời này cho liễu ngộ, đừng để vĩnh kiếp thọ tai ương.

  • Có người tự nghi niệm Phật cùng tham thiền không đồng? Đâu biết rằng tham thiền chỉ mong biết được tâm thấy được tánh, niệm Phật ngộ tự tánh Di-đà duy tâm Tịnh độ, làm gì có hai lý.

  • Kinh nói: “Nhớ Phật, niệm Phật hiện tiền và đời sau quyết định thấy Phật.” Đã nói hiện tiền thấy Phật thì cùng với tham thiền ngộ đạo, đâu có cái gì là khác ?

  • Chỉ đem bốn chữ A-di-đà Phật làm câu thoại đầu, suốt mười hai thời (hai mươi bốn giờ) luôn luôn đề khởi, đến chỗ một niệm không sanh, không mắc trong giai cấp vượt thẳng đến cõi Phật.

Tags :
Share :

Related Posts