Type something to search...

Việc lớn sanh tử là khẩn thiết nhất!!!

💀 Lỡ ngày mai chết, bạn sẽ đi về đâu??? 💀

🔥Chết rồi, thiêu xong, cái gì là tánh của ta???🔥

🏴‍☠️ Khi Tứ đại tan rã, hướng về chỗ nào An thân lập mạng??? 🏴‍☠️

Tổ Sư Thiền là gì?

Tổ-sư-thiền là pháp Thiền-trực-tiếp do phật Thích-ca đích thân truyền cho sơ Tổ Ma-ha-ca-diếp, rồi truyền cho nhị Tổ A-nan, tam Tổ Thương-na-hòa-tu, từ Tổ từ Tổ truyền xuống, đến Tổ thứ 28 là Bồ-đề-đạt-ma truyền sang Trung quốc làm sơ Tổ Trung-quốc rồi truyền cho người Trung quốc là nhị Tổ Huệ Khả, tam Tổ Tăng Xán, tứ Tổ Đạo Tín, ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, lục Tổ Huệ Năng... Đến Thầy Thích Duy Lực là đời thứ 88 (kể từ Tổ Ca-diếp).

Tại sao pháp Tham Tổ Sư thiền dễ tu mà người ta không chịu tu?

📌 Vì người ta khó tin, lại cứu lý tìm hiểu; Tổ Sư thiền là không cho cứu lý, không cho tìm hiểu. Nếu tin được thì dễ hơn các pháp môn khác. Nhưng nghịch với tư tưởng người ta, tức là không tin được tự tâm. Họ tưởng là biết nhiều chừng nào tốt chừng nấy, nhưng sự thật hiểu biết đó là chướng ngại, Phật pháp gọi là sở tri chướng. Dẫu cho, hiểu biết của thế gian đã sạch, còn hiểu biết của xuất thế gian cũng là cực vi tế sở tri chướng. Bộ óc không hiểu gọi là phiền não chướng, hiểu rồi gọi là sở tri chướng. Cho nên, người ta khó lãnh hội được chỗ này. Vì cuộc sống hàng ngày đều phải dùng đến bộ óc, bây giờ bỏ hoạt động của bộ óc thì người ta không chịu.

Xã hội ngày nay khoa học tiến bộ, con người không được rảnh rang như người xưa, nên không để ý sự tu, nhất là tu Tổ Sư thiền rất khó, vậy có phải không?

📌 Vì hiểu theo người thế gian, như nhà triết học, nhà khoa học,... thì sự tu của họ lại khó. 'Vì cuộc sống hằng ngày đều phải dùng bộ óc để nghiên cứu triết học hay nghiên cứu khoa học, bất cứ nghiên cứu cái gì đều cũng nhờ bộ óc. 'Nếu bây giờ chấm dứt hoạt động của bộ óc thì người ta phản đối, họ cho “đồ khùng”. Phải rồi, vì theo tư tưởng thế gian là vậy. 'Cho nên, thiền giải đáp công án ở Nhật Bản dễ truyền khắp thế giới. Hiện nay người Trung Quốc cũng đi học thiền giải công án, rồi về dạy cho người Hoa. 'Chùa Cao Mân là Tổ đình của Thiền Tông nhưng cũng lọt vào kiến giải. 'Ngày xưa Ngài Lai Quả không cho người ta giảng công án, khi tôi ở đó thấy đêm nào có vị Trưởng lão đều giảng công án.

Phương pháp tham Tổ sư thiền miên mật không có kẻ hở, nếu có kẻ hở thì vọng tưởng xen vào. 'Vậy những người tham thiền ở công sở phải suy nghĩ thì có thích hợp với họ không?

📌 Thích hợp, ngày đêm là 24 tiếng, nếu có 10 tiếng làm việc thì cứ làm việc, đừng tập tham thiền; còn lại 14 tiếng thì tập tham thiền. 'Khi nào 14 tiếng này tập tham thiền thành quen thuộc tự động. 'Như tập xe đạp, ban đầu hai tay vịn nó cũng ngã lên ngã xuống, sau này hai tay vịn nó không ngã, sau này buông tay cũng không ngã, 'sau này quẹo khỏi cần tay cũng quẹo được. Cần tập cho quen được tự động, lúc đang làm việc tự động thì mình không biết; 'lúc ấy bộ óc không biết, nhưng cái biết của Phật tánh thay thế. Cho nên làm đúng hơn, nhanh và tỉ mỉ hơn.

Thoại Đầu

Nay người tham thiền phải tham thoại đầu, cũng gọi là khán thoại đầu. Khán tức là nhìn, nhìn ngay chỗ vô thỉ vô minh, vô minh tức là mịch mù đen tối, không biết đó là cái gì. Vừa nhìn vừa hỏi, càng hỏi càng cảm thấy không biết, ấy gọi là phát nghi tình. Từ nay ông chỉ cần ngủ vừa thức dậy chấn chỉnh tinh thần, tự hỏi cái ta thức này chủ nhân rốt ráo tại chỗ nào? Cũng chớ nên dứt vọng niệm, nên dùng nhãn căn nhìn thẳng vào chỗ hầm sâu đen tối chẳng trụ hữu vô ấy, đi, đứng, nằm, ngồi chẳng được gián đoạn. An thân lập mạng, tự thệ chuyển một đời ngu si, quyết định phải thấy rõ ràng cái ấy.

?
RẤT MUỐN BIẾT NHƯNG KHÔNG THỂ BIẾT, LÀ CÁI GÌ? KHÔNG BIẾT? GIỮ NGHI TÌNH

?
CÁI TA ĐANG THỨC NÀY - CHỦ NHÂN RỐT RÁO TẠI CHỖ NÀO?

?
KHI CHƯA CÓ TRỜI ĐẤT,... TA LÀ CÁI GÌ?

?
TRƯỚC KHI CHA MẸ CHƯA SANH,... MẶT MŨI BỔN LAI CỦA TA RA SAO?

?
SANH TỪ ĐÂU ĐẾN,... CHẾT ĐI VỀ ĐÂU?

?
CHẲNG PHẢI TÂM,... CHẲNG PHẢI PHẬT,... CHẲNG PHẢI VẬT,... LÀ CÁI GÌ?

?
MUÔN PHÁP VỀ MỘT,... MỘT VỀ CHỖ NÀO?

?
AI ĐANG CÙNG TÔI KÉO TỬ THI ĐẾN?

THẠCH SƯƠNG THẤT KHỨ

(Thiền sư Thạch Sương Khánh Chư)

1 HƯU KHỨ: Đình chỉ tất cả mọi hành vi động tác
2 HIẾT KHỨ: Dứt bặt tất cả kiến giải phân biệt, đối lập như thân với tâm, năng với sở
3 LÃNH TƯU TƯU ĐỊA KHỨ: Dập tắt tất cả sự nhiệt não về mê ngộ, phàm thánh để đạt đến cảnh giới mát rượi
4 NHẤT NIỆM VẠN NIÊN KHỨ: Giữ gìn một niệm như như bất động
5 HÀN KHÔI KHÔ MỘC KHỨ: Không còn mảy may hình thức phân biệt
6 CỔ MIẾU HƯƠNG LƯ KHỨ: Hãy trừ bỏ hết chấp trước, giống như tàn nhang trong miếu xưa bay hết
7 NHẤT ĐIỀU BẠCH LUYỆN KHỨ: Trong quá trình lãnh ngộ Phật pháp, bất luận đối với Chính vị (tiêu biểu cho Không Giới Chân Như), hay Thiên vị (tiêu biểu cho Sắc Giới Hiện Tượng) đều phân minh rõ ràng, không có bất cứ một vết nhơ nghi ngại nào, giống như tấm lụa trắng phau thuần khiết không nhuộm màu vậy